Giáo trình Quản lý Nhà nước về Tài chính Công

Những vấn đề cơ bản vềtài chính nhànước

I. Khái niệm và đặc điểm của tài chính Nhànước

1. Khái niệm Tài chính Nhànước

Tài chính Nhànước là một bộ phận hữu cơ của nền tài chính quốc

gia. Nó ra đời, tồn tại và phát triển gần với sự ra đời, tồn tại và phát triển

của Nhànước và sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Nhànước

xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn lực vật chất nhất định để nuôi sống bộ máy

Nhànước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội do cộng đồng giao phó.

Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, các nguồn lực vật chất đó, không những

đãđược tiền tệ hoá mà còn ngày càng trở nên dồi dào. Chính trong những

điều kiện như vậy, tài chính Nhànước mới ra đời, tồn tại và phát triển.

Ngày nay, tài chính Nhànước, không chỉ là công cụ động viên, khai thác

mọi nguồn lực tài chính của xã hội tạo nên s ức mạnh tài chính của Nhà

nước mà còn là công cụ quản lý, điều chỉnh mọi hoạt động kinh tế, xã hội

của mọi quốc gia. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, sự tồn tại, phát triển tài

chính Nhànước là một đòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả phạm trù tài chính Nhànước trong

thực tiễn, đòi hỏi trước hết phải nhận thức một cách đầy đủ, chính xác

phạm trù đó.

Trong thực tiễn đời sống xã hội, hoạt động tài chính thể hiện ra như

là các hiệntượng thu, chi bằng tiền - sự vận động của các nguồn tài chính -

gắn liềnvới việc tạo lập hoặc s ử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Trên phạm

vi toàn bộ nền kinh tế, gắn liền với sự hoạt động của các chủ thể trong các

lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau có các quỹ tiền tệ khác nhauđược hình

thành vàđược sử dụng. Có thể kể như: Quỹ tiền tệ của các hộgia đình; quỹ

tiền tệ của các doanh nghiệp; quỹ tiền tệ của các tổ chức bảo hiểm , tín

dụng; quỹ tiền tệ của Nhà nước

pdf402 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Quản lý Nhà nước về Tài chính Công, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NSNN gửi cơ quan quản lý 
cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp để tổng hợp đưa vào dự toán NSNN. 
Căn cứ vào nguồn vốn cấp bổ sung cho các doanh nghiệp nhà nước bố trí 
trong dự toán NSNN được Quốc hội thông qua và hướng dẫn của Bộ Tài 
chính, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị 
cấp vốn bổ sung của các doanh nghiệp và trình cấp có thẩm quyền quyết 
định mức cấp vốn bổ sung cho các doanh nghiệp nhà nước. 
2. Quản lý chi trợ cấp tài chính và trợ giá đối với doanh nghiệp 
Đối tượng được chi trợ cấp tài chính, trợ giá sản phẩm từ NSNN là các 
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khi tham gia thực hiện các 
nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai 
hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước. 
Các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động công ích, quốc phòng, an 
ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính 
sách giá của Nhà nước được xét trợ cấp hoặc trợ giá từ NSNN phải đảm bảo 
các điều kiện sau: 
- Được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hoạt 
động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp 
sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước; 
- Mặt hàng, dịch vụ thuộc danh mục trợ cấp, trợ giá; 
- Đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện nhiệm vụ được 
giao hoặc đặt hàng của Nhà nước; 
 200
- Mức trợ cấp, trợ giá phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định; 
- Thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ quản lý tài chính và thu 
nộp NSNN. 
Hàng năm, căn cứ vào quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, 
nhiệm vụ sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ Nhà nước giao; các doanh 
nghiệp xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, trong đó có kế hoạch trợ cấp tài 
chính, trợ giá sản phẩm báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh 
nghiệp và cơ quan tài chính đồng cấp. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách 
hàng năm được duyệt, cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp có trách 
nhiệm thẩm tra và trình cơ quan cấp có thẩm quyền xem xét quyết định 
mức trợ cấp tài chính, trợ giá sản phẩm đối với từng doanh nghiệp. 
Căn cứ vào kế hoạch trợ cấp tài chính, trợ giá sản phẩm hàng năm đã 
được phê duyệt, cơ quan tài chính tạm cấp cho doanh nghiệp 70% số trợ 
cấp, trợ giá theo tiến độ thực hiện kế hoạch. Kết thúc toàn bộ công việc hoặc 
kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo kết quả thực 
hiện nhiệm vụ được Nhà nước trợ cấp, trợ giá với cơ quan giao kế hoạch 
hoặc đặt hàng và cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan giao kế hoạch hoặc 
đặt hàng và cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra đánh giá kết quả 
thực hiện về số lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội của sản phẩm hoặc dịch vụ 
được trợ cấp, trợ giá: 
- Nếu doanh nghiệp không đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm, 
dịch vụ theo kế hoạch thì cơ quan tài chính sau khi trao đổi với cơ quan 
giao kế hoạch hoặc đặt hàng sẽ quyết định thu hồi số tiền chi không đem lại 
hiệu quả và số tiền thừa nộp NSNN hoặc chuyển thành khoản cấp phát năm 
sau; 
- Nếu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu về số lượng và chất 
lượng sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch mà vẫn còn thiếu thì cơ quan tài 
chính cấp phát bổ sung số còn thiếu trong kế hoạch dự toán được duyệt; 
- Các trường hợp có biến động về giá và nhiệm vụ đột xuất ngoài kế 
hoạch được giao thì cơ quan tài chính cùng cơ quan giao kế hoạch hoặc đặt 
hàng xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể trong tổng mức trợ cấp đã 
bố trí trong kế hoạch hoặc đưa vào dự toán năm sau. 
Ngoài nội dung quản lý các khoản chi đầu tư phát triển đã được trình 
bày trên, nội dung quản lý các khoản chi đầu tư phát triển khác của NSNN 
như chi cho quỹ hỗ trợ phát triển (tổ chức tài chính của Nhà nước) để cho 
 201
vay đầu tư phát triển, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng và chi dự 
trữ nhà nước sẽ được trình bày cụ thể ở các chương sau của giáo trình. 
 202
Chương thứ năm 
Quản lý chi thường xuyên của 
ngân sách nhà nước 
I. Nội dung, đặc điểm chi thường xuyên của NGâN SáCH NHà Nước 
1. Nội dung chi thường xuyên của ngân sách nhà nước 
Chi tiêu của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng về hình thức. 
Trong quản lý NSNN ta hiện nay người ta chủ yếu phân loại nội dung chi của 
nó theo một số nhóm lớn, như: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, 
chi viện trợ và chi khác. 
Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ 
quĩ NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các 
nhiệm vụ của Nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ 
công cộng khác mà Nhà nước vẫn phải cung ứng. 
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ thường 
xuyên mà Nhà nước phải đảm nhận càng tăng, đã làm phong phú thêm nội 
dung chi thường xuyên của NSNN. Tuy vậy, trong công tác quản lý chi 
người ta có thể lựa chọn một số cách phân loại các hình thức chi để tập hợp 
chúng vào nội dung chi thường xuyên một cách nhanh và thống nhất. 
1.1. Nếu xét theo từng lĩnh vực chi 
Nếu phân loại theo tiêu thức này, thì nội dung chi thường xuyên của 
NSNN bao gồm: 
+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn - xã. 
Hoạt động sự nghiệp văn - xã thuộc phạm vi chi thường xuyên của 
NSNN bao gồm nhiều loại hình đơn vị tham gia vào lĩnh vực này, như: các 
đơn vị sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo; sự nghiệp Y tế; sự nghiệp Văn hoá - 
Nghệ thuật; Thể dục - Thể thao; Thông tấn, báo chí; Phát thanh - Truyền 
hình; .v.v., một khi các đơn vị đó do Nhà nước thành lập và giao nhiệm vụ 
cho nó hoạt động. Tuy nhiên, mức cấp kinh phí cho mỗi đơn vị là bao nhiêu 
lại tuỳ thuộc vào nhiệm vụ mà mỗi đơn vị phải đảm nhận và cơ chế quản lý 
tài chính mà mỗi đơn vị thuộc hoạt động sự nghiệp văn - xã đã đăng ký áp 
dụng với cơ quan quản lý tài chính nhà nước và hiện đang có hiệu lực thi 
hành. 
+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước. 
 203
Việc thành lập các đơn vị sự nghiệp kinh tế để phục vụ cho hoạt động 
của mỗi ngành và phục vụ chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là hết 
sức cần thiết. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, hầu như ngành nào 
cũng có một số đơn vị sự nghiệp kinh tế do ngành đó quản lý. Tuy nhiên, 
kết quả do hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế này tạo ra không 
nhất thiết chỉ mang lại lợi ích riêng cho một ngành đó, mà nhiều khi lại là 
lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ví dụ: Các đơn vị sự nghiệp 
giao thông do ngành Giao thông quản lý, nhưng kết quả hoạt động của sự 
nghiệp giao thông là góp phần làm cho giao thông được thông suốt, an toàn 
lại là lợi ích chung cho rất nhiều ngành được hưởng. Những ví dụ tương tự 
như trên có thể thấy rất rõ ở hoạt động sự nghiệp của các ngành khác, như: 
Sự nghiệp Nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp; sự nghiệp Khí 
tượng, thuỷ văn; sự nghiệp Đo vẽ bản đồ; sự nghiệp Định canh, định cư và 
kinh tế mới .v.v.. 
Một bộ phận nguồn kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của 
đa số các đơn vị sự nghiệp kinh tế được hình thành thông qua số chi thường 
xuyên của NSNN và các đơn vị được cấp phát từ nguồn vốn của NSNN tại 
Kho bạc nhà nước. Bên cạnh đó, một bộ phận nguồn kinh phí do các đơn vị 
tự thu, được phép giữ lại để sử dụng và quản lý qua NSNN, như: các khoản 
phí, lệ phí và các khoản thu sự nghiệp khác. Về thực chất, những khoản này 
vẫn phải tính vào cơ cấu chi thường xuyên của NSNN và được xử lý thông 
qua nghiệp vụ ghi thu – ghi chi vào NSNN của Kho bạc nhà nước. 
+ Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước. 
Khoản chi này phát sinh ở hầu hết các ngành trong nền kinh tế quốc 
dân. Bởi với chức năng quản lý toàn diện mọi hoạt động kinh tế, xã hội nên 
bộ máy quản lý nhà nước đã được thiết lập từ Trung ương đến địa phương 
và có ở mọi ngành kinh tế quốc dân. Cụ thể là: 
Để thực hiện quyền lập pháp, bộ máy quản lý nhà nước được thiết lập 
ở cấp Trung ương có Quốc hội, cấp địa phương có Hội đồng nhân dân các 
cấp. 
Để thực hiện quyền hành pháp, bộ máy quản lý nhà nước được thiết 
lập ở cấp Trung ương có Chính phủ và các Bộ, ngành giúp Chính phủ thực 
hiện chức năng quản lý nhà nước về từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Ví 
dụ: Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Giáo dục - Đào tạo trên địa bàn 
 204
cả nước, có Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Y 
tế trên địa bàn cả nước, có Bộ Y tế..v.v.. 
Để thực hiện quyền hành pháp, bộ máy quản lý nhà nước được thiết 
lập ở cấp địa phương có Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan giúp Uỷ 
ban nhân dân mỗi cấp đó thực hiện chức năng quản lý nhà nước về từng 
ngành, từng lĩnh vực cụ thể, như: Sở Văn hoá - Thông tin giúp Uỷ ban nhân 
dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động Văn hoá - Thông tin trên địa bàn 
toàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Uỷ ban nhân dân 
tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ 
lợi và diện tích các loại đất đai sử dụng cho mục đích này.v.v.. 
Bộ máy quản lý nhà nước về tư pháp được thể hiện thông qua cơ cấu 
tổ chức của 02 cơ quan: Viện Kiểm sát và Toà án. Hai cơ quan này cũng 
được tổ chức theo một hệ thống dọc từ Trung ương xuống đến tận các địa 
phương. 
Ngoài các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống công quyền như trên, 
trong điều kiện nước ta được xếp vào cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý 
nhà nước còn có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức Chính trị - 
Đoàn thể – Xã hội, như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận 
Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tập thể, Hội Liên hiệp phụ nữ, 
Tổng Liên đoàn lao động. 
Tất cả các cơ quan quản lý nhà nước như trên muốn tồn tại và hoạt 
động để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước thì về cơ bản phải 
trông cậy vào sự cấp phát nguồn kinh phí từ NSNN; đặc biệt có những cơ 
quan 100% kinh phí hoạt động là do NSNN đảm bảo (Đảng Cộng sản Việt 
Nam). 
+ Chi cho Quốc phòng - An ninh và trật tự, an toàn xã hội. 
Phần lớn số chi NSNN cho Quốc phòng - An ninh được tính vào cơ 
cấu chi thường xuyên của NSNN (trừ chi đầu 

File đính kèm:

  • pdfgt_qlnntcc.pdf
Giáo án liên quan