Giáo trình Đường lối cách mạng Việt Nam

1. Đối tượng nghiên cứu:

a. Khái niệm đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam:

Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời

là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung

thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng cộng

sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư

tưởng, kim chỉ nam cho hành động; lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ

bản.

Ngay từ khi ra đời, “thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng đã đề ra

đường lối cách mạng đúng đắn Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng

cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp

khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta -Đảng của giai cấp công nhân – không ngừng củng cố và tăng cường”.

Gần 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã giành

được những thắng lợi to lớn:

- Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, giành độc lập cho dân

tộc, tự do cho nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mối cho nước nhà - độc lập

dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Đánh thắng các thế lực xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước

- Bảo vệ vững chắc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

- Tiến hành thành công sự nghiệp đổi mới, đưa Việt Nam hội nhập vào trào

lưu chung của thế giới để phát triển mạnh mẽ, vững chắc.

- Góp phần vào tích cực vào sự nghiệp hòa bình, thịnh vượng của nhân dân

thế giới.

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đấu quyết định mọi thắng lợi của cách

mạng Việt Nam. Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản trước hết là đề

ra đường lối cách mạng. Hoạch định đường lối là công việc quan trọng hàng đầu của

một chính đảng.

Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách

về mục tiêu, phương hướng, nhiệ m vụ và giải pháp của cách mạngViệt Nam. Đường

lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị

Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tùy theo nội dung, tính chất,

phạ m vi và thời gian Đảng đề ra đường lối cách mạng theo các cấp độ khác nhau.

Có đường lối chính trị chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng như: đường lối độc

lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Có đường lối cách m ạng trong thời kỳ lịch

2

sử như: đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; đường lối cách mạng xã hội

chủ nghĩa. Có đường lối vạch ra trong từng giai đoạn như: đường lối cách m ạ ng

trong thời kỳ vận động dân chủ 1936 – 1939; đường lối cách mạng trong thời k ỳ

khởi nghĩa giành chính quyền (1939 – 1945); đường lối cách mạng miền Nam trong

thời kỳ chống Mỹ (1954 – 1975); đường lối đổi mới (từ Đại hội VI, năm 1986).

Ngoài ra còn có đường lối cách mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động như:

đường lối công nghiệp hóa, đường lối đối ngoại

Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi nắm bắt

đúng quy luật vận động khách quan.Vì vậy trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách

mạng, Đảng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để

kịp thời điều chỉnh, phát triển đường lối, thậm chí nếu thấy đường lối không còn phù

hợp với sự vận động của thực tiễn thì phải thay đổi

pdf125 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Đường lối cách mạng Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i và có khả năng sáng tạo công nghệ mới. 
Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa. 
Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, 
giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói 
chung. Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm 
lực khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu 
cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế 
kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình 
độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu 
mới. 
Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với 
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đan dạng 
sinh học. 
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu 
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu 
đó, trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ có như vậy 
mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của 
nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa 
các vùng Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con người, mọi con người đều được 
hưởng thành quả của sự phát triển. 
 62
Sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ 
môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng 
sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường 
tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người 
và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững. 
3. Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát 
triển kinh tế tri thức : 
a. Nội dung : 
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: ‘Chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối 
cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát 
triển kinh tế tri thức. Phải coi trọng kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền 
kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa’. 
Nội dung cơ bản của quá trình này là: 
- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao 
dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con 
người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. 
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước 
phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh 
tế - xã hội. 
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh 
thổ. 
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các 
ngàn, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. 
b. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy 
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức : 
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải 
quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân. 
Một là, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 
Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn cùa quá trình 
công nghiệp hóa đối với tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa trên thế giới, bởi 
vì công nghiệp hóa là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn, gia tăng 
khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và đô thị. Nông nghiệp là nơi cung cấp 
lương thực, nguyên liệu, lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng 
lớn cho công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời điểm ki bắt 
đầu công nghiệp hóa. Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn là 
vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa. Trong những năm 
tới, định hướng phát triển cho quá trình này là: 
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra 
giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy 
nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao sản 
 63
xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng 
vùng, từng địa phương. 
Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và 
dịch vụ ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. 
Hai là, về quy hoạch phát triển nông thôn. 
Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông nghiệp, thực hiện 
chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống 
no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh. 
Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ 
như thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, 
bưu điện, chợ 
Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao 
trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, bảo đảm an ninh, 
trật tự an toàn xã hội. 
Ba là, về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn. 
Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng 
có sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, 
các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông nghiệp theo hướng giảm 
nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng lao động làm công 
nghiệp, dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu 
vực nông thôn, kể cả đi lao động nước ngoài. 
Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các 
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 
- Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: 
Tính quy luật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tỳ trọng của nông nghiệp 
giảm còn công nghiệp, dịch vụ thì tăng lên. Vì vậy, nước ta chủ trương phát triển 
nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. 
Một là, đối với công nghiệp và xây dựng. 
Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, 
công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản 
phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc 
khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Khuyến 
khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành công 
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan 
trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn của 
nước ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia. 
Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan 
trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất 
cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. 
Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt định 
cư ở nước ngoài. 
 64
Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội nhất là các sân bay 
quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung 
cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp 
thoát nước. Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng 
lượng. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính – viễn thông. 
Hai là, đối với dịch vụ. 
Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có 
chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành 
dịch vụ cao hơn với tốc độ tăng GDP. Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế 
để tạo bước phát triển ngành ‘công nghiệp không có khói’ này. Tiếp tục mở rộng và 
nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân 
hàng, bưu chính viễn thông, du lịch. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất 
nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn. 
Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công 
cộng. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo hàng lang pháp lý, môi trường 
thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh trạnh 
bình đẳng trên thị trường dịch vụ. 
- Phát triển kinh tế vùng: 
Cơ cấu kinh tế vùng là một trong những cơ cấu cơ bản của nền kinh tế quốc 
dân. Xác định đúng đắn cơ cấu vùng có ý nghĩa quan trọng, nó cho phép khai thác 
có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các 
vùng trong cả nước. Để phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng trong những năm tới, cần 
phải : 
Một là, có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong nước cùng phát triển 
nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của 
mỗi vùng và liên vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu 
quả cao, khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính. 
Hai là, xây dựng 3 vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung, miền 
Nam thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này 
đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước. Trên cơ sở phát triển 
các vùng kinh tế trọng điểm, tạo ra động lực và sự lan tỏa đến các vùng khác và trợ 
giúp các vùng khó khăn, đặc biệt các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nguyên, Tây Nam, 
Tây Bắc. Có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó 
khăn. Bổ sung chính sách, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần 
kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn. 
- Phát triển kinh tế biển : 
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng 
tâm, trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong 
khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và h

File đính kèm:

  • pdfgt_duongloi CM VN.pdf