Giáo trình Chủ đề 6: Dung dịch

DUNG DỊCH: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan hay sản phẩm tương tác của chất tan và dung môi.

VD: Nước đường: có đường là chất tan, nước là dung môi .

*Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

VD: Xăng hòa tan được dầu ăn, tạo thành dung dịch. Nước không hòa tan được dầu ăn. Nên xăng là dung môi của dầu ăn, nước không là dung môi của dầu ăn

 

docx5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Chủ đề 6: Dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lượng chất tan tối đa. Khi dung dịch đã bão hòa, lượng chất tan không đổi.
3.Dung dịch tạo thành sau phản ứng: “là dung dịch chứa các thành phần: chất tan tham gia phản ứng còn dư và chất tan tạo ra trong quá trình phản ứng (không kể chất kết tủa và chất bay hơi!)”
4.Khối lượng dung dịch: bằng tổng “khối lượng dung môi” + “khối lượng chất tan”.
5.Khối lượng dung dịch tạo thành sau phản ứng: bằng tổng khối lượng của “các dung dịch ban đầu + các chất lấy vào” – tổng khối lượng của “các chất kết tủa + bay hơi”.
6.Hỗn hợp sau phản ứng: gồm “ sản phẩm của phản ứng” + “chất còn dư” + “chất không tham gia phản ứng”.
7.Khối lượng chất kết tinh: chỉ có dung dịch bão hòa hoặc quá bão hòa thì mới tính được khối lượng chất kết tinh.
8.Thể tích dung dịch sau phản ứng: nói chung, thay đổi không đáng kể so với thể tích dung dịch trước phản ứng (cho dù có chất kết tủa và bay hơi đi nữa!). Do đó, ta có thể lấy bằng thể tích trước phản ứng.
Để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn, ta có thể thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau:
-Khuấy dung dịch: sự khuấy làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn, vì nó luôn luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước.
-Đun nóng dung dịch: đun nóng dung dịch làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn, vì ở nhiệt độ càng cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh, làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.
-Nghiền nhỏ chất rắn: kích thước của chất rắn càng nhỏ thì chất rắn bị hòa tan càng nhanh, vì gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử.
II-NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
-Nồng độ: là đặc tính cơ bản của dung dịch. Nó chỉ lượng chất tan có trong một lượng hay một thể tích nhất định của dung môi hoặc dung dịch.
Nồng độ phần trăm: (kí hiệu là C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Với a% = C%
Hay 
Trong đó: Ddd (g/ml) là khối lượng riêng của dung dịch.
 Vdd (ml)	, m (g)
Nồng độ mol: (kí hiệu là CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lit dung dịch. Đơn vị: mol/ lit.
Độ rượu: cho biết số cm3 rượu nguyên chất có trong 100 cm3 dung dịch rượu.
VD: Rượu etylic 45o: nghĩa là trong 100 ml (cm3) dung dịch rượu này thì có 45 ml (cm3) rượu C2H5OH nguyên chất.
*Các loại nồng độ thường dùng:
Nồng độ %
Nồng độ mol/lit
Nồng độ gam/lit
Độ rượu
Chất tan
mct (gam)
nctA (mol)
mct (gam)
V rượu (cm3)
Dung dịch
100 gam
1 lit
1 lit
100 cm3
Công thức tính
Chú ý: * mct: là khối lượng chất tan, biểu thị bằng gam.
 * mdd: là khối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam.
 * nctA: là số mol chất tan A, biểu thị bằng mol.
 * Vdd: là thể tích dung dịch, biểu thị bằng lit.
-Dung dịch có thể chứa nhiều chất tan, nhưng nồng độ chỉ ứng với một chất tan duy nhất.
-Thể tích dung dịch không phải lúc nào cũng bằng bằng tổng thể tích chất tan và dung môi. Chẳng hạn: Vdd # V rượu etylic + V nước.
-Chất A trong biểu thức tính nồng độ mol (hay mol/lit) có thể là phân tử hoặc ion.
Cách chuyển đổi nồng độ:
a.Chuyển từ nồng độ % sang nồng độ M:
-Áp dụng công thức: 
-Trong đó: CM: là nồng độ mol.
 M: khối lượng mol chất tan .
 a: số gam chất tan trong 100 g dung dịch (a% = C%)
 D: Khối lượng riêng của dung dịch (g/cm3 hay g/ ml)
b.Chuyển từ nồng độ M ra nồng độ %: 
Chú ý cơ bản:
-Với các chất lỏng và chất rắn: m = V.D
Phải đưa về cùng đơn vị: nếu D(g/ml) thì m (g) và V (ml).
*Khối lượng riêng của nước là: D = 1000 kg/m3 = 1 g/ml
Một số kinh nghiệm khi giải toán nồng độ:
Cơ sở giải quyết toán nồng độ là dựa vào định nghĩa các loại nồng độ từ đó suy ra công thức tính loại nồng độ.
Đọc kỹ đề toán để xác định được chất đem hòa tan và dung dịch tạo thành. Từ đó tìm đúng chất tan trong dung dịch rồi mới thay vào công thức tính nồng độ (coi chừng trong nhiều bài toán, chất đem hòa tan lại khác chất tan có trong dung dịch tạo thành) VD: Hòa tan Na2O vào H2O được dung dịch NaOH: ở đây, chất đem hòa tan là Na2O, dung dịch tạo thành là NaOH do đó chất tan để thay vào công thức tính nồng độ phải là NaOH.
Đề toán cho giả thiết liên quan đến loại nồng độ nào hoặc yêu cầu tính loại nồng độ nào, ta nên viết ngay “công thức tính loại nồng độ đó” ra giấy nháp để định hướng bài làm.
Trong công thức tính nồng độ, khối lượng chất tan phải là “khối lượng nguyên chất” không ngậm nước. 
Khi dựa vào phương trình phản ứng để tính toán, chỉ được đưa trị số của chất tan chứ không được đưa trị số của dung dịch vào.
VD: Hòa tan 25 g một chất vào 100 g H2O, dung dịch có khối lượng riêng là 1,143g/ml. Tính nồng độ phần trăm và thể tích dung dịch.
Giải: -Nồng độ phần trăm: 
-Thể tích dung dịch: 
Bài toán kết tinh dung dịch cho sẵn về dạng tinh thể ngậm nước.
Dùng định luật bảo toàn khối lượng để tính:
Khối lượng (thể tích) tinh thể = ” khối lượng (thể tích) dung dịch ban đầu” + ” khối lượng (thể tích) nước”.
Khối lượng chất tan trong tinh thể = ” khối lượng chất tan trong dung dịch ban đầu”.
VD: KÕt tinh 500 ml dung dÞch Fe(NO3)3 0,1 M th× thu ®ưîc bao nhiªu gam tinh thÓ Fe(NO3)3.6H2O
Gi¶i: Ta có: 
Khi kÕt tinh dung dÞch Fe(NO3)3 + 6H2O Fe(NO3)3.6H2O
Sè mol Fe(NO3)3.6H2O b»ng sè mol Fe(NO3)3 b»ng 0,05 mol. 
Vậy khèi lư¬ng tinh thể Fe(NO3)3.6H2O thu ®ưîc lµ: 0,05 . 350 = 17,5 (g)
BÀI TẬP 
I-TỰ LUẬN
Câu 1: Dung dịch là gì? Lấy 1 ví dụ về dung dịch và chỉ rõ đâu là chất tan, đâu là dung môi?
Câu 2: Dung dịch chưa bão hòa ? Dung dịch bão hòa ? 
Câu 3: Tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:
1 mol KCl trong 750ml dung dịch. c) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch.
400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch.
Câu 4: Hãy tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:
20g KCl trong 600g dung dịch.	 b) 32g NaNO3 trong 2kg dung dịch.
Câu 5: Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau:
50g dung dịch MgCl2 4%.	 	 b) 250ml dung dịch MgSO4 0,1M
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch NaCl, H2SO4, NaOH có cùng nồng độ là 0,5M.
Lấy một ít mỗi dung dịch trên vào ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để có số mol chất tan có trong mỗi ống nghiệm bằng nhau?
Nếu thể tích dung dịch có trong mỗi ống nghiệm là 5ml. Hãy tính số gam chất tan có trong mỗi ống nghiệm.
Câu 7: Làm bay hơi 300g nước ra khỏi 700g dung dịch muối 12%, nhận thấy có 5g muối tách khỏi dung dịch bão hòa. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hòa trong điều kiện thí nghiệm trên.
Đáp số: 20%
Câu 8: Một dung dịch CuSO4 có khối lượng riêng là 1,206 g/ml. Khi cô cạn 165,84ml dung dịch này người ta thu được 36g CuSO4. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Đáp số: 18%
Câu 9: Điền vào chỗ trống: Thí nghiệm với dung dịch C6H12O6 trong nước.
Các dung dịch
Khối lượng C6H12O6
Số mol C6H12O6
Thể tích dung dịch
Nồng độ mol CM
Dung dịch 1
12,6g
219ml
Dung dịch 2
1,08
0,519M
Dung dịch 3
1,62 lít
1,08M
Câu 10: Xác định nồng độ % của dung dịch thu được trong từng trường hợp sau đây:
Hòa tan 50g CuCl2 vào 450ml H2O.
Trộn lẫn 1 mol H2SO4 với 1 mol H2O.
Đáp số: a) 10% ; b) 84,48% 
Câu 11: Xác định nồng độ mol/l của từng dung dịch thu được trong từng trường hợp sau:
Hòa tan 39,2g H2SO4 từ từ vào H2O để được 800ml dung dịch.
Hòa tan 100g ZnSO4 vào 400g H2O để được dung dịch có khối lượng riêng D = 1,232g/ml.
Hòa tan 22,4 lít NH3 (đktc) vào H2O để được 2 lít dung dịch nước amoniac.
Hòa tan 31,36 lít khí HCl (đktc) vào nước cho được 0,5 lít dung dịch axit.
Đáp số: a) 0,5M , b) 1,53M , c) 0,5M , d) 2,8M
Câu 12: Xác định nồng độ % của từng dung dịch sau:
Dung dịch NaOH 2M có khối lượng riêng D =1,089g/ml.
Dung dịch H2SO4 8M có khối lượng riêng D = 1,44g/cm3.
Dung dịch CaCl2 2,487M có khối lượng riêng D = 1,2g/ml.
Đáp số: a) 7,35% , b) 54,44% , c) 23%
Câu 13: Xác định nồng độ mol/l của dung dịch sau:
H2SO4 đặc (chứa 2% H2O) , có D = 1,84g/cm3.
Dung dịch KOH 14%, có D = 1,13g/ml.
Dung dịch ZnCl2 25%, có D = 1,238g/ml. 
Đáp số: a) 18,4M
Câu 14: Từ 300g NaCl có thể pha được bao nhiêu lít dung dịch NaCl 10% có D = 1,071g/ml.
Đáp số: 2,801 lít.
Câu 15: CÇn thªm bao nhiªu lÝt nưíc vµo 400 ml dung dÞch H2SO4 15% (D = 1,6g/ml) ®Ó ®ưîc dung dÞch H2SO4 1,5M. 
Đáp số: 0,253 lít.
Câu 16: Hòa tan 5,6 lít khí HCl (đktc) vào 0,1 lít H2O để tạo dung dịch HCl. Tính nồng độ mol/l và nồng độ % của dung dịch HCl thu được. 
Đáp án: 2,5M và 8,36%. 
II-TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trộn 1ml rượu etylic (cồn) với 10 ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng.
Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.
Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.
Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc dung môi.
Cả 2 chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.
Câu 2: Bằng cách nào có được 200g dung dịch BaCl2 5%
Hòa tan 190g BaCl2 trong 10g nước. D. Hòa tan 10g BaCl2 trong 190g nước.
Hòa tan 100g BaCl2 trong 100g nước. E. Hòa tan 200g BaCl2 trong 10g nước.
Hòa tan 10g BaCl2 trong 200g nước.
Câu 3: Tính nồng độ mol của 850ml dung dịch có hòa tan 20g KNO3. Kết quả sẽ là:
0,233M	B. 23,3M	C. 2,33M	 D. 233M
Câu 4: Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết:
Số gam chất tan trong 100g dung môi.	 D. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch.
Số gam chất tan trong 100g dung dịch.	 E. Số gam chất tan trong 1 lít dung môi.
Số gam chất tan trong một lượng dung dịch xác định.
Câu 5: Nồng độ mol của dung dịch cho biết:
Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch.	 D. Số mol chất tan trong 1 lít dung môi.
Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.	 E. Số gam chất tan trong một lít dung môi.
Số mol chất tan trong một thể tích xác định dung dịch.
VUI HÓA HỌC
1. Dung dịch muôn màu
  Rót vào ống nghiệm 3ml dung dịch KMnO4 bão hòa và 1ml dung dịch KOH 10%. Thêm 10 – 15 giọt dung dịch Na2SO3 loãng. Lắc ống nghiệm cho tới khi xuất hiện màu lục sẫm. Khi khuấy mạnh, dung dịch màu lục sẫm nhanh chóng trở thành màu xanh, tím và cuối cùng là đỏ thẫm.
 Giải thích: Màu lục sẫm xuất hiện là do phản ứng tạo thành kali manganat như sau:
 2KMnO4 + 2KOH + Na2SO3 ---> 2K2MnO4 + H2O + Na2SO4
  Sự biến đổi của màu lục sẫm thành xanh tím và đỏ sẫm là do kali manganat bị phân hủy do tác dụng của oxi tr

File đính kèm:

  • docxChu de 6 DUNG DICH 1.docx
Giáo án liên quan