Kế hoạch bài học tuần 12

I. MỤC TIÊU:

 Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn bằng giọng nhẹ nhàng, thực hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởngcủa phương ngữ: lướt thướt, quyến, ngọt lựng .

 Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 GDHS: Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

II. CHUẨN BỊ:

 GV :Tranh ảnh trong SGK. Tranh ảnh về rừng thảo quả (nếu có).

 HS :Tìm hiểu trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc55 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÂN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Nắm được qui tắc nhân một STP với một STP, bước đầu nắm được tính chất giao hoán của hai STP.
Rèn luyện kỹ năng đặt tính, tính nhân một STP với một STP. Giải toán phù hợp yêu cầu.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ 1, 2
Học sinh: Đọc tìm hiểu trước bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: 
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
+ Nêu qui tắc nhân nhẩm STP với 10, 100, 1000,... 
+ Chữa bài ở VBT. 
+ Nhận xét ghi điểm
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới 
ND 1 : Hình thành qui tắc nhân một STP với một STP
a) Nêu ví dụ 1:
+ Gợi ý: Muốn tính DT mảnh vườn HCN ta làm thế nào?
+ Tương tự như cộng, trừ STP; các em hãy cho biết để thực hiện phép nhân này ta làm thế nào?
+ GV yêu cầu: Hãy đặt tính như đối với STN, ghi KQ
+ Nêu nhận xét về cách thực hiên phép nhân hai STP
b) Nêu ví dụ 2: 4,75 x 1,3 = ?
+ Em hãy vận dụng nhận xét vừa nêu để thực hiện phép nhân này?
+ Gợi ý HS nêu KQ và cách làm
+ Qua hai ví dụ trên nêu cách nhân một STP với STP?
+ Nhận xét, chốt ý (nhấn mạnh các bước để HS nhớ: Nhân, đếm và tách) 
ND 2: : Rèn kỹ năng nhân một STP với một STP
Bài 1: Nêu yêu cầu, thực hiện (a, c)
+ Nhận xét
Bài 2: Gợi ý: Em rút ra được tính chất gì của phép nhân qua BT này
Bài 3: Gợi ý HS tóm tắt và nêu cách giải
(HS khá giỏi làm thêm)
* Hoạt động 4: Củng cố: 
+ Thi đua: 35,69 x 1,3 = ?
+ Nhận xét – Tuyên dương. 
+ Hát
LUYỆN TẬP
+ HS nêu theo yêu cầu. Sửa bài trên bảng lớp
+ Nhận xét, bổ sung
NHÂN MỘT SPT VỚI MỘT STP
+ HS đọc bảng phụ ví dụ 1. 
+ Trả lời câu hỏi:
6,4 x 4,8 = ?m2
+ Trao đổi nhóm đôi (đổi đơn vị đo để chuyển phép tính giải bài toán về phép nhân hai STN). 
+ HS thực hiện	
6,4m = 64 dm
4,8m = 48 dm	 
+ Nêu KQ	
x
x
 64 6,4	
 48 4,8
 512 512
 256 256
 30272 (dm2) 30,72(m2)
3072dm2 = 30,72 m2
+ HS thực hiện theo yêu cầu. Đặt tính:
- Thực hiện phép nhân như nhân các STN.
- Hai thừa số có tất cả hai chữ số ở phần thập phân, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra hai hai chữ số kể từ phải sang trái.	
+ HS thực hiện theo yêu cầu (nhóm đôi)
x
+ HS nêu nhận xét như ở ví dụ 1 4,75
Nhân như nhân các STN 1,3
Đếm xem trong phần TP 1 425
của cả hai thừa số có bao 4 75
nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy 6,175
tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái
Bài 1: Đặt tính rồi tính: (Hoạt động cá nhân - HS khá giỏi làm thêm b, d)) 
a) 38,70	b) 108,875	
c) 1,128	d) 35,217
Bài 2:
 a) Hoạt động nhóm đôi.
+ 1 HS thực hiện phép tính a x b 
+ 1 HS thực hiện phép tính b x a rồi so sánh KQ. Nhận xét.
Phép nhân các STP có tính chất giao hoán.
Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi.
b) vận dụng TC giao hoán viết ngay KQ theo YC 
Bài 3: CV vườn cây: 48,04m	DT vườn cây: 131,208m2
 A. 453,97	
 B. 46,297	
 C. 463,97	
 D. 46,397
(Dùng thẻ A, B, C, D)
- Thực hiện – Nhận xét. 
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học. 
Dặn dò: Làm bài ở VBT toán. 
Chuẩn bị bài Luyện tập.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TẬP LÀM VĂN Tuần : 12
	ò Ngày soạn	 : 26/10/2013	 Tiết : 23
	ò Ngày dạy	 : 30/10/2013 	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
	ò Tên bài dạy : CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI 
I. MỤC TIÊU : Giúp hs :
Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả người (ND ghi nhớ).
Biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh; lập được dàn ý chi tiết miêu tả một người thân trong gia đình; nêu bật được hình dáng, tính tình, hoạt động của người đó.
Yêu thích môn học, yêu quý tiếng Việt. 
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý chung phần cấu tạo bài “ Hạng A Cháng”, phần nhận xét.
Học sinh: Xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ : 
+ Thu chấm đơn kiến nghị của 5 HS
+ Nhận xét bài làm của HS.
- Bài mới :
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Tìm hiểu ví dụ và ghi nhớ.
Giao việc: 
 + QS tranh SGK, đọc bài “Hạng A Cháng”.
 + HS đọc câu hỏi cuối bài và từng cặp trao đổi để trả lời.
Gọi HS trình bày, GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
 + Câu 1: Đoạn mở bài: Giới thiệu người định tả.
 + Câu 2: Những nét nổi bật về hình dáng của A Cháng.
 + Câu 3: Hoạt động và tính tình: A Cháng là người LĐ rất giỏi, khoẻ, cần cù.
 + Câu 4: Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng.
 + Câu 5: Bài văn đủ 3 phần: MB, TB, KB.
 + Qua bài văn, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả người.
Cho HS đọc ghi nhớ.
ND 2: Hướng dẫn hs làm BT.
Gọi HS đọc yêu cầu BT.
Hướng dẫn:
 + Em định tả ai ?
 + Em cần tả được những gì về người đó trong phần thân bài ?
 + Phần kết bài em nêu những gì ?
Yêu cầu HS làm bài. GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn, cho 2 HS làm giấy khổ to
Nhận xét sửa chữa để thành dàn ý bài văn tả người hoàn chỉnh. Khen ngợi HS có ý thức xây dựng bài văn hay, đủ ba phần, nêu được những nét nổi bật về hình dáng, tình tình, hoạt động của người định tả.
- Cả lớp . 
- Làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe .
CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
- HS quan sát, 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- Từng cặp trao đổi và đại diện trả lời trước lớp.
- Lớp nhận xét.
 + Mở bài: Giới thiệu người định tả.
 + Thân bài: Tả hình dáng và hoạt động của người đó.
 + Kết bài: Nêu cảm nghỉ về người định tả.
- 3 HS lần lượt đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở, 3 HS làm bài vào giấy khổ to.
- 3 HS dán giấy đã làm lên bảng.
- Lớp nhận xét .
* Hoạt động 3: Củng cố : 2 hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
 * Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương . 
Dặn dò: Học ghi nhớ.
Chuẩn bị : Luyện tập tả người.
DÀN Ý BÀI VĂN TẢ MẸ
I. MỞ BÀI: Nếu ai hỏi em, trên đời này em yêu ai nhất. Em trả lời: Em yêu mẹ nhất.
II. THÂN BÀI:
 1/. Tả hình dáng: 
Mẹ em năm nay gần 30 tuổi. 
Dáng người thon thả mảnh mai. 
Khuôn mặt tròn. Nước da trắng hồng tự nhiên. 
Mái tóc:dài, đen nhánh, bíu gọn sau gáy. 
Cặp mắt bồ câu đen láy, lúc nào cũng như cười với mọi người. 
Miệng nhỏ xinh xinh với hàm răng trắng bóng. 
Mẹ em ăn mặc rất giản dị với những bộ quần áo đẹp, đơn giản khi đến trường. 
Mẹ đi lại nhẹ nhàng, ăn nói có duyên nên các bác trong khu tập thể ai cũng quý.
 2/. Tả hoạt động: 
 - Hằng ngày, mẹ em đến trường dạy học. 
 - Sáng mẹ dậy sớm nấu cơm cho ba bố con. Chiều mẹ đi đón em bé. 
 - Mẹ rất bận rộn nhưng luôn dành thời gian chơi với em bé và cùng em giải những bài toán khó.
Mẹ luôn thăm hỏi, động viên những người có chuyện vui hay buồn.
 3/. Tả tính tình:
Mẹ rất dịu dàng.
Là cô giáo nên mẹ rất nghiêm khắc với bản thân và con cái.
Mẹ sống chan hoà với bà con hàng xóm.
III. KẾT BÀI: Em rất yêu mẹ của mình. Em tự hào và hạnh phúc khi mình là con của mẹ.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 	 Môn : KHOA HỌC Tuần : 12
	ò Ngày soạn	 : 26/10/2013 	 Tiết : 24
	ò Ngày dạy	 : 30/10/2013	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
	ò Tên bài dạy : ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
 I. MỤC TIÊU : Giúp hs :
Quan sát và phát hiện ra một số tính chất của đồng . Nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng .
Kể được một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng . Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà .
Luôn có ý thức giữ gìn đồ dùng trong gia đình .
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : Một số đoạn dây đồng . Phiếu học tập có sẵn bảng so sánh về tính chất của đồng và hợp kim của đồng . Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng .
Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ :
 + Hãy nêu tính chất của sắt, gang, thép ?
 + Gang, thép được sử dụng để làm gì ?
 + Nhận xét, bổ sung và ghi điểm . 
- Bài mới :
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Tính chất của đồng
 + Phát phiếu học tập, 1 sợi dây đồng, yêu cầu HS quan sát và cho biết : Màu sắc của sợi dây ? Độ sáng của sợi dây ? Tính cứng và dẻo của sợi dây ?
 + Gọi hs trình bày .
 + Nhận xét, bổ sung và kết luận: Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẻo, dễ dát mỏng, có thể uốn thành nhiều dạng khác nhau.
ND 2: Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng
 + Phát phiếu học tập cho từng nhóm . Yêu cầu HS đọc bảng thông tin ở trang 50 SGK và hoàn thành phiếu so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng (nhắc HS ghi vắn tắt).
 + Nhận xét, bổ sung, khen ngợi và chốt ý 2: Đồng có màu nâu đỏ, có ánh kim, bền, dễ dát mỏng…Đồng thiếc có màu nâu, có ánh kim, cứng hơn đồng. Đồng kẽm có màu vàng, có ánh kim, cứng hơn đồng.
ND 3: Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó
 + Tên đồ dùng đó là gì ? Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì ? Chúng thường có ở đâu ?
 + Ở gia đình em có những đồ dùng nào làm bằng đồng ? 
 + Em thường thấy người ta làm như thế nào để bảo quản các đồ dùng bằng đồng ?
 + Nhận xét, bổ sung và kết luận. 
- Cả lớp . 
SẮT, GANG, THÉP
- 2 HS lần lượt trả lời . HS khác nhận xét, bổ sung.
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
- Chia nhóm, nhận đồ dùng học tập, hoạt động trong nhóm để hoàn thành phiếu .Nhóm làm xong dán phiếu lên bảng . 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- Lắng nghe. 
- Hoạt động trong nhóm, cùng đọc SGK và hoàn thành bảng so sánh . 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Quan sát, trao đổi, thảo luận để trả lời 
 + Lõi dây điện ; Đôi hạc, tượng, lư hương, bình cổ ; Kèn ; … làm bằng đồng .
 + Lư đồng, mâm đồng, chuông đồng, ...
 + … dùng giẻ ẩm để lau chùi ; dùng thuốc đánh để cho đồ vật bằng đồng sáng lên .
- Lắng nghe. 
* Hoạt động 3: Củng cố : Yêu cầu HS thực hiện bài tập trắc nghiệm: Đánh dấu X vào trước ý đúng:
1. Từ nào dưới đây được dùng để chỉ độ sáng của các đồ dùng bằng đồng?
	* Óng ánh.	
* Lung linh.	
* Sáng chói.	
T Ánh kim
 	2. Theo em, đoạn dây đồng có màu gì?
	* Màu nâu.	
* Màu đỏ.	
* Màu nâu đỏ. 
T Màu đỏ nâu.
* Tổng kết, đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học – Tuyên dương . 
Tìm hiểu tính chấ

File đính kèm:

  • docLOP 5 DU MON TDS TUAN 12.doc
Giáo án liên quan