Kỳ thi thử đại học, cao đẳng lần 27 môn thi: Sinh học

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Câu 1: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là

A. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột

B. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định

C. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể

D. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể định hướng quá trình tiến hoá

Câu 2: Để nhân nhanh các giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen người ta dùng công nghệ tế bào nào?

A. Nuôi cấy hạt phấn.

B. Nuôi cấy tế bào.

C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

D. Dung hợp tế bào trần.

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi thử đại học, cao đẳng lần 27 môn thi: Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tượng tự tỉa thưa diễn ra khi nào?
A. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản. Do đó kích thước quần thể giảm phù hợp với điều kiện môi trường.
B. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, tăng mức sinh sản. Do đó kích thước quần thể giảm phù hợp với điều kiện môi trường.
C. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, tăng mức sinh sản. Do đó kích thước quần thể tăng phù hợp với điều kiện môi trường.
D. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau, làm tăng mức tử vong, giảm mức sinh sản. Do đó kích thước quần thể tăng phù hợp với điều kiện môi trường.
Câu 18: Điều nào không phải là sự khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thật so với sinh vật nhân sơ
A. Có hai giai đoạn là tổng hợp mARN sơ khai và trưởng thành.
B. Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi polypeptit.
C. Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một số loại chuỗi polypeptit.
D. Phiên mã ở sinh vật nhân thực có nhiều loại ARN polimeraza tham gia. Mỗi quá trình phiên mã tạo ra mARN, tARN và rARN đều có ARN polimeraza riêng xúc tác.
Câu 19: Trong quần thể khởi đầu có tần số tương đối của A ở phần đực là 0,6 tần số tương đối của a ở phần cái là 0,2 thì sự cân bằng di truyền của quần thể sẽ đạt được
A. Sau 3 thế hệ ngẫu phối	B. Sau 1 thế hệ ngẫu phối
C. Sau 2 thế hệ ngẫu phối	D. Sau nhiều thế hệ ngẫu phối
Câu 20: Điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần số hoán vị gen không vượt quá 50%?
A. Các gen có xu hướng không liên kết với nhau.
B. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo.
C. Các gen có xu hướng liên kết là chủ yếu.
D. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa 2 sợi crômatit của cặp tương đồng.
Câu 21: Điều nào dưới đây không đúng đối với ảnh hưởng của giới tính đến sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gen ở các ví dụ sau đây?
A. Ở dê, thể dị hợp biểu hiện râu xồm ở con đực, không biểu hiện ở con cái.
B. Kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu cái và không sừng ở cừu đực.
C. Ở người, kiểu gen Bb biểu hiện hói đầu ở nam, còn ở nữ thì không biểu hiện.
D. Kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái.
Câu 22: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 đỏ : 1 trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?
A. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn	B. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P
C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1	D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2
Câu 23: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN
A. Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.
B. Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’
C. Di chuyển một cách ngẫu nhiên.
D. Theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia
Câu 24: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là
A. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này.
B. Giải thích thành công sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi.
C. Giải thích được sự hình thành loài mới.
D. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng:
A. Các đoạn ADN được cắt ra từ 2 phân tử ADN cho và nhận sẽ nối lại với nhau nhờ xúc tác của enzym ADN –ligaza
B. ADN dùng trong kỹ thuật tái tổ hợp được phân lập từ các nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo
C. ADN tái tổ hợp tạo ra do kết hợp các đoạn ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài, có thể rất xa nhau trong hệ thống phân loại
D. Có hàng trăm loại ADN – restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt các phân tử ADN ở các vị trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ các tế bào động vật bậc cao
Câu 26: Điều hòa hoạt động của gen ở cấp độ phiên mã thực chất là
A. Điều khiển lượng mARN được tạo ra.	B. Loại bỏ protein chưa cần.
C. Điều hòa thời gian tồn tại của ARN	D. Ổn định số lượng gen trong hệ gen.
Câu 27: Khi lai 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phấn nhau được F2 có 176 cây hoa đỏ và 128 cây hoa trắng. Xác suất để ở F2 xuất hiện 3 cây trên cùng một lô đất có thể gặp ít nhất một cây hoa đỏ là
A. 3/4	B. 6/16	C. 9/16	D. 0,9163
Câu 28: Một hệ thực nghiệm chỉ có tảo lục và vi sinh vật phân hủy sống trong môi trường vô sinh được xác định là
A. Hệ sinh thái.	B. Quần xã sinh vật.
C. Quần thể sinh vật.	D. Một tổ hợp sinh vật khác loài.
Câu 29: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại cổ sinh là gì?
A. Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống.
B. Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật.
C. Sự xuất hiện lưỡng cư và bò sát.
D. Sự xuất hiện quyết trần.
Câu 30: Vì sao trong một sinh cảnh xác định, khi số loài tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi? Vì
A. Sự cạnh tranh khác loài mạnh mẽ.	B. Sự phân chia nguồn sống.
C. Sự cạnh tranh cùng loài mạnh mẽ.	D. Sự phân chia khu phân bố.
Câu 31: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết LaMac là
A. Chứng minh sinh giới ngày nay là sản phẩm của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp.
B. Quan niệm những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác động của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ.
C. Đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn.
D. Nêu lên vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của sinh vật.
Câu 32: Đột biến gen luôn tạo ra:
A. Alen mới
B. Một locus mới
C. Sự thay đổi về chức năng của protein mà nó mã hóa
D. Sự thay đổi về số lượng hoặc trình tự của các axitamin trong chuỗi polypeptit
Câu 33: Tháp sinh thái dạng ngược ( đỉnh ở dưới) thường gặp ở quan hệ
A. Cỏ - Động vật ăn cỏ.	B. Ức chế - Cảm nhiễm.
C. Vật chủ - Kí sinh vật.	D. Con mồi - Thú ăn thịt.
Câu 34: Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng cùng loài được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỷ lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn là cá cái. Kiểu gen của P sẽ như thế nào?
A. ♂aa x ♀AA	B. ♂ AA x ♀ aa	C. ♂ XaY x ♀ XAXA	D. ♂XAXA x ♀XaY
Câu 35: Một cặp vợ chồng bình thường (đều có bố bị bệnh A) sinh con gái bị bệnh A . Xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra 3 đứa con gái đầu bị bệnh A hai đứa con trai sau bình thường là
A. 0,2747%	B. 4,69%
C. 28,125%	D. Không có đáp án đúng
Câu 36: Sự cách ly giữa hai nòi được thể hiện bằng
A. Dòng gen rất hiếm diễn ra.	B. Dòng gen vẫn diễn ra dễ dàng.
C. Dòng gen không diễn ra.	D. Dòng gen ít diễn ra.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học
A. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hứu cơ đơn giản đến phức tạp như axitamin, nucleotit
B. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
C. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thuyết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm
D. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2
Câu 38: Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?
A. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
B. Làm thay đổi tần số các alen và kiểu gen trong quần thể.
C. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.
D. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
Câu 39: Nhóm loài ưu thế là
A. Nhóm loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
B. Nhóm loài có vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó.
C. Nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp., nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
D. Nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
Câu 40: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của định luật Hacdi-Vanbec?
A. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa.
B. Có thể suy ra tỷ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỷ lệ các loại kiểu hình.
C. Từ tỷ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể.
D. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài.
II. PHẦN RIÊNG - Thí sinh chỉ làm 1 trong 2 phần: phần I (từ câu 41 đến câu 50) hoặc phần II (từ câu 51 đến câu 60).
Phần I: Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50):
Câu 41: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì?
A. Chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến.
B. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không.
C. Trong cơ thể sẽ có hai dòng tế bào: dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.
D. Tất cá các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
Câu 42: Hãy chọn câu đúng trong số các câu sau đây nói về đột biến điểm
A. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
B. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
C. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.
D. Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nucleotit là ít gây hại nhất.
Câu 43: Giả sử màu da người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kỳ làm tăng lượng mêlanin nên da xẫm hơn. Nếu 2 người cùng có kiểu gen AaBbDd kết hôn thì xác suất đẻ con da trắng là
A. 1/16	B. 1/64	C. 3/256	D. 9/128
Câu 44: Cho 2 thứ đậu thuần chủng lai với nhau được F1, cho F1 tự thụ thu được 541 hạt đen trơn, 210 hạt đen nhăn, 209 hạt trắng trơn, 40 hạt trắng nhăn. Kiểu gen của P là
A. Ab/Ab x aB/aB	B. AB/AB x ab/ab	C. AABB x aabb	D. Aabb x aaBB
Câu 45: Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì
A. Nếu không có thể truyền thì khó có thể th

File đính kèm:

  • docluye thi dai hoc mon sinh.doc