Kiểm tra học kì i năm học 2013 – 2014 môn: giáo dục công dân 7

 I/ TRẮC NGHIỆM. (4 điểm)

 Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Câu 1. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?

A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.

B. Che giấu khuyết điểm của bản thân.

C. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.

D. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình.

Câu 2. Biểu hiện nào sau đây nói lên tính giản dị?

A. Làm việc gì cũng sơ sài, cẩu thả.

B. Tổ chức sinh nhật linh đình.

C. Nói năng cộc lốc, trống không.

D. Đối xử với mọi người luôn chân thành cởi mở.

Câu 3. Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Trâu buộc ghét trâu ăn.

D. Thương người như thể thương thân.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì i năm học 2013 – 2014 môn: giáo dục công dân 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG GIANG
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Họ và tên : ………………………..… 
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN: Giáo dục công dân 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời phê của giáo viên
 I/ TRẮC NGHIỆM. (4 điểm)
 Khoanh tròn vào câu trả lời đúng. 
Câu 1. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?
Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.
Che giấu khuyết điểm của bản thân.
Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.
Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình.
Câu 2. Biểu hiện nào sau đây nói lên tính giản dị?
Làm việc gì cũng sơ sài, cẩu thả.
Tổ chức sinh nhật linh đình.
Nói năng cộc lốc, trống không.
Đối xử với mọi người luôn chân thành cởi mở.
Câu 3. Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?
Lá lành đùm lá rách.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Trâu buộc ghét trâu ăn.
Thương người như thể thương thân.
Câu 4. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?
Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.
Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.
Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
Anh em bất hòa.
Câu 5. Biểu hiện nào sau đây thể hiện lòng khoan dung?
 A. Hay đổ lỗi cho người khác.
 B. Bỏ qua lỗi cho bạn khi bạn đã biết lỗi và sửa sai.
 C. Hay chê bai người khác.
 D. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý. 
Câu 6. Trong những câu dưới đây theo em câu nào thể hiện tôn sư trọng đạo?
 A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
 B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
 C. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
 D. Cây ngay không sợ chết đứng.
Câu 7. Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những ý kiến dưới đây? 
Ý kiến
Đúng
Sai
1. Đoàn kết là sự liên kết của một nhóm người nhằm đối lập với những người khác.
2. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.
3. Đoàn kết giúp cho con người gần gũi, thân ái với nhau, tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc sống.
4. Đoàn kết tạo nên những kinh nghiệm phối hợp, sự nhiệt tình, hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ.
II/ TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Thế nào là tự trọng? Vì sao, ở mỗi người cần phải có lòng tự trọng? (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
 a. Theo em, có phải gia đình giàu có thì lúc nào cũng hạnh phúc không? Vì sao?
 b. Để xây dựng gia đình mình trở thành một gia đình văn hóa, em cần phải làm gì?
Câu 3. Cho tình huống sau.(3 điểm)
 Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dính mực vào vở của Lan, Lan nổi cáu, mắng Hằng vô ý thức và cố ý vẩy mực vào áo Hằng.
 a. Em có nhận xét gì thái độ, hành vi của Lan?
 b. Nếu em là Lan, khi Hằng vô tình làm dính mực vào vở của mình, em sẽ xử sự như thế nào?
BÀI LÀM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MA TRẬN
Mức độ
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Sống giản dị.
- Biểu hiện của sự giản dị.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
0.5đ
5%
Số câu:1 câu
Số điểm:0.5đ
Tỉ lệ: 5%
2. Trung thực.
- Biểu hiện của trung thực.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
0.5đ
5%
Số câu: 1 câu
Số điểm:0.5đ
Tỉ lệ: 5%
3.Yêu thương con người.
- Thế nào là yêu thương con người.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
0.5đ
5%
Số câu: 1 câu
Số điểm:0.5đ
Tỉ lệ: 5%
4. Xây dựng gia đình văn hóa.
- Biểu hiện của một gia đình có văn hóa.
- Hiểu thế nào là một gia đình văn hóa.
- Vận dụng kiến thức đã học vào xây dựng gia đình văn hóa.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
0.5đ
5%
1/2 câu
1đ
10%
1/2 câu
1đ
10%
Số câu: 2 câu
Số điểm:2.5đ
Tỉ lệ: 25%
5. Khoan dung.
- Biểu hiện của khoan dung.
- Giải quyết 1 tình huống trong thực tế.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1 câu
0.5đ
5%
1 câu
3đ
30%
Số câu: 2 câu
Số điểm:3.5đ
Tỉ lệ: 35%
6. Tôn sư trọng đạo.
- Biết được thế nào là tôn sư trọng đạo.
.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
0.5đ
5%
Số câu: 1 câu
Số điểm:0.5đ
Tỉ lệ: 5%
7. Đoàn kết, tương trợ
- Biết được thế nào là đoàn kết, tương trợ.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
1đ
10%
Số câu: 1 câu
Số điểm: 1đ
Tỉ lệ: 10%
8. Tự trọng.
- Biết được thế nào là tự trọng.
- Vì sao cần phải có lòng tự trọng.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1/2 câu
0.5đ
5%
1/2câu
0.5đ
5%
Số câu: 1 câu
Số điểm: 1đ
Tỉ lệ: 10%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
7câu
4đ
40%
1/2câu
0.5đ
5%
1 câu
1.5đ
15%
1/2câu
1đ
10%
1câu
3đ
30%
Tổng 
Số câu:10câu 
Số điểm: 10đ
Tỉ lệ: 100%
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÔN GDCD LỚP 7.
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
 Mỗi đáp án đúng được (0,5 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
D
D
C
C
B
C
Câu 7: (1 điểm)
 1: S
 2, 3, 4: Đ
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
 + Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
 + Cần phải có lòng tự trọng vì:
 - Tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết và cao quý của mỗi người.
 - Giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 - Nâng cao phẩm giá, uy tín của bản thân.
Câu 2. (2 điểm)
 a. Gia đình giàu có không phải bao giờ cũng hạnh phúc.
 - Nếu gia đình giàu có mà vợ chồng chung thủy, yêu thương, giúp đỡ nhau, quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái tốt thì gia đình đó mới hạnh phúc. 
 - Nếu gia đình giàu có mà vợ chồng không yêu thương, không quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục con cái thì gia đình đó không hạnh phúc.
 b. Liên hệ bản thân: chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự của gia đình.
Câu 3. (3 điểm)
 a. Lan là người không có lòng khoan dung, hay chấp nhặt và trả đũa người khác. 
 b. Nếu em là Lan khi bị Hằng vô tình làm dính mực vào vở mình, em sẽ bình tĩnh, khuyên Hằng nên chú ý và cẩn thận trong mọi việc.

File đính kèm:

  • docgdcd7.doc