Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2006 - 2007 môn Hóa học 9

Câu 1 : (6 điểm)

1- Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử của nguyên tố A và B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố gì ?

Cho biết điện tích hạt nhân của một số nguyên tố sau :

ZN = 7 ; ZNa = 11; ZCa = 20 ; ZFe = 26 ; ZCu = 29 ; ZC = 6 ; ZS = 16.

2 - Hợp chất của A và D khi hoà tan trong nước cho một dung dịch có tính kiềm. Hợp chất của B và D khi hoà tan trong nước cho dung dịch E có tính axit yếu. Hợp chất A, B, D không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch E. Xác định hợp chất tạo bởi A và D; B và D; A,B,D. Viết phương trình phản ứng.

3 - Một số nguyên nhân của sự hình thành canxicacbonat trong thạch nhũ ở các hang động đá vôi tuỳ thuộc vào thực tế vì canxihiđrocacbonat là :

a, Chất kết tinh và có thể sủi bọt khí.

b, Có thể tan và không bền.

c, Dễ bay hơi và có thể chảy rữa.

d, Chất kết tinh và không tan.

 

doc6 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2006 - 2007 môn Hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
§Ò dù bÞ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
N¨m häc 2006-2007
M«n thi: Hãa häc - Líp: 9 THCS
Ngµy thi: 28/03/2007. 
Thêi gian: 150 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò thi)
§Ò thi nµy cã 1 trang gåm 4 c©u.
Câu 1 : (6 điểm) 
1- Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử của nguyên tố A và B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố gì ? 
Cho biết điện tích hạt nhân của một số nguyên tố sau : 
ZN = 7 ; ZNa = 11; ZCa = 20 ; ZFe = 26 ; ZCu = 29 ; ZC = 6 ; ZS = 16. 
2 - Hợp chất của A và D khi hoà tan trong nước cho một dung dịch có tính kiềm. Hợp chất của B và D khi hoà tan trong nước cho dung dịch E có tính axit yếu. Hợp chất A, B, D không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch E. Xác định hợp chất tạo bởi A và D; B và D; A,B,D. Viết phương trình phản ứng.
3 - Một số nguyên nhân của sự hình thành canxicacbonat trong thạch nhũ ở các hang động đá vôi tuỳ thuộc vào thực tế vì canxihiđrocacbonat là : 
a, Chất kết tinh và có thể sủi bọt khí.
b, Có thể tan và không bền.
c, Dễ bay hơi và có thể chảy rữa.
d, Chất kết tinh và không tan.
Câu 2 : (4 điểm) 
1 - Tìm các chất A,B,C,D,E (hợp chất của Cu) trong sơ đồ sau và viết phương trình hoá học : 
Cu
A B C D 
B C A E 
2 - Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết 4 chất rắn : Na2O, Al2O3, Fe2O3, Al chứa trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 3 : (4 điểm) 
Cho 27,4 g Ba vào 400 g dung dịch CuSO4 3,2 % thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a, Tính thể tích khí A (đktc).
b, Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ? 
c, Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch C.
Câu 4 : (6 điểm) 
A là hỗn hợp gồm rượu Etylic và 2 axit hữu cơ kế tiếp nhau có dạng CnH2n+1COOH và Cn+1H2n+3COOH. Cho 1/2 hỗn hợp A tác dụng hết với Na thoát ra 3,92 lít H2 (đktc). Đốt 1/2 hỗn hợp A cháy hoàn toàn, sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì có 147,75g kết tủa và khối lượng bình Ba(OH)2 tăng 50,1 g . 
a, Tìm công thức 2 axit trên . 
b, Tìm thành phần hỗn hợp A.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HOÁ HỌC 9
Câu 1 : (6 điểm) 
1 - (3 điểm) 
Gọi Z, N, E và Z', N', E' là số hạt proton, nơtron, electron của hai nguyên tử A, B. Ta có các phương trình : (0,5 điểm)
 Z + N + E + Z' + N' + E' = 78 . 	
hay : (2Z + 2Z' ) + (N + N') = 78 (1)	 (0,5 điểm)
 (2Z + 2Z' ) - (N + N') = 26 (2) (0,5 điểm)
 (2Z - 2Z' ) = 28 
 hay : (Z - Z' ) = 14 (3) (0,5 điểm)
Lấy (1) + (2) sau đó kết hợp với (3) ta có : Z = 20 và Z' = 6 (0,5 điểm)
Vậy các nguyên tố đó là : A là Ca ; B là C . (0,5 điểm)
 2 - (2 điểm) 
Hợp chất của A và D hoà tan trong nước cho một dung dịch có tính kiềm : Hợp chất của A và D là CaO . 	 (0,25 điểm)
Hợp chất của B và D khi tan trong nước cho dung dịch E có tính axit yếu : Hợp chất của B và D là CO2 . 	 (0,25 điểm)
Hợp chất A, B, D không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch E. Vậy hợp chất đó là CaCO3 . 	 (0,5 điểm)
PTHH : CaO + H2O Ca(OH)2
 (r) (l) (dd) 
 (1 điểm)
 CO2 + H2O H2CO3
 (k) (l) (dd)
 CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 
 (r) (k) (l) (dd) 
3 - (1 điểm) 
Do Ca(HCO3)2 có thể tan được dễ bị phân huỷ cho CO2. Do đó câu trả lời đúng là b. (1 điểm)
Câu 2 : (4 điểm) 
1 - (2 điểm) 
Chọn đúng chất, phù hợp với yêu cầu đề bài. (0,5 điểm) 
Viết đúng các phương trình : (1,5 điểm) 
Học sinh làm đúng theo sơ đồ khác vẫn cho điểm tối đa .
A - Cu(OH)2 B- CuCl2 C - Cu(NO3)2 D- CuO E - CuSO4
 (1) (2) (3) (4)
Cu(OH)2 CuCl2 Cu(NO3)2 CuO 
Cu
	 (5)	(6)	 (7)	 (8)	
CuCl2 Cu(NO3)2 Cu(OH)2 CuSO4
(1) Cu(OH)2 + 2 HCl CuCl2 + 2 H2O 
(2) CuCl2 + 2AgNO3 2AgCl + Cu(NO3)2 
 t0
(3) 2Cu(NO3)2 2CuO + 4 NO2 + O2 
 t0
(4) CuO + H2 Cu + H2O 
(5) CuCl2 + 2AgNO3 2AgCl + Cu(NO3)2
(6) Cu(NO3)2 + 2 NaOH Cu(OH)2 + 2 NaNO3 
(7) Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O 
(8) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu .
Các chất trong PTHH phải ghi đầy đủ trạng thái chất mới cho điểm tối đa.
2 - Lấy một ít mỗi chất rắn cho vào từng ống nghiệm chứa nước.
Chất rắn nào tan là Na2O 
	Na2O + H2O 2NaOH 
	 (r) (l) (dd) 
* Lấy một ít mỗi chất rắn còn lại cho vào từng ống nghiệm chứa dung dịch NaOH thu được ở trên :
Chất nào tan và có bọt khí thoát ra là Al .
	2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 
 (r) (dd) (l) (dd) (k) 
Chất nào chỉ tan là Al2O3 
	Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O 
 (r) (dd) (dd) (l) 
Chất nào không tan là Fe2O3 .
Nhận biết được mỗi chất 0,5 điểm.
Câu 3 : (4 điểm) 
Các phương trình ghi đầy đủ trạng thái chất mới cho điểm tối đa .
PTHH :
Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2 	 (1) 
Ba(OH)2 + CuSO4 BaSO4 + Cu(OH)2 (2) 
 (1 điểm)
 t0
BaSO4 BaSO4 
 t0
Cu(OH)2 CuO + H2O (3) 
(0,5 điểm)
nBa = = 0,2 mol
 nCuSO4 = = 0,08 mol 
Từ (1) ta có: 
VH2 = VA = 0,2 x22,4 = 4,48 lít . (0,5 điểm)
Từ (2) và (3) chất rắn gồm BaSO4 và CuO vì Ba(OH)2 dư nên: 
	nBaSO4 = nCu(OH)2 = nCuO = 0,08 mol 
	m chất rắn = 0,08.233 + 0,08. 80 = 25,04 (g) (1 điểm) 
Trong dung dịch C chỉ còn Ba(OH)2 
mdd = 400 + 27,4 - 0,2 . 2 - 0,08 .233 - 0,08 .98 = 400,52 (g) 
C% Ba(OH)2 = 5,12 % (1 điểm)
Câu 4: (6 điểm) 
Điểm viết đúng các phương trình hoá học là 1,5 điểm.
	nH2 = = 0,175 (mol) 
PT phản ứng : 
	2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 	(1) 
	2CnH2n+1 COOH +2Na 2CnH 2n+1COONa + H2 (2) 
2Cn+1H2n+3 COOH +2Na 2Cn+1H2n+3COONa + H2 (3) 
Biện luận theo trị số trung bình .
Tổng số mol 3 chất trong 1/2 hỗn hợp = 0,175.2= 0,35 (mol) (0,5 điểm)
 t0 
C2H6O + 3O2 2CO2 + 3H2O (4)
 t0 
CxH2xO2 + O2 xCO2 + xH2O (5) 
Chất kết tủa là BaCO3 nBaCO3 = = 0,75 (mol) 
PT : CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O (6) 
Theo PT (6) ta có : nCO2 = nBaCO3 = 0,75 (mol) 
 mCO2 = 0,75 x44 = 33(g) (0,5 điểm) 
 mH2O = m tăng - mCO2 
 mH2O = 50,1 - 33 = 17,1 (g) 
 nH2O = = 0,95 (mol) (0,5 điểm)
Từ PT (4) ta thấy ngay : 
Số mol rượu C2H5OH = 0,95 - 0,75 = 0,2 ( mol) (0,5 điểm)
Theo PT (4) ta thấy số mol CO2 tạo ra là 
nCO2 = 2.nC2H5OH = 2.0,2 = 0,4 (mol) 
Suy ra : 2 a xít cháy tạo ra 0,75 - 0,4 = 0,35 (mol CO2) (0,5 điểm)
Từ PT (4) ta thấy nH2O = 3.nC2H5OH = 3.0,2 = 0,6 (mol) 
Suy ra 2 axit cháy tạo ra : 0,95 - 0,6 = 0,35 mol H2O (0,5 điểm)
Với số mol 2axit = 0,35 - 0,2 = 0,15 x = 0,35 : 0,15 = 2,33
(x là số mol trung bình giữa n+1 và n+2) 2 axit là CH3COOH và C2H5COOH. 	 (0,5 điểm) 
 Gọi số mol CH3COOH, C2H5COOH trong 1/2 A là a, b . 
Theo phương trình đốt cháy ta có :
n2 axit = 0,15mol = a + b .
nCO2 sinh ra = 2a + 3 b = 0,35 . Giải ra ta có : a = 0,1; b = 0,05 .
Vậy hỗn hợp có 0,2 mol CH3COOH là 12 g và 0,10 mol C2H5COOH là 7,4g
 (1điểm)
Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
C = 12 ; H= 1 ; S = 32 ; Cu = 64 ; O = 16 ; Ba = 137.
Thí sinh được sử dụng máy tính và hệ thống tuần hoàn khi làm bài.
 (Đề thi gồm 2 trang, đáp án gồm 4 trang )

File đính kèm:

  • docde2.doc