Giáo trình Nhôm và hợp chất của nhôm (tiếp)

Câu 1: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 3:17. Cho X tan trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672 lít H2 (đktc). Cho Y tác dụng với 200 ml dung dịch HCl a mol/lít thu được 5,46 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,35 hoặc 0,55. B. 0,30 hoặc 0,55. C. 0,35 hoặc 0,50. D. 0,30 hoặc 0,50.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Nhôm và hợp chất của nhôm (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhôm và hợp chất của nhôm
Câu 1: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 3:17. Cho X tan trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,672 lít H2 (đktc). Cho Y tác dụng với 200 ml dung dịch HCl a mol/lít thu được 5,46 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,35 hoặc 0,55.	 B. 0,30 hoặc 0,55.	 C. 0,35 hoặc 0,50.	 D. 0,30 hoặc 0,50.
Câu 2: Cho 100ml dung dịch chứa NaAlO2 0,1M và NaOH 0,1M tác dụng với V ml dung dịch HCl 0,2M thu được 0,39 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 175 hoặc 75.	 B. 175 hoặc 150. 	 C. 75 hoặc 150. 	 D. 150 hoặc 250.
Câu 3: Cho 100ml dung dịch chứa AlCl3 1M và HCl 1M tác dụng với V ml dung dịch NaOH 2M thu được 6,24 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 160 hoặc 210.	 B. 170 hoặc 210. 	 C. 170 hoặc 240.	 D. 210 hoặc 240.
Câu 4: Trộn a lít dung dịch HCl 0,5M với 0,3 lít dung dịch NaOH 0,4M, thu được dung dịch X. Dung dịch X hoà tan vừa hết 1,02 gam Al2O3. Giá trị của a là
A. 0,18 hoặc 0,2.	 B. 0,18 hoặc 0,1. 	 C. 0,36 hoặc 0,1. 	 D. 0,36 hoặc 0,2.
Câu 5: Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Các chất có tính chất lưỡng tính là
A. cả 3 chất.	 B. Al và Al2O3.	 C. Al2O3 và Al(OH)3. D. Al và Al(OH)3.
Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí H2(đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH, thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,2gam. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 65,385%.	 B. 34,615%.	 C. 88,312%.	 D. 11,688%.
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn Al trong 0,5 lít dung dịch HCl 0,2M thu được 0,672 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 0,78 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,14 hoặc 0,22.	B. 0,14 hoặc 0,18. 	 C. 0,18 hoặc 0,22 	 D. 0,22 hoặc 0,36.
Câu 8: Số lượng phản ứng tối thiểu để có thể điều chế được nhôm từ nhôm sunfat là
A. 1.	B. 2.	 C. 3.	 D. 4.
Câu 9: Cho 200 ml dung dịch X gồm NaAlO2 0,1M và Ba(OH)2 0,1M tác dụng với V ml dung dịch HCl 2M thu được 0,78 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 55.	 B. 45.	 C. 35.	 D. 25.
Câu 10: Cho 200 ml dung dịch Y gồm AlCl3 1M và HCl tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là
A. 0,5.	 B. 1,0.	 C. 1,5.	 D. 2,0.
Câu 11: Trong công nghiệp, để điều chế nhôm người ta đi từ nguyên liệu ban đầu là
A. quặng boxit.	B. cao lanh (đất sét trắng). C. phèn nhôm. D. criolit.
Câu 12: Số lượng phản ứng tối thiểu để có thể điều chế được nhôm từ natri aluminat là
A. 1.	B. 2.	 C. 3.	 D. 4.
Dùng cho câu 13 và 14: Nung hỗn hợp X gồm Al và FexOy đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch C, chất rắn D và 0,672 lít khí H2(đktc). Sục CO2 dư vào C thu được 7,8 gam kết tủa. Cho D tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 2,688 lit khí SO2(đktc). 
Câu 13: Nếu cho 200ml dung dịch HCl 1M tác dụng với C đến khi phản ứng kết thúc thu được 6,24g kết tủa thì số gam NaOH ban đầu tối thiểu là
A. 5,6.	 B. 8,8.	 C. 4,0.	 D. 9,6.
Câu 14: Công thức của sắt oxit là
A. FeO.	 B. Fe2O3.	 C. Fe3O4.	 D. Fe3O2.
Câu 15: Hỗn hợp A gồm 0,56 g Fe và 16 g Fe2O3.Trộn A với m gam bột nhôm rồi nungở nhiệt độ cao (không có không khí), thu được hỗn hợp D. Nếu cho D tan trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được a lít khí, nhưng cho D tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì thể tích khí thu được là 0,25a lít (trong cùng điều kiện). Khoảng giá trị của m là
A. 0,54 < m < 2,70.	 B. 2,7 < m < 5,4. 	 C. 0,06 < m < 6,66. D. 0,06 < m < 5,4.
Câu 16: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Al(OH)3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là.
A. 6,72.	 B. 4,48.	 C. 2,24.	 D. 8,96.
Dùng cho câu 17, 18: Cho 44,56 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với Al (nung nóng chảy) thì thu được 57,52 gam chất rắn. Nếu cũng cho lượng A như trên tác dụng hoàn toàn với CO dư (nung nóng) thu được x gam chất rắn. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thu được y gam kết tủa. Biết các phản ứng khử sắt oxit chỉ tạo thành kim loại. 
Câu 17: Giá trị của x là
A. 21,52.	 B. 33,04.	 C. 32,48.	 D. 34,16.
Câu 18: Giá trị của y là
A. 72,00.	 B. 36,00.	 C. 54,00.	 D. 82,00.
Câu 19: Có thể nhận biết 2 dung dịch riêng rẽ ZnSO4 và Al2(SO4)3 bằng thuốc thử duy nhất là
A. dung dịch Ba(OH)2.	B. dung dịch NH3.
C. dung dịch Na2CO3.	 D. dung dịch quỳ tím.
Câu 20: Trong quá trình điều chế nhôm bằng phản ứng điện phân nóng chảy nhôm oxit, người ta thường dùng criolit (Na3AlF6) với mục đích chính là
A. tăng độ dẫn điện của nhôm oxit nóng chảy.
B. giảm nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxit.
C. ngăn cản phản ứng của nhôm sinh ra với oxi không khí.
D. thu được nhiều nhôm hơn do trong criolit có chứa nhôm.
Câu 21: Có 3 dung dịch với nồng độ biết trước là Al(NO3)3 0,1M (X); Al2(SO4)3 0,1M (Y) và NaOH 0,5M (Z). Chỉ dùng phenolphtalein cùng các dụng cụ cần thiết có thể
A. chỉ nhận được dung dịch X.	B. chỉ nhận được dung dịch Y.
C. chỉ nhận được dung dịch Z.	D. nhận được cả 3 dung dịch.
Dùng cho câu 22, 23: Cho 6,72 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500ml dung dịch Ca(OH)2 thu được 10,00 gam kết tủa. Nếu cho 500ml dung dịch Ca(OH)2 nói trên tác dụng với 100ml dung dịch AlCl3 1,2M thì thu được x gam kết tủa. 
Câu 22: Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng là
A. 0,2.	 B. 0,3.	 C. 0,4.	 D. 0,5.	
Câu 23: Giá trị của x là
A. 9,36.	 B. 3,12.	 C. 6,24.	 D. 4,68.
Câu 24: Khử hoàn toàn 34,8 gam một oxit của sắt bằng lượng nhôm vừa đủ, thu được 45,6 gam chất rắn. Công thức của sắt oxit là
A. Fe2O3.	 B. FeO.	 C. Fe3O4.	 D. Fe3O2.
Câu 25: Cho 2,7g bột Al vào dung dịch chứa 0,135 mol Cu(NO3)2 tới khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào X thu được 4,68g kết tủa. Giá trị tối thiểu của V là
A. 0,09.	 B. 0,12.	 C. 0,15.	 D. 0,18.
Câu 26: Cho 100 ml dung dịch NaAlO2 1M tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 3,9 gam kết tủa. Số mol H2SO4 tối đa là
A. 0,025.	 B. 0,0125.	 C. 0,125.	 D. 0,25.
Câu 27 (A-07): Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. chỉ có kết tủa keo trắng.	B. không có kết tủa, có khí bay lên.
C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.	D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
Câu 28 (A-07): Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. a : b > 1 : 4.	 B. a : b = 1 : 4.	 C. a : b = 1 : 5.	 D. a : b < 1 : 4.
Câu 29 (B-07): Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 1,56 gam. Giá trị lớn nhất của V là
A. 1,2.	 B. 1,8.	 C. 2,0.	 D. 2,4.

File đính kèm:

  • docOn tap Kim loai Nhom.doc