Kì thi chọn học sinh giỏi cấp cơ sở môn hóa - Lớp 11

2. Có 4 lọ chứa 4 dung dịch riêng biệt sau:

 1. NH3 ; 2. FeSO4 ; 3. BaCl2 ; 4. HNO3 loãng

 Cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một.Viết các phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion thu gọn.

3. Hãy trình bày phương pháp tách hỗn hợp 3 muối NaCl, MgCl2, NH4Cl thành các chất riêng biệt.Viết các phương trình hóa học để minh họa

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi cấp cơ sở môn hóa - Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Đề chính thức
Đề thi có 2 trang
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ
Môn Hóa - Lớp 11 - THPT
Ngày thi 19/4/2010
Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề
Đề bài
Câu 1(4,5 điểm): 
1. Cho sơ đồ chuyển hóa:
 E ® F 
CH3COONa ® A ® B ® C ® D ® Cao su Buna 
 Xác định công thức cấu tạo thu gọn của các chất A,B,C,D,E,F. Viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa trên. Ghi rõ điều kiện phản ứng. 
2. Có 4 lọ chứa 4 dung dịch riêng biệt sau:
 1. NH3 ; 2. FeSO4 ; 3. BaCl2 ; 4. HNO3 loãng
 Cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một.Viết các phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion thu gọn.
3. Hãy trình bày phương pháp tách hỗn hợp 3 muối NaCl, MgCl2, NH4Cl thành các chất riêng biệt.Viết các phương trình hóa học để minh họa.
Câu 2 (4 điểm):
1.a. Cân bằng phản ứng sau theo phương pháp ion- electron và hoàn thành phản ứng dạng phân tử:
 FeS + H+ + NO3- ® SO42- + N2Ox +
 b. Dung dịch A có các muối : NaNO3; KNO3; Ba(NO3)2. Nêu hiện tượng xảy ra và viết các phương trình ion để minh họa khi tiến hành các thí nghiệm sau:
	- Cho Cu vào dung dịch A rồi nhỏ thêm một ít dung dịch HCl.
 - Cho Zn vào dung dịch A rồi nhỏ thêm một ít dung dịch NaOH.
2.a. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần khả năng brom hóa của các hợp chất sau: 
m-đinitrobenzen, toluen, m-xilen, benzen, p-nitrotoluen
 b.Viết phương trình phản ứng đồng trùng hợp tạo thành cao su Buna – N. Giải thích tại sao cao su Buna- N bền với dầu mỡ và các dung môi hữu cơ.
3.Để chữa bệnh viêm họng cấp có thể pha chế một loại nước súc miệng như sau:
Cho nước sôi vào cốc chứa NaHCO3 rồi thêm vào đó một lượng nhỏ dung dịch cồn iôt, lắc đều một lúc. Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 3 (3,5 điểm):
Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột hai kim loại Mg và Al bằng 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp hai axit HCl 1M và axit H2SO4 0,28M (loãng) thu được dung dịch A và 8,736 lít khí H2(đktc). Cho rằng các axit phản ứng đồng thời với hai kim loại. 
a. Tính tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
b. Cho dung dịch A phản ứng với V lít dung dịch B chứa hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Tính thể tích V cần dùng để phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất, tính khối lượng kết tủa đó.
 Cho biết: H2SO4 và Ba(OH)2 điện li hoàn toàn.
Câu 4 (2 điểm):
Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí H2, N2 và ít bột xúc tác ở 150C áp suất p1. Sau khi nung nóng một một thời gian áp suất trong bình đạt giá trị 3p1 ở 6870C. Tỉ khối so với oxi của hỗn hợp khí trong bình sau phản ứng ở đktc là 0,25.
	a.Tính hiệu suất H của phản ứng tạo thành NH3.
	b. Nếu hiệu suất của phản ứng là 2H thì áp suất trong bình ở 6870C là bao nhiêu?	
Câu 5 (3 điểm):
	Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở liên tiếp trong một dãy đồng đẳng đã học. Trộn X với hiđro được hỗn hợp khí A, dA/H2 = 3,96. Đun nóng A với Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp khí B, dB/H2 = 6,6.
Lập công thức phân tử của các hiđrocacbon trong X.
Tính % theo thể tích các khí trong A và trong B.
Câu 6 (3 điểm):
1.Hãy biện luận về hoạt tính của phương trình hóa học sau với n = 0, 1, 2.
R- CH = CH –[CH2]n-Cl + KCN ® R- CH = CH –[CH2]n-CN + KCl 
2. Hiđroxiapatit Ca5(PO4)3OH là một thành phần của men răng. Trong miệng chúng ta, các ion Ca2+, PO43- có trong nước bọt tham gia vào việc tạo thành và phân hủy hiđroxiapatit.
 Ion hiđroxit của hiđroxiapatit có thể được thay thế bằng ion florua tạo thành floapatit Ca5(PO4)3F có độ hòa tan ít hơn.
Tính độ tan của hiđroxiapatit và floapatit trong nước.
Tính hằng số cân bằng của phản ứng tạo thành floapatit từ hiđroxiapatit.
Hãy giải thích tại sao floapatit bền vững hơn hiđroxiapatit trong môi trường axit. 
 Cho biết: T Ca5(PO4)3OH = 6,8. 10-37 ; T Ca5(PO4)3F = 10-60 ; Kw = 10-14 ; KaHF = 7,2. 10-4
Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl= 35,5 ; O = 16; H = 1; C = 12; N = 14; Na= 23; Ba = 137
-----------------Hết-------------------
Lưu ý : Thí sinh không được dùng bảng hệ thống tuần hoàn. Cán bộ coi thi không giải 
 thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Đề dự bị
Đề thi có 1 trang
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ
Môn Hóa - Lớp 11 - THPT
Ngày thi 19/4/2010
Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề
Đề bài
Câu 1(4 điểm): 
	1.Hãy phân biệt O2 và O3 bằng hai phương pháp khác nhau. Trên cơ sở đó so sánh tính oxi hóa của O2 và O3.
2. Khi cho hỗn hợp KIO3 và KI vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa keo trắng, giải thích và viết phương trình hóa học minh họa.
 3. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho khí NO2 vào dung dịch thuốc tím.
4. Có 5 dung dịch đều có nồng độ 0,1 M chứa trong 5 lọ mất nhãn: Na2CO3, NaCl, NaOH
KHSO4 và Ba(OH)2. Nếu không dùng thuốc thử và bằng các thao tác đơn giản có thể nhận biết những dung dịch nào?
Câu 2(4 điểm): 
	Cho hỗn hợp A gồm kim loại R(hóa trị 1) và kim loại X (hóa trị 2). Hòa tan 6 gam A vào dung dịch có chứa HNO3 và H2SO4 thu được 2,688 lít hỗn hợp khí NO2 và khí Y nặng 5,88 gam.
	1.Tính khối lượng muối khan thu được.
	2. Nếu tỉ lệ khí NO2 và khí Y thay đổi thì khối lượng muối khan thay đổi trong khoảng giá trị nào? 
Câu 3(4 điểm): 
	Đánh giá khả năng hòa tan của CuS trong dung dịch bão hòa H2S 0,1 M có mặt axit HCl với nồng độ 0,15M.
 Cho biết TCuS = 6,3. 10-36 ; và H2S có Ka1 = 10-7 ; Ka2 = 10-12,92
Câu 4(4 điểm): 
1. Dùng công thức Fisches hãy biểu diễn các đồng phân lập thể có thể có của 
 4-metylhex-2-en.
2. Viết công thức cấu tạo và gọi tên ankin có số nguyên tử cacbon ít nhất và có tính quang hoạt. Dùng công thức Fisches hãy biểu diễn các đồng phân lập thể của nó.
Câu 5 (4 điểm):
	1. Limonen C10H16 có trong tinh dầu chanh. Limonen có cấu tạo tương tự sản phẩm trùng hợp 2 phân tử isopren, trong đó một phân tử isopren trùng hợp kiểu 1,4 và một phân tử isopren trùng hợp kiểu 1,2. Hiđro hóa hoàn toàn limonen cho mentan; còn khi cho limonen cộng hợp 1 phân tử nước ( xúc tác axit) ở mạch nhánh thu được terpineol và khi cộng hợp tiếp 1 phân tử nước nữa ta thu được thuốc ho terpin.
	Viết công thức cấu tạo của limonen, mentan, terpineol và terpin.
	2. Hỗn hợp A gồm etan, etilen và propin. Cho 6,12 gam hỗn hợp A vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 7,35 gam kết tủa. Mặt khác lấy 2,128 lit A (đktc) phản ứng vừa đủ với 70 ml dung dịch Br2 1M.Tính % về khối lượng và % về thể tích của hỗn hợp A.
 Cho biết : C = 12, O= 16 ; H = 1; Br = 80; Ag = 108. 
-----------------Hết-------------------
Lưu ý : Thí sinh không được dùng bảng hệ thống tuần hoàn. Cán bộ coi thi không giải 
 thích gì thêm.

File đính kèm:

  • docHSG 11- đã sửa 09-10.doc
Giáo án liên quan