Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

I. MỤC TIÊU

- Đọc diễn cảm, trôi chảy toàn bài.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài văn: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân tác giả đã thể hiện tình cảm yêu mến và niềm hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong SGK, bảng phụ.

- Học sinh: Vở ghi bài, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

docx8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 13096 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần: 26	GVHD: Trương Thị Diệu Huyền 
Lớp : 5/1	Người soạn: Lê Thị Li Ber
Tiết : 52	Ngày soạn : 03/03/2013
 Phân môn: Tập đọc	 Ngày dạy : 06/03/2013	
Bài: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN (S/83)
I. MỤC TIÊU
- Đọc diễn cảm, trôi chảy toàn bài.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài văn: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân tác giả đã thể hiện tình cảm yêu mến và niềm hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong SGK, bảng phụ.
- Học sinh: Vở ghi bài, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động (1p)
A. Kiểm tra bài cũ (2p)
- Yêu cầu lớp hát một bài tập thể
- Gọi 2HS lên bảng.
HS1: Đọc đoạn 1, 2 của bài “ Nghĩa thầy trò” và tìm những chi tiết trong bài cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu ?
HS2: Đọc đoạn 3 và cho biết ý nghĩa của bài văn ?
- Nhận xét và cho điểm.
- Nhận xét bài cũ của lớp.
- Hát
- TL: Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.
+ Họ dưng biếu thầy những cuốn sách quý. 
+ Khi nghe thầy nói “đến thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng” họ “ đồng thanh dạ ran” đi theo thầy.
- TL: Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Lắng nghe
B. Bài mới
(32p)
1. Giới thiệu bài
 (1p)
2. Các hoạt động 
HĐ1: Luyện đọc (12p)
HĐ2: Tìm hiểu bài(12p)
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm (6p)
3. Củng cố, dặn dò (1p)
- Mỗi khi mùa xuân đến cũng đồng nghĩa với việc mùa của những lễ hội ở đất nước ta bắt đầu. Mỗi lễ hội đều có những điểm độc đáo, thú vị và ý nghĩa riêng của nó. Ở Hà Nội cũng có một lễ hội rất độc đáo, đó là hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân. Vậy hội thi này diễn ra như thế nào, cách thức tổ chức lễ hội ra sao. Ngày hôm nay chúng ta hãy cùng vào bài tập đọc tiếp theo bài “Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân”.
- HS nhắc lại đề bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
H: Bài văn chia làm mấy đoạn?
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài (lần 1). 
+ Trong khi HS đọc, GV viết những từ cần luyện đọc lên bảng: Trẩy quân, thoăn thoắt, bóng nhẫy, đũa bông, giật giải,…
- Gọi 2 HS đọc lại.
- Trong bài có một số câu dài các em cần chú ý cách ngắt nhịp như sau:
- GV dán bảng phụ các câu sau lên bảng.
- Đọc lại câu cho HS nghe.
+ Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân/ bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
+ Mỗi người nấu cơm / đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung ở phía sau ra trước mặt, đầu cần treo một cái nồi nho nhỏ.
- Cô vừa luyện từ, luyện câu cho các em. Bây giờ cô mời 4 em đọc nối tiếp lại bài cho cô (lần 2).
- GV nhận xét bài đọc của HS.
- Cho HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo nhóm đôi. Bạn đầu tiên đọc đoạn 1, 2 bạn còn lại đọc đoạn 3, 4.
- Đưa hình ảnh làm rõ phần chú giải.
+ Sông Đáy.
+ Đình.
+ Trình.
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Cho HS đọc thầm đoạn 1. 
H: Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?
- HS nhận xét, GV nhận xét.
- Viết vào phần từ ngữ từ (ô Tìm hiểu bài) “trẩy quân”
H: Hiểu nghĩa từ “trẩy quân”?
H: Thông qua câu 1 em nào nêu được ý 1 của bài học nào?
- Treo bảng phụ ý 1. Gọi 1 HS đọc lại.
* Xuất phát từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa nên hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân được ra đời. Vậy diễn biến lễ hội này như thế nào? Cô mời các em đọc đoạn 2 và trả lời cho cô câu hỏi 2: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
H: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
-Nhận xét.
- Xem tranh lấy lửa.
- Viết vào phần từ ngữ từ (ô Tìm hiểu bài) “thoăn thoắt”.
H: Giải thích nghĩa từ “thoăn thoắt”? 
- Cho HS đọc thầm đoạn 3.
H: Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau ?
- Nhận xét.
- Xem tranh ảnh các thành viên phối hợp nhịp nhàng.
H: Qua câu hỏi 2, 3 của bài bạn nào nêu được ý 2 của bài nào?
- Treo bảng phụ ý 2. HS nhắc lại.
* Diễn biến của hội thi diễn ra rất nhịp nhàng và có sự ăn ý giữa các thành viên trong độ với nhau. Phải chăng dành chiến thắng trong hội thi là một điều ao ước của mỗi đội? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 4 của bài.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 4.
H: Tại sao nói việc giật giải trong hội thi là “Niềm tự hào khó có gì sánh nổi” đối với dân làng?
- HS nhận xét, GV nhận xét.
H: Giật giải nghĩa là gì?
+ giật giải: Dành chiến thắng.
H: Nêu ý 3 của bài?
- Treo bảng phụ ý 3 và yêu cầu HS nhắc lại.
- Qua việc tìm hiểu bài văn
 H: Tác giả đã thể hiện tình cảm như thế nào đối với hội thổi cơm thi ở Đồng Vân?
- Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay.
- Nội dung: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta.
- Treo bảng phụ phần ý nghĩa bài học và yêu cầu 2 HS nhắc lại.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp lại bài.
- GV chọn đoạn 2 của bài để luyện đọc.
- GV lưu ý HS khi đọc diễn cảm đoạn 2 cần chú ý nhấn giọng vào những từ ngữ sau: 
+ Yêu cầu HS lấy bút chì ra gạch chân những từ sau:
 Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy / để lấy nén hương cắm trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bong. Người thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi 
(1 phút).
- Mời 3 HS lên bảng thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- Cho HS về chỗ. 
H: Nhận xét bạn nào đọc diễn cảm hay nhất?
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Liên hệ: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là 1 trong những nét đẹp văn hóa lễ hội của dân tộc ta. Chúng ta phải yêu mến và tự hào về lễ hội. Không chỉ có lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân mà còn nhiều lễ hội khác trên mảnh đất quê hương, đất nước ta nữa. 
H: Em nào biết trên mảnh đất Hòa Hiệp của chúng ta có lễ hội nào không?
- Nhắc lại nội dung của bài học.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà học bài cũ và chuẩn bị cho bài sau:“Tranh làng Hồ”.
- Lắng nghe.
+ Đ1: Hội thổi cơm thi … sông Đáy xưa.
+ Đ2: Hội thi bắt đầu… và bắt đầu thổi cơm.
+ Đ3: Mỗi người nấu cơm … người xem hội.
+ Đ4: Sau độ một giờ rưỡi…đối với dân làng
- Đọc
- Đọc nối tiếp các đoạn
- Đọc
- Lắng nghe.
- Đọc
- TL: Hội thi bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
- TL: Kéo quân đi.
- Ý 1_ Giới thiệu nguồn gốc của hội thi.
- TL: Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối được bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm trên ngọn. Sau đó mang xuống châm vào ba que diêm để hương cháy thành ngọn lửa.
- TL: Từ gợi tả dáng cử động tay chân rất nhanh nhẹn, nhịp nhàng trong một động tác liên tục.
- TL: Khi mỗi thành viên của đội lo việc lấy lửa, những người khác mỗi người mỗi việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bong, người giã thóc, người dần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước nấu cơm, các đội vừa đan xen, uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.
- Ý 2_Diễn biến của hội thi.
- TL: Vì giật giải trong cuộc thi cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.
- Lắng nghe.
- Ý 3_Kết quả của hội thi.
- TL: Thể hiện tình cảm trân trọng, yêu mến và tự hào với một nét cổ truyền trong văn hóa dân tộc.
- Lắng nghe
- Quan sát và nhắc lại 
- Đọc
- Các nhóm thi đọc diễn cảm.
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
- TL: Lễ hội Cầu ngư (Lễ hội Cá Ông hay còn được gọi là Lễ tế Cá Voi) 
+ Là lễ hội lớn nhất của ngư dân thành phố Đà Nẵng. Được tổ chức sau thời gian Tết Nguyên Đán.
- Lắng nghe và thực hiện.
Nhận xét của GVHD:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 
 Đà Nẵng, ngày….tháng… .năm 2013
 Giáo viên hướng dẫn 

File đính kèm:

  • docxHoi thoi com thi o lang Dong Van.docx
Giáo án liên quan