Giáo án Vật lý 11 - Bài 28: Lăng kính - Hồ Quốc Khánh

Hoạt động 2: (25 phút): Tìm hiểu đường đi của tia sáng qua lăng kính

 Vẽ hình 28.3.

 Giới thiệu tác dụng tán sắc của lăng kính.

 Vẽ hình 28.4.

 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.

 Kết luận về tia IJ.

 Yêu cầu học sinh nhận xét về tia khúc xạ JR.

 Yêu cầu học sinh nhận xét về tia ló ra khỏi lăng kính.

 Giới thiệu góc lệch.

Hoạt động 3: (10 phút): Tìm hiểu công dụng của lăng kính.

Giới thiệu các ứng dụng của lăng kính.

Giới thiệu máy quang phổ.

 Giới thiệu cấu tạo và hoạt động của lăng kính phản xạ toàn phần.

 Giới thiệu các công dụng của lăng kính phản xạ toàn phần.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Bài 28: Lăng kính - Hồ Quốc Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT HOÀNG DIỆU 	Họ tên GSh: HỒ QUỐC KHÁNH. MSSV: 1080276
Lớp: 11A1. Môn: Vật lý	Họ tên GVHD: TRẦN LOAN THẢO
Tiết thứ: 1
Ngày 10 tháng 03 năm 2012
BÀI 28: LĂNG KÍNH
I. MỤC TIÊU
a. Về kiến thức
	- Nêu được cấu tạo của lăng kính.
	- Trình bày được hai tác dụng của lăng kính: + Tán sắc chùm ánh sáng trắng. 
 + Làm lệch về phía đáy một chùm sáng đơn sắc.
	- Nêu được công dụng của lăng kính.
b. Về kĩ năng
	- Vẽ được đường truyền của tia sáng qua lăng kính.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	- Phương tiện: + Các dụng cụ để làm thí nghiệm tại lớp.
	 + Các tranh, ảnh về quang phổ, máy quang phổ, máy ảnh.
	- Phương pháp: giải quyết vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
	1. Giới thiệu bài mới: Ngày nay, các dụng cụ quang học dùng trong khoa học và đời sống rất đa dạng. Các dụng cụ này đều áp dụng các hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Một trong những dụng cụ mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay đó là: Lăng kính.
2. Dạy bài mới:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
7h
7h5
7h30
Hoạt động 1: (5 phút): Tìm hiểu cấu tạo lăng kính.
 Vẽ hình 28.2.
 Giới thiệu lăng kính.
 Giới thiệu các đặc trưng của lăng kính.
Hoạt động 2: (25 phút): Tìm hiểu đường đi của tia sáng qua lăng kính.
 Vẽ hình 28.3.
 Giới thiệu tác dụng tán sắc của lăng kính.
 Vẽ hình 28.4.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
 Kết luận về tia IJ.
 Yêu cầu học sinh nhận xét về tia khúc xạ JR.
 Yêu cầu học sinh nhận xét về tia ló ra khỏi lăng kính.
 Giới thiệu góc lệch.
Hoạt động 3: (10 phút): Tìm hiểu công dụng của lăng kính.
Giới thiệu các ứng dụng của lăng kính.
Giới thiệu máy quang phổ.
 Giới thiệu cấu tạo và hoạt động của lăng kính phản xạ toàn phần.
 Giới thiệu các công dụng của lăng kính phản xạ toàn phần.
 Vẽ hình.
 Ghi nhận các đặc trưng của lăng kính.
Vẽ hình.
 Ghi nhận tác dụng tán sắc của lăng kính.
 Vẽ hình.
 Thực hiện C1.
 Ghi nhận sự lệch về phía đáy của tia khúc xạ IJ.
 Nhận xét về tia khúc xạ JR.
 Nhận xét về tia ló ra khỏi lăng kính.
 Ghi nhận khái niệm góc lệc.
Ghi nhận các công dụng của lăng kính.
 Ghi nhận cấu tạo và hoạt động của máy quang phổ.
 Ghi nhận cấu tạo và hoạt động của lăng kính phản xạ toàn phần.
 Ghi nhận các công dụng của lăng kính phản xạ toàn phần.
I. Cấu tạo lăng kính 
 	Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng lăng trụ tam giác.
 	Một lăng kính được đặc trưng bởi:
+ Góc chiết quang A.
+ Chiết suất n.
II. Đường đi của tia sáng qua lăng kính
1. Tác dụng tán sắc ánh sáng trắng
 Chùm ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính sẽ bị phân tích thành nhiều chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đó là sự tán sắc ánh sáng.
2. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính 
 Chiếu đến mặt bên của lăng kính một chùm sáng hẹp đơn sắc SI.
+ Tại I: tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến, nghĩa là lệch về phía đáy của lăng kính.
+ Tại J: tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến, tức là cũng lệch về phía đáy của lăng kính.
 Vậy, khi có tia ló ra khỏi lăng kính thì tia ló bao giờ cũng lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới.
 Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D của tia sáng khi truyền qua lăng kính.
III. Công dụng của lăng kính
 1. Máy quang phổ
 Lăng kính là bộ phận chính của máy quang phổ.
	Máy quang phổ phân tích ánh sáng từ nguồn phát ra thành các thành phần đơn sắc, nhờ đó xác định được cấu tạo của nguồn sáng.
2. Lăng kính phản xạ toàn phần
 Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân.
 Lăng kính phản xạ toàn phần được sử dụng để tạo ảnh thuận chiều (ống nhòm, máy ảnh, )
3. Củng cố (5 phút)
 - Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.
	+ Nêu cấu tạo của lăng kính.
	+ Xác định đường đi của tia sáng qua lăng kính.
	+ Nêu một số công dụng của lăng kính.
 - Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trang 179 SGK. 
Giáo viên hướng dẫn	Ngày soạn 05/03/2012
 Ngày duyệt ...............	Người soạn
Trần Loan Thảo	 	Hồ Quốc Khánh

File đính kèm:

  • docLANG KINH.doc
Giáo án liên quan