Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2006-2007 môn thi: hóa học - lớp: 9

Câu 1. (6,5 điểm)

1. Khi cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được dung dịch X1 và khí X2. Thêm vào X1 một ít tinh thể NH4Cl rồi tiếp tục đun nóng thấy tạo thành kết tủa X3 và có khí X4 thoát ra. Xác định X1, X2 , X3 , X4. Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng xảy ra.

2. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, H và hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:

 

doc84 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2006-2007 môn thi: hóa học - lớp: 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi, được 12,92g hỗn hợp 2 Oxít.
 Cho khí C hấp thụ hoàn toàn vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,075M, sau khi phản ứng xong, lọc lấy dung dịch, thêm nước vôi trong đủ để kết tủa hết các ion trong dung dịch thu được 14,85g kết tủa.
1/ Tính thể tích khí C ở đktc.
2/ Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Câu VI (5,0 điểm)
1/ Rượu A có công thức: CnH2n + 1OH, trong phân tử Rượu B hơn Rượu A một nhóm – CH2.
Cho 11g hỗn hợp 2 rượu trên tác dụng với Na thì thu được 3,36 lít H2 (ở đktc).
 a/ Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của 2 rượu. 
 b/ Tính khối lượng của mỗi rượu trong hỗn hợp.
2/ Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau.
Etilen Rượu etylic Axít axêtic Etyl axêtat Natri axêtat Mêtan Axêtilen Vinyl clorua Poli vinyl clorua.
...........Hết..........
(Cho: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu =64; Ba = 137)
Đề số 19:
 Môn thi: Hoá Học
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I (7,0 điểm)
1/ Nhiệt phân một lượng MgCO3 trong một thời gian, được chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được dung dịch C. Dung dịch C có khả năng tác dụng được với dung dịch (BaCl2 và KOH). Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư lại thu được khí B và một dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được muối khan E. Điện phân nóng chảy E được kim loại M . Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên và xác định A, B, C, D, E, M.
2/ Chỉ được dùng thêm 2 loại hoá chất tự chọn. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết 5 chất bột đựng riêng biệt trong 5 lọ mất nhãn gồm: Mg(OH)2, Zn(OH)2, BaCl2, Na2CO3, NaOH.
3/ Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe, Cu.
4/ Viết các phương trình hoá học thể hiện theo sơ đồ chuyển hoá sau.
CaCO3 CaO CaC2 C2H2 C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COONaCH4 CO2 Ba(HCO3)2.
5/ Chỉ được dùng hai thuốc thử bên ngoài để nhận biết 4 chất sau đựng trong các lọ bị mất nhãn: axit axetic, benzen, đường glucozơ, rượu etylic.
Câu II (4,0 điểm)
1/ Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B có tỉ lệ khối lượng là 1:1. Trong 33,6g hỗn hợp X này số mol 2 kim loại A, B khác nhau 0,0375 mol. Biết hiệu MA – MB = 8 (g)
a/ Xác định A, B trong hỗn hợp X.
b/ Lấy một nửa lượng X đã dùng ở trên cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Tính lượng muối thu được.
2/ Đốt cháy hoàn toàn 10,08 lit hỗn hợp khí gồm C2H6 và CH4 thu được 14,56 lít khí CO2 (Các thể tích khí đo ở đktc).
a/ Tìm thành phần % theo thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp.
b/ Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy ở trên đi qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được a(g) chất kết tủa. Tìm a.
Câu III (5,0 điểm) 
 Hòa tan 1,97g hỗn hợp Zn, Mg, Fe trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 1,008l khí ở đktc và dung dịch A. Chia A thành 2 phần không bằng nhau.
Phần 1 cho kết tủa hoàn toàn với 1 lượng vừa đủ dung dịch xút, cần 300ml dd NaOH 0,06M. Đun nóng trong không khí, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được 0,562g chất rắn.
Phần 2 cho phản ứng với NaOH dư rồi tiến hành giống như phần 1 thì thu được chất rắn có khối lượng a (g). Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp và giá trị của a.
Câu IV (4,0 điểm) 
 Trung hoà 13,4g hỗn hợp X gồm 2 axít no, đơn chức, mạch hở bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 21g hỗn hợp muối khan. 
1/ Tìm tổng số mol hỗn hợp X.
2/ Cần bao nhiêu lít khí oxi ở đktc để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X.
3/ Xác định công thức cấu tạo của mỗi axít và tính khối lượng từng axít trong hỗn hợp X. Biết rằng 2 axit trên là đồng đẳng kế tiếp.
(Cho: H = 1 ; C = 12 ; O = 16 ; Mg = 24 ; Cl = 35,5 ; K = 39 ; Fe = 56 ; Cu = 64 ; Zn = 65)
Đề số 19:
 Môn thi: Hoá Học
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I (6,0 điểm) 
1/ Nêu các hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học minh hoạ khi.
a/ Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
b/ Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
c/ Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
d/ Cho từ từ khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
2/ không dùng thêm hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3, Ba(HCO3)2.
3/ Bằng phương pháp hoá học hãy tách 3 muối KCl, AlCl3, FeCl3 ra khỏi nhau trong hỗn hợp dung dịch gồm các dung dịch trên.
4/ Nhiệt phân một lượng MgCO3 trong một thời gian thu được một chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được dung dịch C. Dung dịch C có khả năng tác dụng được với BaCl2 và KOH. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư lại thu được khí B và một dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được muối khan E. Điện phân nóng chảy E được kim loại M.
Xác định A, B, C, D, E, M và Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
Câu II (5,0 điểm) 
1/ Nung 29,4g Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao thu được CuO, cân chất rắn B thu được sau phản ứng được 25,8g. Tính số nguyên tử oxi có trong B.
2/ Đốt cháy hoàn toàn một hiđrô cacbon(X), thu được 6,72 lít CO2 và 5,4g H2O. Biết 1 lít khí (X) nặng 1,26g (thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
a/ Xác định công thức phân tử của hiđrô cacbon(X).
b/ Viết các phương trình điều chế poli etilen; rượu etylic; axít axêtic từ (X) và ghi rõ điều kiện.
3/ a - Viết công thức cấu tạo có thể có của C4H8, C2H4O2, C3H8O.
 b - Có các chất khí sau C2H6, C2H2, C2H4, CO2, N2, O2. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất trên.
Câu III (4,0 điểm) 
 Cho 200ml dung dịch gồm (MgCl2 0,3M; AlCl3 0,45M; HCl 0,55M) tác dụng hoàn toàn với V(lit) dung dịch C chứa (NaOH 0,02M ; và Ba(OH)2 0,01M). Hãy tính V(lit) để thu được lượng kết tủa lớn nhất và nhỏ nhất. Tính lượng kết tủa đó Giả sử khi Mg(OH)2 kết tủa thì Al(OH)3 tan trong kiềm không đáng kể)
Câu IV (5,0 điểm) 
 Đốt cháy hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ (A) và (B) khác dãy đồng đẳng, trong đó (A) hơn (B) một nguyên tử cacbon, người ta chỉ thu được H2O và 9,24 gam CO2. Biết tỷ khối hơi của X đối với H2 là dX/H2 = 13,5. Tìm công thức của (A), (B) và tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong X.
(Cho: H = 1 ; C = 12 ; O = 16 ; Na = 23, Mg = 24 ; Cl = 35,5 ; Al = 27 ; Ba = 137 ; Cu = 64)
Đề số 20:
 Môn thi: Hoá Học
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I: (6,0 điểm) 
1/ Hoà tan hỗn hợp gồm Na2CO3 và KHCO3 vào nước được dung dịch A. Dung dịch B là axit HCl.
a/ Cho từ từ dung dịch axit HCl vào dung dịch A đến khi không thấy dáu hiệu của phản ứng.
b/ Cho từ từ dung dịch axit HCl vào dung dịch A thì thu được dung dịch C và khí E. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch C thì thấy có kết tủa trắng xuất hiện.
c/ Cho từ từ dung dịch A vào dung dịch axit HCl thì thấy có khí thoát ra.
Hãy viết các PTHH xảy ra trong các thí nghiệm ở trên.
2/ Có một miếng Na để ngoài không khí ẩm trong một thời gian biến thành sản phẩm A. Cho A tan trong nước được dung dịch B. Cho dung dịch B lần lượt vào các dung dịch NaHSO4, NaHCO3, CaCl2, (NH4)2SO4, AlCl3. Viết các phương trình phản ứng và giải thích quá trình thí nghiệm.
3/ Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp của chúng gồm Al2O3; Fe2O3; SiO2.
4/ Chỉ có nước và khí CO2 hãy trình bày cách phân biệt 5 chất bột màu trắng sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Viết phương trình hoá học minh hoạ.
5/ Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ biến hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có).
 K2CO3 
 ( 2 ) ( 3 )
 K ( 1 ) KOH ( 8 ) ( 9 ) KCl ( 6 ) KNO3 ( 7 ) KNO2 
 ( 4 ) ( 5 )
 KHCO3 
Câu II (5,0 điểm)
1/ Viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử: C3H6O2, C3H8O, C3H6, C5H10
2/ Chất A có công thức phân tử C2H6 .Xác định công thức cấu tạo của các chất B, C, D, E, F và hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ phản ứng sau:
C2H6 BC D E F CH4
3/ Đốt cháy 1 lít hỗn hợp gồm 2 Hiđrô cacbon ở thể khí thu được 1,6 lít khí CO2 và 1,4 lít hơi nước. Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định 2 chất và thành phần % về số mol của mỗi chất trong hỗn hợp.
4/ Bằng phương pháp hoá học hãy nêu cách phân biệt 5 chất khí sau: CO, NO, C2H2, SO2 và CO2.
Câu III (4,0 điểm) 
 Khi cho a gam Fe vào trong 400 ml dung dịch HCl, sau khi phản ứng kết thúc đem cô cạn dung dịch thu được 6,2 gam chất rắn X.
 Nếu cho hỗn hợp gồm a gam Fe và b gam Mg vào trong 400 ml dung dịch HCl thì sau phản ứng kết thúc thu được 896 ml H2 (đktc) và cô cạn dung dịch thì thu được 6,68 gam chất rắn Y. Tính a, b, nồng độ mol của dung dịch HCl và thành phần khối lượng các chất trong X, Y (giả sử Mg không phản ứng với nước và khi phản ứng với axit Mg phản ứng trước, hết Mg mới đến Fe. Cho biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn).
Câu IV (5,0 điểm)
1/ Hỗn hợp khí X gồm một hiđrôcacbon A mạch hở và H2. Đốt cháy hoàn toàn 8 gam X thu được 22 gam khí CO2. Mặt khác 8 gam X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch Br2 1M. Xác định CTPT của A và tính thành phần % về thể tích của mỗi chất trong X.
2/ Hỗn hợp khí Y gồm một hiđrôcacbon B mạch hở và H2 có tỉ khối so với mêtan bằng 0,5. Nung nóng hỗn hợp Y có bột Ni làm xúc tác đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với oxi 
bằng 0,5. Xác định CTPT của B, Tính thành phần % theo thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp Y.
(Cho: H = 1; C = 12; O = 16; Fe = 56; Mg = 24; Br = 80; Cl = 35,5)
Đề số 21:
 Môn thi: Hoá Học
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I: (6,0 điểm) 
1/ Hoà tan hỗn hợp gồm Na2CO3 và KHCO3 vào nước được dung dịch A. Dung dịch B là axit HCl.
a/ Cho từ từ dung dịch axit HCl vào dung dịch A đến khi không thấy dáu hiệu của phản ứng.
b/ Cho từ từ dung dịch axit HCl vào dung dịch A thì thu được dung dịch C và khí E. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch C thì thấy có kết tủa trắng xuất hiện.
c/ Cho từ từ dung dịch A vào dung dịch axit HCl thì thấy có khí thoát ra.
Hãy viết các PTHH xảy ra trong các thí nghiệm ở trên.
2/ Có một miếng Na để ngoài không khí ẩm trong một thời gian biến thành sản phẩm A. Cho A tan tro

File đính kèm:

  • doc27 De Thi Hoc Sinh Gioi Hoa Hoc.doc
Giáo án liên quan