Giáo trình Dạy nghề điện dân dụng THCS

I. CẤU TẠO:

 Giống như động cơ một pha, cuộn làm việc được quấn dây lớn ít vòng, cuộn khởi động quấn dây nhỏ nhiều vòng được mắc nối tiếp với tụ điện.

II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC:

 Giống như động cơ một pha, trên trục có gắn cánh quạt để làm mát động cơ khi làm việc và phía đầu có gắn cánh bơm rút và đẩy nước.

III. HƯ HỎNG VÀ SỬA CHỮA:

 1. Động cơ bị chạm mass:

 a. Nguyên nhân:

 - Do cuộn dây bị chạm vào lõi thép stato.

 - Do dây dẫn điện vào động cơ bị chạm vỏ kim loại.

 - Do nước tràn vào cuộn dây.

 b. Cách sửa chữa:

 - Tháo ĐC ra dùng đồng hồ hay đèn thử đo tìm chổ chạm canh cách điện lại.

 - Tháo hợp đấu dây động cơ, quan sát tìm chổ chạm, băng cách điện lại.

 - Tháo động cơ dùng xăng rửa sạch, sau đó đem sấy khô cuộn dây, dùng đồng hồ mêgômmét kiểm tra lại.

 2. Động cơ không khởi động được:

 a. Nguyên nhân:

 - Do tụ bị hỏng.

 - Do cánh bơm bị kẹt.

 - Do cuộn khởi động và cuộn làm việc bị chạm với nhau.

 b. Cách sửa chữa:

 - Tháo tụ điện ra khỏi động cơ kiểm tra như tụ của quạt.

 - Tháo chụp che cánh quạt, dùng tay quay nhẹ cánh quạt, sau đó cho điện vào kiểm tra lại.

 - Tháo động cơ, mở đầu dây chung ra, dùng đồng hồ đo R đặt 1 que vào đầu cuộn khởi động, que kia vào đầu cuộn làm việc, nếu đồng hồ báo 1 giá trị điện trở thì 2 cuộn dây bị chạm. Dùng dao tre tách lớp cách điện giữa cuộn làm việc và khởi động, nếu thấy chổ chạm thì canh cách điện, sau đó kiểm tra lại.

THỰC HÀNH

 

 

doc101 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Dạy nghề điện dân dụng THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt đồng hồ đúng vị trí.
	- Bước 2: Chọn đại lượng đo R, có giá trị thang thích hợp.
 - Bước 3: Chỉnh kim về 0.
	- Bước 4: Tiến hành đo, ta đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở.
	- Bước 5: Đọc kết quả đo khi kim ổn định.
BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐO ĐIỆN TRỞ 
BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
Họ và tên:
1. 
2. 
3. 
Lớp :
T Kết quả thực hành đo điện trở:
Tên phần tử đo
Thang đo
Kết quả
T Bài tập về nhà: Em hãy quan sát công tơ điện của nhà em và ghi vào báo cáo thực hành đo điện năng tiêu thụ trong một tuần.
BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐO ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ 
BẰNG CÔNG TƠ ĐIỆN MỘT PHA
Họ và tên:
Lớp:
T Kết quả thực hành đo điện năng tiêu thụ:
Ngày
Chỉ số công tơ 
trước khi đo
Chỉ số công tơ 
sau khi đo
Điện năng 
tiêu thụ (KWh)
 Em hãy hãy tính số tiền điện phải trả trong 1 tuần lễ là bao nhiêu? Biết giá tiền điện là 750 đ / KWh
T CHÚ Ý: HỌC SINH nhớ thực hiện biện pháp an toàn điện khi xem chỉ số của công tơ điện.
BÀI 6
MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA 
MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT
Hiểu được công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc, phân loại, cách chọn của một số khí cụ điện.
Biết được cách sử dụng và bảo quản của một số thiết bị điện.
	Khí cụ điện là các bộ phận được dùng trong mạch điện để đo đại lượng điện, điều khiển, vận hành các máy móc, thắp sáng các bóng đèn hoặc bảo vệ đường dây, máy móc thiết bị điện khi quá tải, chập mạch để tránh cho thiết bị, máy móc điện khỏi bị hỏng, tránh gây hỏa hoạn và an toàn điện cho người sử dụng.
I. KHÍ CỤ ĐIỆN:
	1. Cầu dao: 
	a. Công dụng: Là khí cụ điện dùng để đóng cắt trực tiếp bằng tay ở đường dây chính, chịu tải dòng điện lớn và luôn có cầu chì đi kèm để bảo vệ quá tải hay ngắn mạch (cầu dao một ngã).
	b. Cấu tạo: Cầu dao có nhiều loại: 1 pha 1 ngã; 1 pha 2 ngã; 3 pha 1 ngã; 3 pha 2 ngã nhưng cấu tạo chung các bộ phận sau:
 	 - Mỗi cực cầu dao gồm có: đầu tiếp xúc tĩnh và lưỡi dao động. 
	 - Các lưỡi dao được nối chặt với nhau bằng thanh cách điện có tay nắm để điều khiển đóng cắt mạch điện. 
 	- Phía dưới có cầu chì bảo vệ.
	- Phần đế bằng sứ gắn các cọc nối và dao tiếp điện, phía trên là các phần chắn bằng chất PVC để đảm bảo an toàn điện cho người sử dụng. 
	- Những cầu dao có công suất lớn có thêm lưỡi dao phụ.
	* Đảo điện là loại cầu dao có 2 hướng, được sản xuất loại 2 cực, 3 cực không có cầu chì bảo vệ. Đảo điện được sử dụng trường hợp như dùng lấy điện ở 2 nguồn khác nhau, đảo chiều quay động cơ Cầu dao đảo điện được sản xuất chịu tải đến 200A. 
	* Đối với dòng điện lớn nên sử dụng tủ điện an toàn điện vì có nắp đậy che chắn vững chắc tránh được tia hồ quang phóng ra khi có sự cố xảy ra.
 c. Nguyên lý làm việc: 
	Muốn cho dòng điện vào mạch, ta đẩy tay nắm lên phía trên đầu tiếp xúc động nối liền với đầu tiếp xúc tĩnh. Dòng điện sẽ được nối từ nguồn qua cầu chì đến phụ tải. Khi có sự cố ngắn mạch hay quá tải, cầu chì có tác động cắt mạch điện.
 d. Phân loại và ký hiệu:
	 - Cầu dao 1 pha 1 ngã:
	 - Cầu dao 1 pha 2 ngã:
 - Cầu dao 3 pha 1 ngã:
 	 - Cầu dao 3 pha 2 ngã:
 e. Cách chọn: Căn cứ theo Iđm và Uđm của phụ tải.
	2. Cầu chì: 
	a. Công dụng: 
	 Là khí cụ điện dùng để bảo vệ các thiết bị điện và đường dây khi chập mạch, nối tắt hoặc quá tải, quá điện áp
 b. Cấu tạo: (cầu chì hộp) thân cầu chì có 2 cực bắt dây, ở 2 đầu má kẹp. Nắp cầu chì có 2 cực để bắt dây chảy.
 c. Nguyên lý làm việc: 
 Khi cho điện vào mạch, cầu chì được nối thông nguồn điện và phụ tải. Nếu mạch bị quá tải hay ngắn mạch thì dây chảy bị đứt, sẽ cắt điện đến phụ tải.
 d. Phân loại và ký hiệu: 
	- Cầu chì hộp.
	- Cầu chì ống.
	- Cầu chì đuôi xoắn ốc.
	- Cầu chì ngoài trời.
	- Bộ bảo vệ quá dòng (rơle nhiệt).
 	f. Cách chọn: Căn cứ vào dòng điện định mức của phụ tải. 
	3. Công tắc:
	a. Công dụng: Dùng để điều khiển đóng cắt các thiết bị chiếu sáng.
	b. Cấu tạo: 
 Công tắc có nhiều dạng loại bật, loại nhấn, loại xoay, loại kéoNút điều khiển bằng tay, tiếp điểm tĩnh, tiếp điểm động, các cực dấu dây, hộp bảo vệ.
	c. Nguyên lý làm việc: 
 Bật nút điều khiển dòng điện được nối từ dây lửa qua cầu chì đến cộng tắc về dây nguội nguồn, đèn sáng. Muốn tắt thì điều khiển ngược lại.
	 	d. Phân loại và ký hiệu: 
	 - Phân loại: công tắc bật, nhấn, xoay, kéo..
	 - Ký hiệu: 
CT 2 cực CT 3 cực
	e. Cách chọn: Căn cứ vào đặc điểm của phụ tải.
	4. Aùp tô mát: (CB)
	a. Công dụng: Dùng để dóng cắt mạch điện tuỳ theo chức năng có thể bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp.
	b. Cấu tạo: 
	Gồm tiếp điểm tĩnh (1), tiếp điểm động (2), cuộn dây bảo vệ quá dòng (3). Cuộn dây bảo vệ sụt áp (4). Buồng dập hồ quang, các cực bắt dây, nút điều khiển bằng tay, các lò xo 7, 8, 9, các móc 5, 6, 10, 11.
	c. Nguyên lý làm việc: 
	 - Đóng nút điều khiển về trên, dòng điện được dẫn từ nguồn đến phụ tải. Nếu dòng điện qua tải vượt quá định mức dòng điện trong cuộn dây (3) tăng, lực hút của nam châm thắng lực cản của lò xo (8), mốc (10) đẩy lên, mốc (5) và (6) mở ra, lò xo (7) kéo về ngắt mạch.
	- Khi điện áp giảm quá mức qui định, cuộn dây điện áp (4) không thắng nổi lực căng của lò xo (9) nên mốc (11) đẩy lên làm cho mốc 5 và mốc 6 mở ra thì lò xo (7) kéo về cắt mạch.
 à Sơ đồ nguyên lý:
Nút kiểm soát nguồn
1
1
1
6
2
2
2
5
10
10
11
8
8
9
3
3
4
7
	d. Ký hiệu :
 e. Cách chọn : Căn cứ Iđm và Uđm
	5. Cầu dao chống giật ELCB: 
 	a. Công dụng: 
	 Dùng để đóng cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch và dòng điện rò.
 	b. Cấu tạo: 
	- Hệ thống bảo vệ quá tải, ngắn mạch giống như CB nhưng có thêm hệ thống bảo vệ dòng rò.
	- Gồm 1 vòng xuyến, lõi sắt Ferit có độ từ thẩm cao. Trên đó được gắn hai cuộn dây có số vòng bằng nhau và một cuộn cảm biến quấn nhiều vòng có tiết diện dây nhỏ cung cấp vào cuộn dây rơ le con để tác động cắt mạch. Dòng điện rò lớn hơn 250mA, nếu có thêm mạch khuếch đại thì sẽ có dòng rò 15mA.
Cuộn dây Rờle con
c. Nguyên lý làm việc : 
 	 - Khi đóng mạch điện, dòng điện qua hai 
cuộn dây có số vòng bằng nhau, đến phụ tải và 
cuộn dây rơle nhiệt trở về nguồn. Từ thông 
tổng sinh ra 2dòng điện đi và về qua 
2 cuộn dây có f= o. 
 	- Nếu có dòng điện rò trên đường 
dây Rờle nhiệt
ở mạch tiêu thụ, thì dòng điện đi trên 
dây pha và dây trung tính không bằng nhau 
nên dòng điện tổng: 
 It = If – Inguội > 0( lớn > 250 mA). 
 	- Vì vậy từ thông tổng sẽ sinh ra trong 2 cuộn dây trong vòng xuyến làm sinh sức điện động trong cuộn dây cảm ứng, tác động cuộn dây rờle con cắt mạch điện.
	d. Cách chọn: Căn cứ theo yêu cầu, tính chất của mạch và căn cứ theo điện áp, dòng điện định mức và dòng điện rò.
	6. Ổ cắm và phích cắm: 
	- Ổ cắm là nơi lấy điện cung cấp cho đồ dùng điện di động như: quạt điện, bàn ủi, bếp điện thường là loại sứ hoặc chất dẻo chịu nhiệt. Nếu hệ thống điện có dây nối đất thí ổ cắm có 3 lỗ cắm,trong đó có 1 lỗ để gắn với dây nối đất có dạng khác biệt. Trên ổ cắm có ghi cường độ dòng điện định mức và điện thế làm việc. Vì vậy, khi sử dụng tránh dùng quá dòng điện định mức sẽ dễ làm cháy tiếp điểm ổ cắm. Ở nơi ẩm ướt nên sử dụng loại ổ cắm kín nước, có nắp đậy an toàn. 
	- Phích cắm dùng để nối với ổ cắm, để lấy điện từ ổ cắm cung cấp cho đồ dùng điện. Phích cắm được sản xuất loại rời hoặc đúc liền với dây dẫn để đảm bảo an toàn điện cho người sử dụng.
	* Hiện nay trên thị trường, các ổ cắm và phích cắm các cọc nối dạng tròn hoặc dẹp nên sử dụng đúng cỡ cho phù hợp. 
 7. Đuôi đèn tròn và đuôi đèn huỳnh quang:
	- Đuôi đèn có nhiệm vụ giữ bóng đèn và đưa điện vào bóng đèn. Đuôi đèn tròn có 2 kiểu cơ bản: kiểu đuôi có ngạnh và kiểu đuôi xoắn ốc. Thông thường hiện nay đuôi đèn được chế tạo với loại chất cách điện fibre đối với đuôi đèn cho bóng đèn có công suất lớn thì bằng sứ cách điện để chịu được sức nóng cao do đèn tỏa ra.
	- Khi lắp đặt đèn treo trên trần nên gút dây lại để tăng cường độ bền về cơ, tránh làm mối nối dây dẫn bị sút ra.
	- Đối với đèn huỳnh quang thì các đuôi đèn được lắp trên giá đèn khá vững chắc và có một đuôi kết hợp luôn chỗ lắp tắc te (Starter). 
II. CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN:
	1. Bàn là:
	a. Cách sử dụng: Tuỳ theo ta điều chỉnh nút vặn để cam lệch tâm tì mạnh hay yếu vào tiếp điểm mà mà cắt mạch điện nhanh hoặc chậm, cho tương ứng với nhiệt độ là các loại vải.
	- Số 1 : Nhiệt độ 850C – 1150C à Sợi hoá học.
	- Số 2 : Nhiệt độ 1150C – 1400C à Tơ lụa.
	- Số 3 : Nhiệt độ 1400C – 1650C à Len.
	- Số 4 : Nhiệt độ 1650C – 1900C à Bông, vải, sợi.
	- Số 5 : Nhiệt độ 1900C – 2300C à Lanh, vải bạt.
	b. Bảo quản: 
	- Cất nơi khô ráo.
	- Khi làm xong để nguội, phải lau đế bàn là cho sạch những sợi tơ, nylon cháy dính vào đế nhằm mụch đích là lần sau không dính đen vào quần áo.
	- Không để nước rơi vào 

File đính kèm:

  • docsach day nghe dien THCS.doc