Hoá học và vấn đề môi trường, vấn đề xã hội, vấn đề phát triển kinh tế

1 – Hoá học và vấn đề môi trường – Bài tập 7 – Trang 205 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản

Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích có 0,0012 mg SO2 thì không khí ở đó có bị ô nhiễm không

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoá học và vấn đề môi trường, vấn đề xã hội, vấn đề phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoá học và vấn đề môi trường, vấn đề xã hội, vấn đề phát triển kinh tế
1 – Hoá học và vấn đề môi trường – Bài tập 7 – Trang 205 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích có 0,0012 mg SO2 thì không khí ở đó có bị ô nhiễm không?
2 – Hoá học và vấn đề môi trường – Bài tập 6 – Trang 205 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Một loại than đá có chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì khối lượng khí SO2 do nhà máy xả vào khí quyển trong một năm là
A. 1420 tấn	 B. 1250 tấn	C. 1530 tấn	D. 1460 tấn
3 – Hoá học và vấn đề môi trường – Bài tập 4 – Trang 204 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước gồm:
A. các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb ...
B. các anion: NO3-; PO43-; SO42-. 
C. thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học.
D. cả A, B, C.
4 – Hoá học và vấn đề môi trường – Bài tập 2 – Trang 204 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
5 – Hoá học và vấn đề môi trường – Bài tập 1 – Trang 204 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Thế nào là ô nhiễm môi trường? 
Cho biết sự cần thiết bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm?
6: Hoá học và vấn đề xã hội – Bài tập 5 – Trang 196 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Trong danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm. Bộ y tế quy định có 5 chất ngọt nhân tạo được dùng trong chế biến lương thực, thực phẩm, nhưng có quy định liều lượng sử dụng an toàn. Thí dụ chất Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhận được là 0 – 15 mg/kg trọng lượng cơ thể một ngày. Như vậy, một người nặng 60 kg, trong một ngày có thể dùng lượng chất này tối đa là:
A. 12mg	 B. 10mg	 C. 1500mg D. 900mg
7. Hoá học và vấn đề xã hội – Bài tập 4 – Trang 196 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Hãy lấy một số thí dụ về chất gây nghiện, ma tuý nguy hại cho sức khoẻ con người?
8: Hoá học và vấn đề xã hội – Bài tập 3 – Trang 196 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Hoá học có vai trò như thế nào trong việc đáp ứng nhu cầu may mặc và bảo vệ sức khoẻ con người.
9.: Hoá học và vấn đề xã hội – Bài tập 2 – Trang 196 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Hoá học có thể làm gì để góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm?
10: Hoá học và vấn đề xã hội – Bài tập 1 – Trang 196 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Chất dinh dưỡng có vai trò to lớn như thế nào đối với cuộc sống con người?
11. – Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế - Bài tập 5 – Trang 187 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Theo tính toán, năm 2000 cả nước ta tiêu thụ lượng nhiên liệu tương đương 1,5 triệu tấn dầu và thải vào môi trường khoảng 113 700 tấn khí CO2. Trong 1 ngày lượng nhiên liệu tiêu thụ tương đương với khối lượng dầu và lượng khí CO2 thải vào môi trường là:
A. 0,003 triệu tấn dầu, 200 tấn CO2.	
B. 0,04 triệu tấn dầu, 311 tấn CO2.
C. 0,005 triệu tấn dầu, 415 tấn CO2.
D. 0,012 triệu tấn dầu, 532 tấn CO2.
12 – Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế – Bài tập 2 – Trang 186 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Cho biết những nét chính về xu thế phát triển năng lượng cho tương lai. Cho 3 thí dụ cụ thể về việc dùng sản phẩm tiêu thụ ít năng lượng.
13 – Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế – Bài tập 1 – Trang 186 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Hãy cho biết các dạng năng lượng cơ bản trên Trái Đất.
14. Hoá học và vấn đề - phát triển kinh tế - Bài tập 1 – trang 259 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
A. Than đá	B. Xăng, dầu
C. Khí butan (gaz)	D. Khí hiđro
15. Hoá học và vấn đề - phát triển kinh tế - Bài tập 2 – trang 259 – SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nhiên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây?
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm biogaz.
B. Thu khí metan từ khí bùn ao.
C. Lên men ngũ cốc.
D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.
16. Hoá học và vấn đề – phát triển kinh tế – Bài tập 3 – trang 259 – SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hoà bình, đó là:
A. Năng lượng mặt trời.	B. Năng lượng thuỷ điện.
C. Năng lượng gió.	D. Năng lượng hạt nhân.
17. Hoá học và vấn đề – phát triển kinh tế – Bài tập 6 – trang 259 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Nhiều loại sản phẩm hoá học được sản xuất từ muối ăn trong nước biển, như: HCl, nước Gia-ven, NaOH, Na2CO3.
a) Hãy viết các phương trình hoá học biểu diễn các quá trình sản xuất đó.
b) Tính khối lượng NaCl cần thiết để sản xuất 15 tấn NaOH. Biết hiệu suất của quá trình là 80%.
18. Hoá học và vấn đề xã hội – Bài tập 1 – trang 266 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người?
A. Penixilin, amoxilin	B. Vitamin C, glucozơ.
C. Seduxen, moocphin	E. Thuốc cảm pamin, paradol.
19. Hoá học và vấn đề xã hội – Bài tập 2 – trang 266 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
A. Dùng fomon, nước đá	B. Dùng phân đạm, nước đá
C. Dùng nước đá và nước đá khô	D. Dùng nước đá khô, fomon.
20. Hoá học và vấn đề xã hội – Bài tập 3 – trang 266 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao 
Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, có tác dụng giúp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng cho một loại rau, quả, thời hạn tối thiểu thu hoạch để sử dụng đảm bảo an toàn thường là:
A. 1 – 2 ngày 	B. 2 – 3 ngày
C. 12 – 15 ngày	D. 30 – 35 ngày
21. Hoá học và vấn đề xã hội – Bài tập 4 – trang 266 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Hãy lấy dẫn chứng, chứng tỏ rằng có thể sản xuất được các chất hóa học có tác dụng bảo vệ và phát triển cây lương thực.
22. Hoá học và vấn đề xã hội – Bài tập 6 – trang 266 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Ancol etylic là sản phẩm trung gian từ đó sản xuất được cao su nhân tạo, tơ sợi tổng hợp.
Có thể điều chế ancol etylic bằng 2 cách sau:
 - Cho khí etilen (lấy từ khí crackinh dầu mỏ) hợp nước có xúc tác.
 - Cho lên men các nguyên liệu chứa tinh bột.
a) Hãy viết các phương trình phản ứng tương ứng với hai phương pháp trên.
b) Hãy tính lượng ngũ cốc chứa 65% tinh bột hoặc thể tích khỉ crăckinh dầu mỏ chứa 60% khí etilen cần thiết để sản xuất được 2,3 tấn ancol etylic. Biết rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 25%.
23. Hoá học và vấn đề môi trường – Bài tập 1 – trang 272 – SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch?
A. Không khí chứa 78%N2, 21%O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
B. Không khí chứa 78%N2, 18%O2, 4% hỗn hợp CO2, SO2, HCl.
C. Không khí chứa 78%N2, 20%O2, 2% CH4, bụi và CO2.
D. Không khí chứa 78%N2, 16%O2, 3% hỗn hợp CO2, 1%CO, 1%SO2.
24. Hoá học và vấn đề môi trường – Bài tập 2 – trang 272 – SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm?
A. Nước ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hoá học.
B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+. 
C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh.
D. Nước sinh hoạt từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt,  quá mức cho phép.
25. Hoá học và vấn đề môi trường – Bài tập 3 – trang 272 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?
A. Có hệ thống xử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông, hồ, biển.
B. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả.
C. Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch.
D. Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn.
26. Hoá học và vấn đề môi trường – Bài tập 4 – trang 273 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Sau khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu HNO3 tác dụng với Cu, thường có những chất thải nào? Nêu biện phát xử lí những chất thải này ngay trong phòng thí nghiệm.
27. Hoá học và vấn đề môi trường – Bài tập 5 – trang 273 – SGK – Hoá học 12 – Nâng cao
Sau bài thực hành hoá học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch, chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+,  
Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên?
A. Nước vôi dư.	B. HNO3.
C. Giấm ăn.	D. Etanol.
28. Hoá học và vấn đề môi trường – Bài tập 7 – trang 273 – SGK Hoá học 12 – Nâng cao
Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau:
Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585mg chất kết tủa màu đen.
a) Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ không khí đã có khí nào trong các khí sau đây:
A. H2S	B. CO2	C. SO2	D. NH3
b) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. Tính hàm lượng khí đó trong không khí, coi hiệu suất phản ứng là 100%.
c) Hãy xét xem sự nhiễm bẩn không khí trên có vượt mức cho phép không? Nếu biết hàm lượng cho phép là 0,01mg/l.

File đính kèm:

  • docBT HOA HOC VA VD MTXHKINHTE.doc