Giáo trình Âm nhạc cơ sở - Đặng Đăng Phước

II. Âm nhạc

1.Khái niệm:

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để biểu đạt những tư

tưởng, tình cảm của con người. Âm thanh trong âm nhạc vang lên một cách có

quy luật, chúng là kết quả tư duy của các nhạc sĩ nên chúng hội đủ bốn thuộc

tính của âm thanh có tính nhạc đó là: cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc.

Những âm thanh vang lên một cách tuỳ tiện như tiếng gió thổi, tiếng máy

chạy, tiếng lá rơi, vv. (không ghi được cao độ) chỉ là những tiếng động.

2.Đặc điểm của nghệ thuật âm nhạc :

2.1. Tính chất thời gian : Nhạc sĩ Nga Screpcôp có nói : “Một trong những tính

chất quan trọng của âm nhạc là bản chất thời gian, âm nhạc vang lên đúng lúc

nó sinh động và phát triển, ta không thể dừng nó lại, quay nó lại về phía sau”.

Khi nghe một tác phẩm âm nhạc ta không thể dừng nó lại để ngắm nghía kỹ

càng như ngắm một bức tranh mà âm nhạc phải tiếp tục chuyển động chúng ta

mới cảm thụ được cái đẹp của nó. Vì vậy thưởng thức âm nhạc là thưởng thức

từ chi tiết đến đại thể.

 

pdf113 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Âm nhạc cơ sở - Đặng Đăng Phước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 cung 
 - Quãng tám đúng : 6 cung 
Ví dụ: 
 34 
*Lưu ý : Tất cả các quãng cơ bản (đi-a-tô-nic) đều có thể cấu tạo từ bất cứ bậc 
cơ bản hoặc chuyển hoá nào (đi lên hoặc đi xuống). 
Ví dụ : 
III. Quãng đơn - quãng ghép: 
1. Quãng đơn: Những quãng được cấu tạo trong phạm vi một quãng tám được 
gọi là quãng đơn (xem mục II - §7) 
2. Quãng ghép : (quãng kép) những quãng có cấu tạo rộng hơn quãng tám 
(gọi là quãng ghép) 
 - Tên gọi của quãng ghép dựa vào số bậc hợp thành quãng ghép đó. 
 - Tính chất của quãng ghép do quãng đơn phía trên quyết định . 
 Ví dụ: 
IV. Quãng tăng - quãng giảm:(Crô-ma-tic) 
 1. Khái niệm: Mỗi quãng Đi-a-tô-nic đều có thể tăng hoặc giảm số cung ấn 
định của nó bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp 1/2 cung âm gốc hoặc âm ngọn 
của quãng. 
 - Quãng tăng được tạo nên từ quãng đúng và quãng trưởng tăng thêm 1/2 
cung. 
 - Quãng giảm được tạo nên từ quãng đúng và quãng thứ giảm đi 1/2 cung. 
 - Riêng quãng 1 đúng là trường hợp ngoại lệ không thể giảm được nữa. 
 - Các quãng tăng giảm được gọi là Crô-ma-tic. 
 2. Cách thành lập quãng tăng: Quãng tăng được thành lập bằng cách 
nâng cao âm ngọn hoặc hạ thấp âm gốc 1/2 cung từ các quãng trưởng và 
quãng đúng . 
 35 
 Ví dụ : 
3. Cách thành lập quãng giảm : Các quãng giảm được thành lập bằng cách 
nâng cao âm gốc hoặc hạ thấp âm ngọn 1/2 cung từ các quãng thứ và quãng 
đúng. 
Ví dụ : 
V. Quãng thuận - quãng nghịch : 
 1. Khái niệm :Trong âm nhạc các quãng hoà thanh chia thành quãng thuận 
và quãng nghịch . 
 - Quãng thuận là loại quãng khi âm thanh vang lên nghe hoà hợp, êm tai. 
 - Quãng nghịch là loại quãng khi âm thanh vang lên nghe gay gắt, chói tai. 
2. Các loại quãng thuận, quãng nghịch: 
 a. Các loại quãng thuận: Các loại quãng thuận bao gồm: 
 - Thuận rất hoàn toàn : quãng 1 đúng, quãng 8 đúng 
 - Thuận hoàn toàn : quãng 4 đúng, quãng 5 đúng 
 - Thuận không hoàn toàn : quãng 3 thứ, 3 trưỏng, 6 thứ và 6 trưởng . 
b. Các loại quãng nghịch: Các loại quãng nghịch bao gồm : 
 - Quãng 2 thứ, 2 trưởng, 4 tăng, 5 giảm, 7 thứ, 7 trưởng và các quãng Crô-
ma-tic. 
*Lưu ý : Các loại quãng thuận không hoàn toàn có màu sắc đẹp thường sử 
dụng trong hoà âm, đôi khi dùng thêm quãng thuận hoàn toàn. Tránh dùng 
quãng thuận rất hoàn tòan, cấm dùng các quãng nghịch. 
VI. Quãng trùng âm: 
 Các quãng khi âm thanh vang lên nghe giống nhau nhưng tên quãng và tính 
chất khác nhau thì gọi là quãng trùng âm . 
 36 
 Ví dụ: 
VII. Đảo quãng: 
1. Khái niệm: Đảo quãng là sự thay đổi vị trí các âm của quãng sao cho âm 
gốc thành âm ngọn và âm ngọn thành âm gốc. Có 2 cách đảo quãng: 
 - Chuyển âm gốc lên một quãng 8. 
 - Chuyển âm ngọn xuống một quãng 8. 
 Ví dụ: 
2. Tính chất của đảo quãng : Do đảo quãng mà ta có các quãng mới. Các 
quãng đảo có mối liên hệ với quãng gốc như sau: 
a. Về số lượng: tổng số bậc của quãng gốc và quãng đảo luôn luôn bằng 9 bậc. 
b. Về tính chất: 
- Quãng trưởng đảo thành quãng thứ và ngược lại. 
 - Quãng đúng đảo thành quãng đúng. 
 - Quãng tăng đảo thành quãng giảm và ngược lại. 
Ví dụ : 
 37 
BẢNG TỔNG HỢP CÁC LOẠI QUÃNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHÚNG 
§8. HỢP ÂM 
I. Khái niệm : 
1. Chồng âm: Là sự kết hợp đồng thời của một số âm ( ít nhất là 2 âm ) có đôï 
cao khác nhau và được sắp xếp theo quãng hoà âm. 
Ví dụ : 
2. Hợp âm: Hợp âm là chồng âm được sắp xếp theo quy luật các quãng 3 
chồng lên nhau. Trong âm nhạc cổ điển phương Tây, hợp âm có 3 âm gọi là 
hợp âm ba, có 4 âm gọi là hợp âm bảy, có 5 âm gọi là hợp âm chín (ít dùng) 
Ví dụ: 
II. Hợp âm ba : 
 38 
1. Khái niệm: Hợp âm ba gồm có 3 âm được sắp xếp bởi hai quãng 3 chồng 
lên nhau, hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 5. Tên gọi các âm của hợp âm 
ba được gọi theo quãng mà nó tạo thành với âm gốc theo thứ tự từ gốc đến 
ngọn là: âm 1 - âm 3 - âm 5. 
Ví dụ : 
2. Các dạng hợp âm ba: 
2.1. Thể nguyên vị: (thể gốc) 
 2.1.1. Hợp âm ba trưởng: (3T) là hợp âm ba được cấu tạo bởi một quãng ba 
trưởng và chồng lên nó một quãng ba thứ , hai âm ngoài cùng tạo thành quãng 
năm đúng. 
 2.1.2. Hợp âm ba thứ: (3t) là hợp âm ba được cấu tạo bởi một quãng ba thứ 
và chồng lên nó một quãng ba trưởng, hai âm ngoài cùng tạo thành một quãng 
năm đúng. 
 2.1.3. Hợp âm ba tăng: (5+) là hợp âm ba được cấu tạo bởi hai quãng ba 
trưởng chồng lên nhau, hai âm ngoài cùng tạo thành một quãng năm tăng. 
 2.1.4. Hợp âm ba giảm: (5-, 5 ) là hợp âm ba được cấu tạo bởi hai quãng ba 
thứ chồng lên nhau, hai âm ngoài cùng tạo thành một quãng năm giảm. 
Ví dụ : 
2.2. Các thể đảo của hợp âm ba : 
 2.2.1. Thể đảo một của hợp âm ba : (hợp âm sáu) Nếu chuyển âm gốc (âm 1) 
của thể nguyên vị lên một quãng tám, dùng âm ba làm âm trầm ta được thể 
đảo một của hợp âm ba ( gọi là hợp âm sáu) . 
 2.2.2. Thể đảo hai của hợp âm ba: (hợp âm bốn - sáu ) Từ hợp âm sáu nếu 
tiếp tục chuyển âm ba lên một quãng tám dùng âm 5 làm âm trầm ta được thể 
đảo hai của hợp âm ba (gọi là hợp âm bốn-sáu ) 
 39 
Ví dụ : 
III. Hợp âm bảy: 
1. Khái niệm : Hợp âm bảy gồm có 4 âm được sắp xếp theo các quãng ba 
chồng lên nhau, hai âm ngoài cùng tạo thành quãng bảy. Tên gọi các âm của 
hợp âm bảy được gọi theo quãng mà nó tạo thành với âm gốc theo thứ tự từ 
gốc đến ngọn là : âm 1 - âm 3 - âm 5 - âm 7. 
Ví dụ : 
 Có nhiều dạng hợp âm bảy nhưng thường dùng nhiều nhất là hợp âm bảy át. 
2. Hợp âm bảy át : 
2.1. Hợp âm bảy át gốc (V7, D7 ) Hợp âm bảy át gốc gồm có 4 âm được cấu 
tạo trên bậc 5 của điệu thức trưởng và thứ hoà thanh. 
 - Từ âm 1 đến âm 3 : quãng ba trưởng. 
 - Từ âm 3 đến âm 5 : quãng ba thứ . 
 - Từ âm 5 đến âm 7 : quãng ba thứ . 
 - Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng bảy thứ . 
Ví dụ : 
2.2. Các thể đảo của hợp âm D7 : 
2.2.1. Thể đảo một : ( D
5
6 , V
5
6 ) Từ hợp âm D7 nếu chuyển âm 1 lên một 
quãng tám dùng âm 3 làm âm trầm ta được thể đảo một của hợp âm bảy át 
gốc. ( ký hiệu D
5
6 , V
5
6 ) 
 40 
2.2.2. Thể đảo hai: (D
3
4 , V
3
4 ) Từ thể đảo một nếu tiếp tục chuyển âm 3 lên 
một quãng tám dùng âm 5 làm âm trầm ta được thể đảo hai của hợp âm bảy át 
gốc. ( ký hiệu D
3
4 , V
3
4 ) . 
2.2.3. Thể đảo ba: (D2 , V2 ) Từ thể đảo hai nếu tiếp tục chuyển âm 5 lên một 
quãng tám dùng âm 7 làm âm trầm ta được thể đảo ba của hợp âm bảy át gốc 
( ký hiệu D2 , V2 ) . 
Ví dụ : 
IV. Ký hiệu và tên gọi : 
1.Ký hiệu : 
1.1. Đối với hợp âm ba trưởng : Dùng các ký hiệu âm bằng các chữ cái in hoa 
để ký hiệu cho hợp âm ba trưởng. 
Ví dụ : C (Đô trưởng) ; D (Rê trưởng) ; E (Mi trưởng) ; Eb (Mi giáng trưởng) ; 
F (Fa trưởng) ; F# (Fa thăng trưởng) ;... 
1.2. Đối với hợp âm ba thứ : Thêm chữ m vào đằng sau các ký hiệu âm để ký 
hiệu cho hợp âm ba thứ. 
Ví dụ: Cm (Đô thứ) ; Dm (Rê thứ) ; Em (Mi thứ) ; F#m (Fa thăng thứ) ; Gbm 
(Sol giáng thứ) ;... 
1.3. Đối với hợp âm ba tăng : Thêm số “ 5+ ” vào phía trên bên phải các ký 
hiệu của hợp âm ba trưởng để ký hiệu cho hợp âm ba tăng. 
Ví dụ : C5+ (Đô trưởng tăng) ; D5+ (Rê trưởng tăng) ; F#5+ (Fa thăng trưởng 
tăng) ; Eb5+ (Mi giáng trưởng tăng) ;... 
1.4. Đối với hợp âm ba giảm : Thêm số “ 5- “ vào phía trên bên phải các ký 
hiệu của hợp âm ba thứ để ký hiệu cho hợp âm ba giảm. 
Ví dụ : Cm5- (Đô thứ giảm) ; Dm5- (Rê thứ giảm) ; F#m5- (Fa thăng thứ giảm) ; 
Ebm5- (Mi giáng thứ giảm) ;... 
 41 
1.5. Đối với hợp âm bảy át : Thêm số “ 7 “ vào phía sau các ký hiệu âm bằng 
các chữ cái in hoa để ký hiệu cho hợp âm bảy át . 
Ví dụ : C7 (Đô bảy) ; D7 (Rê bảy) ; A7 (La bảy) ; Eb7 (Mi giáng bảy) ; G#7 (Sol 
thăng bảy) ;... 
2.Tên gọi : Âm gốc (âm 1) bao giờ cũng là âm chủ của hợp âm. Vì vậy khi gọi 
tên một hợp âm ta kết hợp tên âm gốc (âm 1) và tính chất của hợp âm đó (ba 
trưởng, ba thứ, ba tăng, ba giảm, hoặc bảy át gốc...) 
CÂU HỎI CHƯƠNG III 
 1.Quãng là gì ? Phân biệt yếu tố số lượng và yếu tố chất lượng của 
quãng ? Cho ví dụ . 
 2. Như thế nào gọi là quãng đơn, quãng ghép ? Cho ví dụ . 
 3. Nêu cách thành lập quãng tăng, quãng giảm ? 
 4. Kể tên các loại quãng thuận, quãng nghịch ? 
 5. Đảo quãng là gì ? Nêu tính chất của đảo quãng ? 
 6. Dùng âm Mi (E) làm âm 1 hãy thành lập hợp âm ba trưởng, hợp âm 
ba thứ, hợp âm ba tăng, hợp âm ba giảm ? 
 7. Dùng âm Rê (D) làm âm 1 hãy thành lập hợp âm ba trưởng và các 
thể đảo của nó ? 
 8. Dùng âm Sol (G) làm âm 1 hãy thành lập hợp âm ba thứ và các thể 
đảo của nó ? 
 9. Dùng âm Fa (F) làm âm 1 hãy thành lập hợp âm bảy át gốc và các 
thể đảo của nó ? 
 42 
CHƯƠNG IV 
ĐIỆU THỨC - GAM - GIỌNG 
§9. ĐIỆU THỨC 
I. Khái niệm: 
1. Âm ổn định, âm không ổn định: 
 Mỗi bài hát có một nét nhạc riêng gọi là giai điệu. Trong giai điệu của 
bản nhạc khi nghe 

File đính kèm:

  • pdfGiao trinh am nhac co so- CD ĐAK LAK.pdf
Giáo án liên quan