Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPTchuyên năm học 2010 – 2011 môn thi: hoá học

Câu I (2,5 điểm).

 1. Chỉ dùng thêm thuốc thử duy nhất là dung dịch KOH, nêu phương pháp phân biệt các dung dịch sau:

Na2CO3, MgSO4, CH3COOH, C2H5OH

 2. Hoà tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ, không có không khí), thu được dung dịch A. Cho Cu (dư) vào dung dịch A, thu được dung dịch B. Thêm dung dịch NaOH (loãng, dư, không có không khí) vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPTchuyên năm học 2010 – 2011 môn thi: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo
Hưng yên
đề thi chính thức
 Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên 
Năm học 2010 – 2011
Môn thi: Hoá học 
(Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Hoá)
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu I (2,5 điểm).
	1. Chỉ dùng thêm thuốc thử duy nhất là dung dịch KOH, nêu phương pháp phân biệt các dung dịch sau:
Na2CO3, MgSO4, CH3COOH, C2H5OH
	2. Hoà tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ, không có không khí), thu được dung dịch A. Cho Cu (dư) vào dung dịch A, thu được dung dịch B. Thêm dung dịch NaOH (loãng, dư, không có không khí) vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu II (2,0 điểm).
	1. Từ Metan và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) điều chế: Poli Vinyl Clorua; Poli Etilen. 
	2. Cho hỗn hợp A gồm các chất (K2O, Ca(NO3)2, NH4NO3, KHCO3) có số mol bằng nhau vào nước (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đun nóng đến khi không còn khí thoát ra, thu được dung dịch B. Xác định chất tan và môi trường của dung dịch B.
Câu III (2,5 điểm).
	1. Lấy một thanh sắt nặng 16,8 gam cho vào 2 lít dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M. Thanh sắt có tan hết không? Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch thu được sau phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
	2. Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,3M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1, V2. Biết rằng 0,6 lít dung dịch A hoà tan vừa đủ 0,54 gam Al và các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu IV (2,0 điểm).
	Cho 0,81 gam hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức (phân tử chỉ chứa C, H, O) phản ứng vừa đủ với 5 gam dung dịch NaOH 8% thu được 1 muối và 2 rượu là đồng đẳng kế tiếp có số mol bằng nhau. Tìm công thức cấu tạo và tính khối lượng của mỗi este trong hỗn hợp A. Biết rằng một trong hai rượu thu được là rượu etylic.
Câu V (1,0 điểm).
	Cho m gam Fe tác dụng hết với oxi thu được 44,8 gam hỗn hợp chất rắn A gồm 2 oxit (FeO, Fe2O3). Cho toàn bộ lượng hỗn hợp A trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch B và 4,48 lít hỗn hợp khí C (đktc) gồm các sản phẩm khử là NO và NO2, tỉ khối của hỗn hợp C so với H2 là 1. Tính giá trị của m.
Cho: C = 12; H = 1; O = 16; Ag = 108; N = 14; S = 32; Mg = 24; Fe = 56; Ca = 40; 
Na = 23; Cl = 35,5; Cu = 64; Al = 27.
Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
------------- Hết -------------
Họ tên thí sinh:
Số báo danh: ....................Phòng thi số: ...................
Chữ kí của giám thị: ....................................
Sở giáo dục và đào tạo
Hưng yên
đề thi chính thức
 Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên 
Năm học 2010 - 2011
Môn thi: Hoá học 
(Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Hoá)
Hướng dẫn chấm thi
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang)

Câu I: (2,5 điểm)
1. (1,0đ). Nhận biết được mỗi chất được 0,25 đ.
- Dùng KOH nhận biết được MgSO4 (cho kết tủa trắng).
2KOH + MgSO4 Mg(OH)2 + K2SO4
- Dùng MgSO4 nhận biết được Na2CO3 (cho kết tủa trắng).
MgSO4 + Na2CO3 MgCO3 + Na2SO4
- Dùng Na2CO3 nhận biết được CH3COOH (cho khí thoát ra).
Na2CO3 + 2CH3COOH 2CH3COONa + H2O + CO2
- Còn lại là C2H5OH.
2. (1,5đ) Mỗi PTHH đúng được 0,25 đ.
Fe3O4 + 4H2SO4 (loãng) FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Cu + Fe2(SO4)3 2FeSO4 + CuSO4
CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
FeSO4 + 2NaOH Fe(OH)2 + Na2SO4
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O 
Cu(OH)2 CuO + H2O
 0,25 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu II: (2,0 điểm)
1. (1,0 đ). Mỗi PTHH đúng được 0,2 đ
2CH4 2CH CH
- Điều chế PVC. 
CH CH + HCl CH2=CHCl
nCH2=CHCl 
- Điều chế PE.
CH CH + H2 CH2=CH2
nCH2=CH2
2. (1,0 đ)
Đặt số mol các chất trong hỗn hợp là a mol.
K2O + H2O 2KOH (số mol KOH là 2a mol).
KOH + KHCO3 K2CO3 + H2O 
a mol amol amol
KOH + NH4NO3 KNO3 + H2O + NH3
a mol amol amol 
K2CO3 + Ca(NO3)2 2KNO3 + CaCO3
a mol amol 2amol 
- Dung dịch B là dung dịch KNO3.
- Dung dịch B có môi trường trung tính.
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu III: (2,5 điểm)
1.(1, 0 đ)
Số mol Fe là 0,3 mol, số mol AgNO3 là 0,4 mol, số mol Cu(NO3)2 là 0,2 mol.
PTHH: Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag
 0,2mol 0,4mol 0,2 mol 
Số mol Fe còn sau p/ư trên là 0,1 mol. 
 Fe + Cu(NO3)2 Fe(NO3)2 + Cu
 0,1mol 0,1mol 0,1mol
- Sau 2 phản ứng thì Cu(NO3)2 dư => Fe tan hết.
- Dung dịch sau phản ứng gồm:
Số mol Fe(NO3)2 là 0,3 mol => CM của Fe(NO3)2 là 0,3:2 = 0,15 M
Số mol Cu(NO3)2 dư là 0,1 mol => CM của Cu(NO3)2 là: 0,1:2 = 0,05M
2. (1,5 đ)
 V1 + V2 = 0,6 (1)
Số mol H2SO4 là 0,3V1; số mol NaOH là 0,4V2; số mol Al là 0,02 mol.
TH1: H2SO4 dư:
PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
 0,2V2 mol 0,4V2 mol
 3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
 0,03 mol 0,02 mol
Ta có 0,3V1 – 0,2V2 = 0,03. Kết hợp với (1), giải hệ pt ta được V1 = V2 = 0,3 lít.
TH2: NaOH dư.
PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
 0,3V1 mol 0,6V1 mol
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2
0,02 mol 0,02 mol
Ta có: 0,4V2 – 0,6V1 = 0,02. Kết hợp với (1), giải hệ pt ta được:
 V1 = 0,22 lít, V2 = 0,38 lít.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
Câu IV: (2,0 điểm) 
Đặt CT của 2 este là: RCOOR’ và RCOOC2H5, số mol lần lượt là x, y mol.
Số mol NaOH là 0,01 mol.
PTHH: RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH 
RCOOC2H5 + NaOH RCOONa + C2H5OH
Ta có: => 
Khối lượng hỗn hợp 2 este: => 2R + R’ = 45
TH1: R’ là C3H7 => R =1 => 2 este là HCOOC2H5 và HCOOC3H7; khối lượng lần lượt là: 0,37 gam và 0,44 gam.
TH2: R’ là CH3 => R = 15 => 2 este là: CH3COOC2H5 và CH3COOCH3; khối lượng lần lượt là: 0,44 gam và 0,37 gam.
0, 5
0,5
0,5
0,5
Câu V: (1,0 điểm)
Tính được số mol NO và NO2 đều bằng 0,1 mol.
áp dụng BTKL => Khối lượng O2 là: (44,8 – m) gam => Số mol O2 = .
Sơ đồ: Fe hh Add Fe(NO3)3 + hh (NO, NO2).
Cho e
Nhận e
Feo → Fe+3 + 3e
 m/56 3m/56
N+5 + 3e → N+2
 0,3 0,1
N+5 + 1e → N+4
 0,1 0,1
O2 + 4e → 2O-2
áp dụng BT e ta có: = > m = 33,6
0,25
0,5
0,25
Chú ý: 1. Thí sinh có thể làm bài bằng cách khác, nếu đúng vẫn được điểm tối đa.
 2. Nếu phương trình phản ứng thiếu điều kiện, chưa cân bằng thì trừ đi 1/2 số điểm của phương trình đó.
 3. Trong phương trình hoá học có một công thức hoá học sai thì không được điểm của phương trình đó.
 4. Nếu thí sinh tiếp tục sử dụng kết quả sai để làm bài ở các phần tiếp theo thì không tính điểm ở các phần tiếp theo đó.
	5. Những nội dung trên 0,25 đ, học sinh làm đúng đến đâu cho điểm tới đó.
------------- Hết -------------

File đính kèm:

  • docDe chuyen Hoa Hung Yen 2010.doc