Kế hoạch chuyên môn Đại số & giải tích 11

CHƯƠNG I : HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC - Nắm được định nghĩa các hàm số lượng giác, tập xác định, tập giá trị, tính tuần hoàn và chu kỳ, sự biến thiên và đồ thị của hàm số lượng giác.

- Biết cách giải các phương trình lượng giác cơ bản, biết cách viết công thức nghiệm trong các trường hợp đặc biệt và các trường hợp khác nhau của ẩn số.

- Biết cách giải một số phương trình lựơng giác thường gặp như phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác và các phương trình đưa về dạng bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác, phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx.

 

doc7 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch chuyên môn Đại số & giải tích 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. PHẦN CỤ THỂ.
CHƯƠNG
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
PHƯƠNG TIỆN
KẾT QUẢ
GHI CHÚ
CHƯƠNG I : HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC
- Nắm được định nghĩa các hàm số lượng giác, tập xác định, tập giá trị, tính tuần hoàn và chu kỳ, sự biến thiên và đồ thị của hàm số lượng giác. 
- Biết cách giải các phương trình lượng giác cơ bản, biết cách viết công thức nghiệm trong các trường hợp đặc biệt và các trường hợp khác nhau của ẩn số.
- Biết cách giải một số phương trình lựơng giác thường gặp như phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác và các phương trình đưa về dạng bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác, phương trình bậc nhất đối với sinx và cosx. 
- Các hàm số lượng giác sinx, cosx, tanx, cotx, tập xác định, tập giá trị,
chu kỳ và tính tuần hoàn của các hàm số đó.
- Các phương trình lượng giác cơ bản: sinx = a; cosx = a;
tanx = a; cotx = a;
- Các phương trình lượng giác thường gặp: at + b = 0 trong đó t là một trong các hàm số lượng giác; at2 + bt + c = 0 với t là một trong các hàm số lượng giác; acosx + bsinx = c;
asin2x + bcosx.sinx + ccos2x = d.
- Thuyết trình
- Ví dụ minh họa
- Làm bài tập theo nhóm.
- Làm bài tập độc lập.
- Giáo án, phấn, bảng, giấy bút, vở ghi, vở nháp 
- Chuẩn bị các kiến thức về các công thức lượng giác, xem lại các cách giải phương trình bậc 2 .
CHƯƠNG II : TỔ HỢP XÁC XUẤT
- Nắm được quy tắc cộng và quy tắc nhân, bước đầu biết cách áp dụng các quy tắc đó vào giải toán.
- Nắm vững khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, phân biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm – Nắm được các công thức tính số hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, công thức tính nhị thức Newton.
- Biết cách mô tả không gian mẫu của các phép thử đơn giản, biết cách tính xác suất của các biến cố tương ứng.
- Quy tắc cộng, quy tắc nhân, hoán vị n!, chỉnh hợp Akn = . tổ hợp Ckn = , nhị thức Newton. 
- Phép thử, biến cố, xác suất của biến cố, công thức tính xác suất của biến cố 
- Thuyết trình
- Ví dụ minh họa
- Làm bài tập theo nhóm.
- Làm bài tập độc lập.
- Giáo án, phấn, bảng, giấy bút, vở ghi, vở nháp 
- 2 Đồng xu, 2 con xúc xắc 
- Xem lại các hằng đẳng thức đại số đã học ..
CHƯƠNG III. DÃY SỐ - CẤP SỐ CỘNG, CẤP SỐ NHÂN
-Hiểu nội dung và các bước tiến hành giải bài toán bằng phương pháp quy nạp toán học
-Biết các khái niệm về dãy số: định nghĩa dãy số, cách cho dãy số, biểu diễn hình học của dãy số, tính tăng, giảm, bị chặn của dãy số.
- Biết tính Un,Sn, biết vận dụng để giải các bài toán về cấp số cộng và cấp số nhân.
- Quy tắc giải bài toán = phương pháp quy nạp toán học. Định nghĩa dãy số, cách cho dãy số.
-Cấp số cộng Un = Un-1+ d
- Cấp số nhân Un = q.Un-1
- Thuyết trình
- Ví dụ minh họa
- Làm bài tập theo nhóm.
- Làm bài tập độc lập.
- Giáo án, phấn, bảng, giấy bút, vở ghi, vở nháp 
CHƯƠNG IV: GIỚI HẠN
 - Biết khái niệm giới hạn của dãy số, định lí giới hạn, khái niệm cấp số nhân lùi vô hạn và công thức tính tổng của nó, khái niệm giới hạn của hàm số, định lí về giới hạn của hàm số, khái niệm hàm số liên tục tại một điểm, định nghĩa và tính chất của hàm số liên tục trên một khoảng, một đoạn, các định lí liên quan.
 - Biết vận dụng định nghĩa giới hạn dãy số, các định lí về giới hạn để giải các bài toán liên quan. Biết nhận dạng các cấp số nhân lùi vô hạn và vận dụng công thức vào giải một số bài toán liên quan có dạng đơn giản. Biết vận dụng định nghĩa giới hạn của hàm số, các định lí về giới hạn của hàm số vào việc giải một số bài toán đơn giản về giới hạn của hàm số. Biết vận dụng định nghĩa hàm số liên tục tại một điểm, trên một khoảng, một đoạn để nghiên cứu tính liên tục của hàm số và sự tồn tại nghiệm của phương trình dạng đơn giản.
- Giới hạn của dãy số: giới hạn hữu hạn, giới hạn vô cực, các giới hạn đặc biệt, định lí về giới hạn hữu hạn, định lí liên hệ giữa giới hạn hữu hạn và giới hạn vô cực, cấp số nhân lùi vô hạn.
- Giới hạn của hàm số: Giới hạn hữu hạn, giới hạn vô cực, các giới hạn đặc biệt, định lí về giới hạn hữu hạn, quy tắc về giới hạn vô cực. 
- Hàm số liên tục và các định lí.
- Thuyết trình
- Ví dụ minh họa
- Làm bài tập theo nhóm.
- Làm bài tập độc lập.
- Giáo án, phấn, bảng, giấy bút, vở ghi, vở nháp 
CHƯƠNG V: ĐẠO HÀM
- Hiểu định nghĩa đạo hàm tại một điểm, ý nghĩa vật lí và ý nghĩa hình học của đạo hàm, hiểu mối quan hệ giữa tính liên tục và sự tồn tại đạo hàm, nhớ được các phép toán đạo hàm, đạo hàm của hàm hợp, đạo hàm của một số hàm số thường gặp, hiểu và chứng minh được công thức tính đạo hàm của các hàm số: y=sinx,y=cosx,y=tanx,y=cotx; nắm vững định nghĩa vi phân của một hàm số, hiểu rõ định nghĩa đạo hàm cấp hai, ý nghĩa cơ học của đạo hàm cấp hai.
- Biết tính đạo hàm của một số hàm số đơn giản bằng định nghĩa.Biết áp dụng thành thạo các công thức tính đạo hàm, đạo hàm của hàm hợp, đạo hàm của một số hàm số thường gặp.
- Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm: Định nghĩa, quy tắc tính đạo hàm bằng định nghĩa, quan hệ giữa tính liên tục và sự có đạo hàm, ý nghĩa hình học của đạo hàm, ý nghĩa vật lí của đạo hàm.
- Các quy tắc tính đạo hàm: Công thức, phép toán, đạo hàm của hàm hợp.
- Đạo hàm của các hàm số lượng giác.
- Vi phân
- Đạo hàm cấp hai: Định nghĩa, ý nghĩa cơ học của đạo hàm cấp hai.
- Thuyết trình
- Ví dụ minh họa
- Làm bài tập theo nhóm.
- Làm bài tập độc lập.
- Giáo án, phấn, bảng, giấy bút, vở ghi, vở nháp 
CHƯƠNG I: PHÉP RỜI HÌNH 
VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG
- Biết định nghĩa phép biến hình; định nghĩa, tính chất, biểu thức tọa độ của phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, phép tịnh tiến, phép quay; khái niệm phép rời hình và hai hình bằng nhau, tính chất của phép rời hình; định nghĩa, tính chất của phép vị tự; khái niệm và tính chất của phép đồng dạng, khái niệm hai hình đồng dạng.
- Biết dựng ảnh của một điểm qua phép biến hình đã cho; dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác qua phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, phép tịnh tiến
- Xác định được biểu thức tọa độ, trục đối xứng của một hình; tâm đối xứng của một hình; vận dụng phép rời hình trong một số bài tập đơn giản.
- Phép biến hình.
- Phép đối xứng trục.
- Phép đối xứng tâm.
- Phép tịnh tiến.
- Phép quay.
- Khái niệm phép dời hình và hai hình bằng nhau.
- Phép vị tự.
- Khái niệm phép đồng dạng và hai hình đồng dạng.
- Thuyết trình
- Ví dụ minh họa
- Làm bài tập theo nhóm.
- Làm bài tập độc lập.
- Giáo án, phấn, thước thẳng, compa, bảng, giấy bút, vở ghi, vở nháp 
CHƯƠNG II: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
- Biết được các tính chất được thừa nhận trong hình học không gian, ba cách xác định mặt phẳng, khái niệm hình chóp và tứ diện.Biết khái niệm hai đường thẳng trùng nhau, song song, cắt nhau, chéo nhau và các định lí liên quan. Biết khái niệm, điều kiện đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, khái niệm hình lăng trụ, hình hộp, hình chóp cụt, phép chiếu song song.
- Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng, các ký hiệu,, cách biẻu diễn đường thẳng, mặt phẳng, giao tuyến của hai mặt phẳng.
- Vị trí trương đối của đừng thẳng và mặt phẳng, vị trí tương đối của hai mặt phẳng trong khong gian.
- Các quan hệ song song giữa đường thẳng và mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
- Phép chiếu vuông góc, phép chiếu song song.
- Thuyết trình
- Ví dụ minh họa
- Làm bài tập theo nhóm.
- Làm bài tập độc lập.
- Giáo án, phấn, thước thẳng, compa, bảng, giấy bút, vở ghi, vở nháp 
CHƯƠNG III. 
VECTO TRONG KG, QH VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GGIAN
- Nắm được khái niệm véc tơ trong không gian, các phép toán về véc tơ trong không gian, góc giữa hai véc tơ, hai đường thẳng trong khong gian.
- Nắm được các khái niệm về góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, góc giữa hai mặt phẳng.
- Nắm được các cách tính khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng, giữa hai mặt phẳng song song.
- Nắm được các hình không gian cơ bản như hònh hộp, hình lăng trụ, hình chóp, hình chóp cụt
- Địng nghĩa vec tơ trong không gian, các phép toán cộng, trừ, nhân véc tơ với một số, tích vô hướng của hai véc tơ 
- Góc giữa hai đường thẳng, định nghĩa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, góc giữa hai mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc.
- Các công thức tính khoảng cách giữa điểm và đường thẳng, đường thẳng và mặt phẳng song song, hai mặt phẳng song

File đính kèm:

  • docKHCM 11 08-09.doc
Giáo án liên quan