Giáo án Vật lý 8 Tiết 30 – bài 23- Đối lưu - bức xạ nhiệt

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau bài học, HS:

- Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu

- Tìm được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt

2. Kĩ năng:

Sau bài học, HS:

- Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

3. Thái độ:

+ HS:

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG:

- Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết, đem lại sự thay đổi của quá trình học tập:

- Những câu hỏi mà bài học có thể trả lời: & C

- Những câu hỏi bao quát để HS ứng dụng KT, KN vào thực tế:

III. ĐÁNH GIÁ:

Bằng chứng đánh giá:

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Tiết 30 – bài 23- Đối lưu - bức xạ nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
8A:
8B:
8C:
TIẾT 30 – BÀI 23
ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS:
- Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu 
- Tìm được ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt
2. Kĩ năng:
Sau bài học, HS:
- Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
3. Thái độ:
+ HS:
II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG:
- Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết, đem lại sự thay đổi của quá trình học tập:Ì
- Những câu hỏi mà bài học có thể trả lời:Ò & C
- Những câu hỏi bao quát để HS ứng dụng KT, KN vào thực tế:ß
III. ĐÁNH GIÁ:
Bằng chứng đánh giá:
* 
- Cách mà HS thể hiện mức độ hiểu của mình:
Trong bài giảng
Sau bài giảng
+ Làm
x
x
+ Nói, giải thích
x
x
+ Đọc
x
+ Viết
x
x
*
- Các hình thức đánh giá:
Trong bài giảng
Sau bài giảng
+ Bài tập ứng dụng
x
+ Quan sát
x
+ Bài tập viết1
x
+ Bài tập viết2
x
*
- Các công cụ đánh giá:
Trong bài giảng
Sau bài giảng
+ Đánh giá theo thang điểm
x
+ Đánh giá bằng điền phiếu(có/không)
+ Đánh giá theo sơ đồ học tập
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Tư liệu:
+ Đồ dùng:
- GV: Dụng cụ để làm TN ở hình 23.2; 23.3; 23.4; 23.5(sgk/80,81)
- HS:*Nhóm HS; Dụng cụ TN ở hình 23.2(sgk/80
+ Trang thiết bị:
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
ïHoạt động 1: Ổn định tổ chức – Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề vào bài mới:
- Mục tiêu:
- Thời gian:(5 phút)
- Phương pháp:+ Khuyến khích – Tham gia:(Đàm thoại; Tìm tòi từng phần; làm sáng tỏ giá trị; Thảo luận tham gia; Tình huống quan hệ )
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
u Ổn định tổ chức: 
v Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
²Từng HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi của GV. 
? Dẫn nhiệt là gì? trong 3 chất: Rắn, lỏng, khí, chất nào dẫn nhiệt tốt, chất nào dẫn nhiệt kém?( Môi ý đúng cho 5đ)
w Đặt vấn đề vào bài mới:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
² Quan sát tranh vẽ 2 hình, nêu được.
+Sự giống nhau về dụng cụ.
+ Khác nhau: Hình 22.3 làm nóng miệng ống còn hình 23.1 làm nóng đáy ống. 
²Nhận xét bạn trả lời. 
²Nghe câu hỏi tình huống. Dự kiến trả lời……..
Hình 23.1
² Nêu câu hỏi:
²Treo tranh hình 22.3 và hình 23.1(sgk), yêu cầu HS nêu sự giống và khác nhau về cách bố trí TN trong 2 hình?
²Nêu câu hỏi tình huống: 
“Nếu ta để miếng sáp ở miệng ống nghiệm và đun nóng đáy ống nghiệm thì sau 1 thời gian ngắn sáp đã chảy ra. Trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt bằng cách nào”?
ïHoạt động 2: Tìm hiểu sự đối lưu. 
- Mục tiêu: 
- Thời gian:(10 phút): 
- Phương pháp:
+ Thông báo – Thu nhận:(Trình bày tài liệu; Giải thích minh họa; Thuyết trình; Giảng giải; 
+ Làm mẫu – Tái tạo(Thị phạm trực quan; Trình diễn trực quan; Luyện tập hệ thống hóa)
+ Khuyến khích – Tham gia:(Đàm thoại; Tìm tòi từng phần; làm sáng tỏ giá trị; Thảo luận tham gia; 
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
*Tìm hiểu sự đối lưu. 
²Hoạt động cá nhân:
+Nghiên cứu, quan sát hình 23.2(sgk/80)
+Dự đoán hiện tượng xảy ra. 
²Hoạt động nhóm:
-Tiến hành TN, quan sát.
-Thảo luận, trả lời câu hỏi từ C1-> C3.
C1:Di chuyển thành dòng.
C2: Lớp nước ở dưới lên trên, nở ra, trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
C3: Nhờ nhiệt kế.
²Hoạt động cá nhân:
+Rút ra kết luận về sự đối lưu. 
+Lấy được ví dụ về sự đối lưu trong thực tế.
̲Yêu cầu HS nghiên cứu TN hình 23.2.Dự đoán hiện tượng xảy ra khi ta đun nóng cốc nước ở phía dưới. 
̲Hướng dẫn HS bố trí và tiến hành TN( hình 22.1).
²Tổ chức lớp thảo luận, hoàn thành câu hỏi C1;C2; C3. 
Ì+ Hiện tượng gì xảy ra khi ta đun nóng cốc nước?
Ì+ Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở trên lại đi xuống dưới?
Ì+ Qua TN đó cho ta kết luận gì về sự truyền nhiệt năng của nước trong cốc? 
² Thông báo: Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành dòng như trong TN trên gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí.
Ò+Vậy sự đối lưu là gì? Hãy lấy ví dụ về sự đối lưu trong thực tế.
̲Yêu cầu: HS quan sát hình 23.3 (sgk/81) dự đoán hiện tượng xảy ra khi ta đốt hương ở trên miệng cốc? 
²Hướng dãn HS bố trí và tiến hành TN hình 23.3.Quan sát và trả lời câu C4. 
̲Hỏi: Tại sao khói hương lại đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến?
²Yêu cầu HS vận dụng trả lời câu C5, C6.
Ò+Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới?
Ò+Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không? Tại sao?
̲ĐVĐ: “Không khí dẫn nhiệt kém, chân không lại không xảy ra đối lưu.Vậy năng lượng mặt trời đã truyền xuống trái đất bằng cách nào?
I. Đối lưu.
1, Thí nghiệm.
- Đun nóng cốc nước.
Hình 23.2
 - 
Hiện tượng: Nước màu di chuyển thành dòng
2. Trả lời câu hỏi.
*Kết luận: - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
- Sự đối lưu xảy ra chủ yếu ở chất lỏng và chất khí.
3. Vận dụng.
ïHoạt động 3: Tìm hiểu sự bức xạ nhiệt. 
- Mục tiêu: 
- Thời gian:(10 phút): 
- Phương pháp:
+ Thông báo – Thu nhận:(Trình bày tài liệu; Giải thích minh họa; Thuyết trình; Giảng giải; 
+ Làm mẫu – Tái tạo(Thị phạm trực quan; Trình diễn trực quan; Luyện tập hệ thống hóa)
+ Khuyến khích – Tham gia:(Đàm thoại; Tìm tòi từng phần; làm sáng tỏ giá trị; Thảo luận tham gia; 
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
²Yêu cầu HS nghiên cứu TN hình 23.4 và 23.5.
Ì*Hỏi: Hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu khi:
Ì- Ta đặt nguồn nhiệt xát nguồn nhiệt?
Ì- Ta ngăn giữa nguồn nhiệt và bình cầu bằng 1 miếng gỗ? 
² Hướng dẫn các nhóm bố trí và tiến hành 2 TN (Hình 23.4 và 23.5)
²Tổ chức lớp thảo luận kết quả TN theo câu hỏi C7, C8, C9.
Ì+Giọt nước màu cđ sang đầ Bchứng tỏ điều gì?
Ì+Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ điều gì? Miếng gỗ đã có tác dụng gì?
Ì+Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao? 
²Thông báo: Sự truyền nhiệt từ đèn sang bình cầu bằng đường thẳng được gọi là sự bức xạ nhiệt. Bức xạ nhiệt xảy ra ngay cả trong chân không. 
Ò Vậy bức xạ nhiệt là gì?
²Hỏi:
ß +Tại sao trong TN hình 23.4 bình cầu lại phải hơ muội cho đen?
ß +Những vật như thế nào thì có tính hấp thụ hay bức xạ nhiệt tốt?
I. Bức xạ nhiệt.
1,Thí nghiệm( Hình 23.4)
- Đốt nóng đèn cồn.
A
B
Hình 23.4
- Hiện tượng: Giọt nước màu dịch chuyển sang đầu B. 
- Ngăn tấm gỗ giữa nguồn nhiệt và bình cầu.
- Hiện tượng: Giọt nước màu dịch chuyển lại về A.
B
A
Hình 23.5
2,Trả lời câu hỏi.
*Kết luận: 
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra những tia nhiệt đi thẳng. 
- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
ïHoạt động 4:Củng cố - Vận dụng
- Mục tiêu: 
- Thời gian:(5 phút). 
- Phương pháp:+ Khuyến khích – Tham gia:(Đàm thoại; Tìm tòi từng phần; làm sáng tỏ giá trị; Thảo luận tham gia; 
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
² Từng HS vận dụng trả lời C10; C11; C12.
²Tham gia hảo luận lớp, hoàn thành 5 câu hỏi.
C11: Để tăng khả năng hấp thụ nhiệt.
C12: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của:
+Chất rắn: Dẫn nhiệt.
+Chất lỏng, khí: Đối lưu.
+Chân không: Bức xạ nhiệt.
² Trả lời câu hỏi, chốt lại kiến thức bài học.
² Tổ chức lớp thảo luận, hoàn thành từ C10 => C12.
ß +Tại sao về mùa hè thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
ß + Hãy cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, lỏng, khí, chân không?
² Nêu câu hỏi yêu cầu HS chốt lại kiến thức bài học: 
ß - Đối lưu là gì? Bức xạ nhiệt là gì?
ß - Hãy lấy những ví dụ về sự đối lưu, bức xạ nhiệt quan sát được trong thực tế?
III. Vận dụng.
C10. 
C11. 
C12. 
*Ghi nhớ(SGK/82)
ïHoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Mục tiêu: 
- Thời gian:(2 Phút):
- Phương pháp:+ Thông báo – Thu nhận:(Trình bày tài liệu; Giải thích minh họa; Thuyết trình; Giảng giải; Dặn dò giao nhiệm vụ)
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
²Ghi nhớ công việc về nhà:
+Học và làm bài tập bài 23.
+ Đọc phần có thể em chưa biết (sgk/82)
+Chuẩn bị bài 24( sgk/83)
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
SGK Vật lí 8; SGV Vật lí 8; SBT Vật lí 8...
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
8A
8B
8C
- Thời gian giảng toàn bài:
- Thời gian dành cho từng phần, hoạt động
- Nội dung kiến thức:
- Phương pháp dạy học:
- Đồ dùng dạy – học:
- Tình hình lớp-HS
- RKN Khác:
ð PHẦN KÍ, DUYỆT:

File đính kèm:

  • docT30 - B23.doc
Giáo án liên quan