Giáo án Vật lý 6 - Tiết 21: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

A. Mục tiêu:

1. Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:

- Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

2. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

3. Làm được thí nghiệm ở hình 47 và 48, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra các kết luận cần thiết.

B. Chuẩn bị:

Một bình thủy tinh đáy bằng, một ống thủy tinh thẳng có thành dày. Nút cao su có đục lỗ.

Một chậu nhựa, nuớc có pha màu, phích nước nóng.

Miếng giấy trắng 4cm*10cm có vẽ vạch chia và có cắt hai đầu để lồng vào ống thủy tinh.

Cho cả lớp: hai bình thủy tinh đáy bằng, một chậu có thể chứa được hai bình trên.

C. Hoạt động dạy học:

I. Ổn định:

II. Bài củ:

 1. Các chất rắn nở vì nhiệt theo quy luật nào.

2. Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?

 

doc28 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Tiết 21: Sự nở vì nhiệt của chất rắn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t kế nào? 
III. Bài mới: 
Đặt vấn đề: 
Triển khai bài: 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
CHUẨN BỊ
GV: Cho học sinh chép sẵn mẫu báo cáo vào trong một tờ giấy. Trả lời các câu hỏi trong SGK dựa trên dụng cụ trực quan.
GV: Có thể yêu cầu học sinh mang nhiệt kế ytế của gia đình theo để thực hành đo nhiệt độ cơ thể.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà đặc biệt là mẫu báo cáo.
GV: Nhắc nhở học sinh về thái độ làm việc, đặc biệt là trung thực, chính xác khi thực hiện đo nhiệt độ.
3. Hướng dẫn:
- Khi đo nhiệt độ cơ thể, vẩy mạnh nhiệt kế cho thủy ngân xuống hết, và chú ý khi vẩy, tay cầm chặt nhiệt kế để khỏi bị văng ra ngoài và tránh va đập nhiệt kế vào các vật khác. Khi đo phải bảo đảm bầu nhiệt kế luôn tiếp xúc với da trong khoảng 4 đến 5 phút.
- Khi theo dõi sự tăng nhiệt độ của nước khi đu nóng, cần phân nhóm ra để làm các nhiệm vụ:
+ Theo dõi thời gian.
+ Theo dõi nhiệt độ.
+ Ghi kết quả vào bảng.
Chú ý bầu nhiệt kế luôn luôn ngập trong nước.
Sau khi đã có kết quả thì mỗi học sinh phải vẽ đường biểu diễn vào bảng báo cáo của mình.
I. DÙNG NHIỆT KẾ YTẾ ĐO NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ.
1. Dụng cụ:
- Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế........
- Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế........
- Phạm vi đo của nhiệt kế từ .......đến........
- ĐCNN của nhiệt kế...........
- Nhiệt độ được ghi màu đỏ.............
2. Tiến hành đo:
- Vẩy cho thủy ngân tụt xuống.
- Dùng bông ytế lau sạch nhiệt kế.
- Dùng tay phải cầm nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp chặt tay lại khoảng 3 đến 4 phút. Sau đó đọc kết quả ghi vào bảng thí nghiệm.
II. THEO DÕI SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ THEO THỜI GIAN TRONG QUÁ TRÌNH ĐUN NƯỚC
1. Dụng cụ:
- Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế........
- Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế........
- Phạm vi đo của nhiệt kế từ .......đến........
- ĐCNN của nhiệt kế...........
Hoạt động 2:
THỰC HÀNH
2. Tiến hành đo:
- Lắp thí nghiệm theo hình 56, đo và ghi lại nhiệt độ của nước trước khi đun.
- Dùng đèn cồn để đun nước, cứ sau 1 phút ghi nhiệt độ một lần, tới 10 phút thì tắt đèn cồn.
- Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước khi đun:
™–—˜	™–—˜	™–—˜	™–—˜	™–—˜
Tiết 27 KIỂM TRA
Ngày soạn:12.1.11
ĐỀ BÀI
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng (2 điểm)
1. Hiện tượng nào xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
a. Khối lượng tăng	b. Thể tích tăng
c. Khối lượng giảm	c. Thể tích giảm
2.Hiện tượng nào xảy ra khi đun nóng chất lỏng?
a. Trọng lượng chất lỏng tăng	b. Khối lượng chất lỏng tăng
c. Thể tích chất lỏng tăng	c. Khối lượng riêng chất lỏng tăng
3. Tính xem 200C ứng với bao nhiêu 0F?
a. 580F	b. 680F	c. 780F	d. 880F
4. Khi nóng lên, băng kép cong về phía nào?
a. Thanh dãn nở ít hơn	b. Thanh dãn nở nhiều hơn
Câu 2. Chọn kết quả đúng nhất (2 điểm): 
1. Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau.
a. Đúng	b. Sai
2. Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau.
 a. Đúng	b. Sai
3. Thứ tự nở vì nhiệt từ nhiều tới ít:
a. Khí - Lỏng - Rắn	b. Lỏng - Khí - Rắn
c. Rắn - Lỏng - Khí	c. Lỏng - Rắn - Khí
4. Nước sôi ở:
a. 1000C	b. 2120F	 
c. Tất cả đều đúng	d. Câu a đúng
Câu 3. Điền từ thích hợp cho trong dấu ngoặc vào chỗ trống trong các câu sau đây (2 điểm):
1. Thể tích quả cầu......................................khi nóng lên.
2. Các chất lỏng khác nhau..................................khác nhau
3. Khi thanh thép ..................... vì nhiệt nó gây ra ........................................
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, nhúng nó vào nước nóng nó lại phồng lên?
Câu 2: Mô tả cấu tạo của nhiệt kế và cho biết nguyên tắc hoạt động của nó?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng (2 điểm)
	1b	2d	3b	4b
Câu 2. Chọn kết quả đúng nhất (2 điểm): 
1b	2a	3a	4c
Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây (2 điểm):
1. Thể tích quả cầu tăng khi nóng lên.
2. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
3. Khi thanh thép nở vì nhiệt nó gây ra lực rất lớn
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1: Khi nhúng quả bóng vào nước nóng vào nước nóng, khí trong quả bóng nóng lên, nở ra đẩy cho quả bóng phồng lên.
Câu 2: Mô tả cấu tạo của nhiệt kế: nhiệt kế bao gồm một ống quản dựng đứng trong bầu nhiệt kế, bên trong là chất lỏng.
Nhiệt kế hoạt động động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước sôi, chất lỏng nở ra và dâng cao trong ống, nếu nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh, chất lỏng trong nhiệt kế gặp lạnh, co lại nên cột chất lỏng hạ xuống.
Tiết 28 SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC
Ngày soạn:15.1.11
A. Mục tiêu: 
1. Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.
2. Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
3. Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết. 
B. Chuẩn bị: 
Giá đỡ.
Kiềng và lưới đốt.
Một cốc đốt, một nhiệt kế, một ống nghiệm và que khuấy. 
Đèn cồn.
Băng phiến tán nhỏ.
C. Hoạt động dạy học: 
I. Ổn định: 
II. Bài củ: 
III. Bài mới: 
Đặt vấn đề: 
Triển khai bài: 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 
Tổ chức tình huống học tập.
GV: Cho học sinh theo dõi mẩu tin ở phần đầu bài và nêu câu hỏi đặt vấn đề: Làm sao người ta có thể đúc được bằng đồng to như vậy.
Làng Ngũ Xã ở Hà Nội, nổi tiếng về nghề đúc đồng. Năm 1677 các nghệ nhân của làng này đã đúc thành công pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen, là một trong những pho tượng đồng lớn nhất nước ta. Tượng cao 3.48m, có khối lượng 4000kg, hiện đang được đặt tại đền Quán Thánh, Hà Nội.
Hoạt động 2:
Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy.
GV: Lắp ráp thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến trên bàn giáo viên. Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và chức năng của nó. Chú ý trong thí nghiệm này người ta không đun nóng trực tiếp ống nghiệm đựng băng phiến mà nhúng ống nghiệm này trong bình nước. Bằng cách này toàn bộ băng phiến trong ống nghiệm sẽ cùng nóng dần lên.
Trong quá trình thí nghiệm, người ta theo dõi sự tăng nhiệt độ của băng phiến theo thời gian, người ta quan sát thể của băng phiến, người ta thu được kết quả thí nghiệm như bảng bên.
Qua bảng ta thấy được thời gian ban đầu nhiệt độ tăng theo thời gian, đến khi băng phiến đạt đến 800C thì băng phiến hóa lỏng, trong suốt thời gian hóa lỏng nhiệt độ không tăng.
Chú ý: thí nghiệm này chỉ đúng với các chất rắn kết tinh.
I. SỰ NÓNG CHẢY
1. Phân tích kết quả thí nghiệm:
- Dùng đèn cồn đun nước, đến khi nhiệt độ của nước đạt đến 600C thì cứ sau 1 phút ghi lại nhiệt độ một lần và theo dõi thể của băng phiến ta thu được kết quả 
Hoạt động 3: 
Phân tích kết quả thí nghiệm.
GV: Từ kết quả thí nghiệm trên, hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến.
GV: Hướng dẫn học sinh xác định từng điểm và nối các điểm thành đồ thị.
Căn cứ vào đồ thị vẽ được, gợi ý cho học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV: Khi được đun nóng nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào. Đồ thị biểu diễn là đoạn nằm nghiêng hay nằm ngang?
GV: Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu nóng chảy? Lúc này băng phiến tồn tại ở những thể nào?
GV: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không? Đồ thị nằm nghiêng hay nằm ngang?
Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào? Đồ thị nằm nghiêng hay nằm ngang?
HS: Khi đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến tăng theo thời gian, và đồ thị là một đường nằm nghiêng.
Căn cứ vào kết quả thí nghiệm, vẽ đồ thị của quá trình nóng chảy của băng phiến. Chọn trục nằm ngang làm trục thời gian, chọn mốc thời gian là thời điểm băng phiến có nhiệt độ là 600C, trục đứng là trục nhiệt độ, chọn mốc nhiệt độ là 600C.
Căn cứ vào bảng kết quả thí nghiệm, xác định các điểm nhiệt độ ứng với thời gian đun. Sau đó nối các điểm xác định được đồ thị về sự nóng chảy của băng phiến.
Nhiệt độ của băng phiến tăng dần theo thời gian, đồ thị biểu diễn là đường nằm nghiêng.
Tới 800C thì băng phiến bắt đầu nóng chảy. Và băng phiến tồn tại ở thể rắn và thể lỏng.
Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. Đồ thị là một đường nằm ngang (song song với trục nhiệt độ).
Hoạt động 4: Rút ra kết luận
2. Rút ra kết luận:
Chọn từ thích hợp điền vào ô trống trong câu hỏi C5.
a. Băng phiến nóng chảy ở 800C nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến.
b. Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
Hoạt động 5:Củng cố:
Trình bày những đặc điểm cơ bản của quá trình đun nóng và làm cho băng phiến nóng chảy hoàn toàn.
Nhiệt độ nóng chảy của chất là gì?
- Khi đun nóng, nhiệt độ của băng phiến tăng theo thời gian. Khi băng phiến nóng chảy thì nhiệt độ không tăng.
- Nhiệt độ mà ở đó chất rắn bắt đầu nóng chảy.
	IV. Hướng dẩn về nhà:
Học bài và làm 24-25.1, 2
™–—˜	™–—˜	™–—˜	™–—˜	™–—˜
Tiết 29 SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC
(Tiếp theo)
Ngày soạn:23.1.11
A. Mục tiêu: 
1. Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của quá trình nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.
2. Vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
B. Chuẩn bị: 
Giá đỡ. Kiềng và lưới đốt.
Một cốc đốt, một nhiệt kế, một ống nghiệm và que khuấy. 
Đèn cồn. Băng phiến tán nhỏ.
C. Hoạt động dạy học: 
I. Ổn định: 
II. Bài củ: 
Băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ nào?
Trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của băng phiến thay đổi ra sao?
III. Bài mới: 
Đặt vấn đề: 
Triển khai bài: 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
Dựa vào phần dự đoán Sự đông đặc:
Điều gì xảy ra nếu thôi không đun băng phiến và để nguội?
II. SỰ ĐÔNG ĐẶC
1. Dự đoán:
Nhiệt độ của băng phiến giảm dần, và nó sẽ đông đặc trở thành thể rắn.
Hoạt động 2: Giới thiệu thí nghiệm về sự đông đặc.
2. Phân tích kết quả thí nghiệm:
GV: Lắp ráp thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến trên bàn Giáo viên. Chú ý trong thí nghiệm này người ta không đun nóng trực tiếp ống nghiệm đựng băng p

File đính kèm:

  • docLy 6 chuong II.doc