Hợp chất của nhôm – Sắt – Crom - Đồng và một số kim loại khác

1. Cho bột đồng đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rằn X và dung dịch Y. X, Y lần lượt là: A. X (Ag, Cu) ; Y (Cu2+, Fe2+). B. X (Ag); Y (Cu2+, Fe2+).

 C. X (Ag); Y (Cu2+). D. X (Fe); Y (Cu2+).

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp chất của nhôm – Sắt – Crom - Đồng và một số kim loại khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag. Kim loại Cu khử được các ion trong các cặp oxi hóa trên là; 	A. Fe3+, Ag+.	B. Fe3+, Fe2+.	C. Fe2+, Ag+.	D. Al3+, Fe2+.
11. Thả Na vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng
	A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
	B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh. Sau đó kết tủa không tan.
	C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
	D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
12. Một vật bằng hợp kim Zn-Cu để trong không khí ẩm (có chứa CO2) xảy ra ăn mòn điện hóa. Quá trình gì xảy ra ở cực dương của vật?
A. quá trình khử Cu.	B. quá trình khử Zn.	C. quá trình khử ion H+.	D. quá trình oxi hóa ion H+.
13. Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu nào dưới đây thì xảy ra hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hóa?
A. Tôn (sắt tráng kẽm).	B. Sắt nguyên chất.	C. Sắt tây (sắt tráng thiếc).	D. Hợp kim gồm Al và Fe.
14. Từ kết quả: Zn + Co2+ → Co + Zn2+ và Co2+ không phản ứng với Pb.
 Thứ tự tăng dần tính oxi hóa tăng dần các ion:
	A. Co2+, Pb2+, Zn2+.	B. Pb2+, Co2+, Zn2+.	 C. Zn2+, Co2+, Pb2+.	D. Co2+, Zn2+, Pb2+.
15. Chất nào sau đây có thể khử được Ag+ ?
	A. Fe2+	 	B. Hg2+	C. Pt2+	D.Cu2+
16. Biết Cu không phản ứng với FeCl2, nhưng xảy ra 2 phản ứng sau:
	Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 và Fe + 2FeCl3 →3FeCl2
	Các ion kim loại theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần:
	A. Cu2+, Fe3+, Fe2+.	 B. Fe3+, Cu2+, Fe2+.	 C. Cu2+, Fe2+, Fe3+.	 D. Fe2+, Cu2+, Fe3+.
17. Cho các cặp oxi hóa-khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại: . Kim loại nào có thể tác dụng với Fe3+ ?
	A. Fe, Ni, Ag.	B. Al, Fe, Ag.	C. Al, Fe, Cu.	D. Al, Cu, Ag.
18. Phản ứng sau: A + 3Bn+ → A3+ + 3B2+ xảy ra được với:
	A. Fe, Cr3+.	B. Al, Fe2+.	C. Fe, Al3+.	D. Al, Fe3+.
19. Cho bột Zn vào dung dịch HNO3 loãng, đun nóng, không có khí thoát ra, vậy:
	A. Zn không bị hòa tan.	B. HNO3 không bị khử.
	C. Zn tan không đáng kể.	D. Zn khử HNO3 tạo NH4NO3.
20. Nhóm kim loại nào sau đây, có thể tác dụng với dung dịch kiềm, dung dịch muối kim loại, hoặc dung dịch axit?	A. Na, Mg.	B. Fe, Cu.	C. Al, Zn.	D. Al, Fe.
21. Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra được:
	1) Cu + FeSO4.	2) Mg + FeCl2.	3) Zn + FeS.	4) FeCl2 + AgNO3.
	A. 1, 2.	B. 1, 3.	C. 2, 4.	D. 3, 4.
22. Không xảy ra phản ứng giữa:
	A. Cu và Fe2(SO4)3.	B. Fe và Fe(NO3)3.
	C. AgNO3 và Fe(NO3)2.	D. AgNO3 và Fe(NO3)3.
23. X là hỗn hợp rắn chứa 2 hợp chất A, B. Xét sơ đồ sau:
	 . X là hỗn hợp:
	A. Cu(OH)2 + CuCl2.	B. Cu(NO3)2 + CuO.
	C. CuS + Cu(OH)2.	D. Cu(NO3)2 + CuCl2.
24. Cách nào sau đây có thể giúp người ta tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Ag và Cu?
	A. Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch AgNO3.
	B. Ngâm hỗn hợp vào lượng dư dung dịch FeCl3.
	C. Nung hỗn hợp với oxi dư rồi hòa tan hỗn hợp thu được vào dung dịch HCl dư.
25. Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây?
	A. Ngâm trong dung dịch HCl.
	B. Ngâm trong dung dịch HgSO4.
	C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.
	D. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
26. Một số hóa chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau một thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hóa chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?
	A. Ancol etylic.	B. Dây nhôm.	C. Dầu hỏa.	D. Axit clohidric.
27. Khi điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn bão hòa trong nước thì xảy ra hiện tượng nào trong các hiện tượng cho dưới đây?
	A. Khí oxi thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.
	B. Khí hidro thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.
	C. Kim loại natri thoát ra ở catot và khí clo thoát ra ở anot.
	D. Nước Gia-ven được tạo thành trong bình điện phân.
28. Cho ba kim loại là Al, Fe, Cu và bốn dung dịch muối riêng biệt là ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cà bốn dung dịch muối đã cho?
	A. Al.	B. Fe.	C. Cu.	D. Không kim loại nào tác dụng được.
29. Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa
	A. Fe(NO3)2.	B. Fe(NO3)3.	 C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 dư.	D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 dư.
30. Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là
	A. 3.	B. 4.	C. 5. 	D. 6.
31. Có 4 ion là Ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. Ion có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất là
	A. Fe3+.	B. Fe2+.	C. Al3+.	D. Ca2+.
32. Khí CO2 không phản ứng với dung dịch nào: A. NaOH	 B. Ca(OH)2	C. Na2CO3	D. NaHCO3
33. Tính chất nào nêu dưới đây sai khi nói về hai muối NaHCO3 và Na2CO3?
	A. Cả hai đều dễ bị nhiệt phân.	B. Cả hai đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.
	C. Cả hai đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm.	D. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với kiềm.
34. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối nitrat nào thì không thấy kết tủa?
	A. Cu(NO3)2	B. Fe(NO3)2	C. AgNO3	D. Ba(NO3)2
35. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch NaOH, tới một lúc nào đó tạo ra được hai muối. Thời điểm tạo ra hai muối như thế nào? 	A. NaHCO3 tạo ra trước, Na2CO3 tạo ra sau. B. Na2CO3 tạo ra trước, NaHCO3 tạo ra sau.
	C. Cả hai muối tạo ra cùng lúc.	D. Không thể biết muối nào tạo ra trước, muối nào tạo ra sau.
36. Cho rất từ từ 1 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2 mol NaOH cho đến khi vừa hết khí CO2 thì khi ấy trong dung dịch có chất nào?
A. Na2CO3 	B. NaHCO3	C. Na2CO3 và NaOH dư	D. Hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3
37. Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khi kết thúc thí nghiệm, lọc bỏ dung dịch thu được chất rắn gồm 3 kim loại. Hỏi đó là 3 kim loại nào?
	A. Al, Cu, Ag 	B. Al, Fe, Ag	C. Fe, Cu, Ag 	D. B, C đều đúng.
38. Ở nhiệt độ thường, CO2 không phản ứng với chất nào?
	A. CaO	B. Dung dịch Ca(OH)2	C. CaCO3 nằm trong nước	D. MgO
39. Hợp chất nào không phải là hợp chất lưỡng tính?
	A. NaHCO3	B. Al2O3	C. Al(OH)3	D. CaO
40. Muối nào dễ bị phân tích khi đun nóng dung dịch của nó?
	A. Na2CO3 	B. Ca(HCO3)2 	C. Al(NO3)3 	D. AgNO3
41. Muối nào tạo kết tủa trắng trong dung dịch NaOH dư?
	A. MgCl2 	B. AlCl3	C. ZnCl2	D. FeCl3
42. Khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat?
	A. Thạch cao.	B. Đá vôi.	C. Đá phấn.	D. Đá hoa.
43. Lựa chọn nào sau đây không được kể là ứng dụng của CaCO3?
	A. Làm bột nhẹ để pha sơn.	B. Làm chất độn trong công nghiệp cao su.
	C. Làm vôi quét tường.	D. Sản xuất xi măng.
44.  Hợp kim nào không phải là hợp kim của nhôm?
	A. Silumin	B. Thép	C. Đuyra	D. Electron
45. Dùng dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3 có thể phân biệt được 3 dung dịch nào?
A. NaCl, CaCl2, MgCl2	B. NaCl, CaCl2, AlCl3 	C. NaCl, MgCl2, BaCl2 	D. A, B, C đều đúng
46. Trong các cặp chất sau, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
	A. Al(NO3)3 và Na2CO3	B. HNO3 và Ca(HCO3)2 C. NaAlO2 và NaOH 	D. NaCl và AgNO3
47. Cho các chất rắn: Al, Al2O3, Na2O, Mg, Ca, MgO. Dãy chất nào tan hết trong dung dịch NaOH dư?
	A. Al2O3, Ca, Mg, MgO	B. Al, Al2O3, Na2O, Ca 	
C. Al, Al2O3, Ca, MgO	D. Al, Al2O3, Na2O, Ca, Mg
48. Phương trình nào giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động?
	A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + + H2O + + CO2 	B. CaCO3 + + H2O + + CO2 → Ca(HCO3)2
	C. MgCO3 + + H2O + + CO2 → Mg(HCO3)2	D. Ba(HCO3)2 → BaCO3 + + H2O + + CO2
49. Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các chất dưới đây có thể phân biệt được 3 dung dịch: NaAlO2, Al(CH3COO)3, Na2CO3 ? A. Khí CO2 B. Dung dịch HCl loãng C. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch NaOH
50.  Cho từ từ từng lượng nhỏ Na kim loại vào dung dịch Al2(SO4)3 cho đến dư, hiện tượng xảy ra như thế nào?
A. Na tan, có bọt khí xuất hiện trong dung dịch.	B. Na tan, có kim loại Al bám vào bề mặt Na kim loại.
C. Na tan, có bọt khí thoát ra và có kết tủa dạng keo màu trắng, sau đó kết tủa vẫn không tan.
D. Na tan, có bọt khí thoát ra, lúc đầu có kết tủa dạng keo màu trắng, sau đó kết tủa tan dần.
51. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3 thu được dung dịch chứa những muối nào sau đây?
	A. NaCl 	B. NaCl ++ AlCl3 + + NaAlO2 	C. NaCl ++ NaAlO2	 	D. NaAlO2
52. Cho 4 lọ mất nhãn đựng riêng rẽ các dung dịch: Al2(SO4)3; NaNO3; Na2CO3; NH4NO3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử để phân biệt chúng thì dùng chất nào trong các chất sau:
	A. Dung dịch NaOH	B. Dung dịch H2SO4	 C. Dung dịch Ba(OH)2 	D. Dung dịch AgNO3
53. Trường hợp nào không có sự tạo thành Al(OH)3?
	A. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3.	B. Cho Al2O3 vào nước. 
	C. Cho Al4C3 vào nước.	D. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
54. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ:
	A. NaHCO3	B. Na2CO3	C. Al2(SO4)3 	D. Ca(HCO3)2
55.  Phèn chua có công thức nào?
	A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O	B. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O
	C. CuSO4.5H2O	D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
56. Người ta thường cho phèn chua vào nước nhằm mục đích:
	A. Khử mùi.	 B. Diệt khuẩn.	 C. Làm trong nước. D. Làm mềm nước.
57.Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3, dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 và dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư sẽ thu được một sản phẩm như nhau, đó là:
	A. NaCl	B. NH4Cl	C. Al(OH)3	D. Al2O3
57 . Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân?
	A. LiCl.	B. NaNO3.	C. KHCO3.	D. KBr.
58. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
	A. có kết tủa trắng.	B. có bọt khí thoát ra.	
	C. có kết tủa trắng và bọt khí.	D. không có hiện tượng gì.
59. . Phát biểu nào dưới đây là đúng?
	A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.	B. Al(OH)3 là một bazo lưỡng tính.
	C. Al2O3 là oxit trung tính.	D. Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính.
60. Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính?
	A. Al(OH)3.	B. Al2O3.	C. ZnSO4.	D. NaHCO3.
61. Cho các chất: Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dựa vào mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ, hãy chọn dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được.
	A. 	B. 
	C. 	D. 
62. Trong nước tự nhiên thường có lẫn một lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ra khỏi nước?
	A. dung dịch NaOH.	 B. Dung dịch K2SO4. C. Dung dịch Na2CO3.	D. Dung dịch NaNO3.
63. Nhôm hidroxit thu được từ cách làm nào 

File đính kèm:

  • doccau hoi hop chat cua kim loai.doc