Giáo án Tuần 5 chủ đề: Cơ thể tôi

Trẻ biết trên cơ thể có nhiều bộ phận khác nhau hợp thành và tôi không thể thiếu một bộ phận nào. Trẻ biết trên cơ thể có 5 giác quan, mỗi giác quan có chức năng riêng và sử dụng phối hợp các giác quan để nhận biết mọi thứ xung quanh.

- Trẻ biết xác định vị trí phía trên, dưới, trước, sau của bản thân.

- Trẻ biết dùng các danh từ chỉ tên gọi các giác quan: Cơ quan thị giác, cơ quan khứu giác, cơ quan vị giác, cơ quan thính giác, cơ quan xúc giác

- Trẻ biết vận động theo nhạc “bạn có biết tên tôi”, biết dùng các kĩ năng vẽ, nặn đã học để vẽ, nặn theo chủ đề.

- Trẻ biết bò bằng bàn tay, bàn chân 4-5m đúng tư thế.

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể và các giác quan

- Có ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.

- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt.

- Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 5 chủ đề: Cơ thể tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận biết, phân biệt các giác quan. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Phát âm đúng các từ chỉ các bộ phận, các giác quan.
- Giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ các giác quan khỏe mạnh.
II/ CHUẨN BỊ:
- Đĩa đựng một ít muối, ít đường.
- Bọc đựng vài cục nước đá.
- Bình hoa có 4-5 bông hoa.
- Trống lắc.
* Tích hợp: AN.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn định, gây hứng thú 
- Lớp cùng cô hát + vận động bài: Ồ sao bé không lắc.
- Các con vừa cùng cô làm gì ?
- Muốn cơ thể khoẻ mạnh ngoài ăn uống đủ chất các con còn phải năng làm gì thì cơ thể mới săn chắc, mạnh khoẻ?
- Vậy trong bài tập có nhắc đến các bộ phận trên cơ thể ?
HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát, đàm thoại về các giác quan trên cơ thể:
- Đúng rồi, bài hát có nhắc đến các bộ phận trên cơ thể: Tay, chân, đầu, mình...mỗi bộ phận điều có một chức năng riêng, bộ phận nào cũng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Bây giờ cô cháu mình cùng tìm hiểu sâu hơn về các bộ phận trên cơ thể nhé !
- Nhìn xem trên bàn của cô có gì ?
- Bình hoa này có bao nhiêu bông hoa?
- Nhờ vào bộ phận nào trên cơ thể mà các con nhìn thấy được những bông hoa này ?
- Ta có mấy con mắt ?
- 2 con mắt còn gọi là đôi mắt đó các con.
- Mắt còn được gọi là giác quan gì ?
- Cho cả lớp nhắc lại: Thị giác
- Đôi mắt có chức năng gì ?
- Đôi mắt có chức năng rất quan trọng là để nhìn thấy mọi vật xung quanh, làm việc gì cũng cần có đôi mắt để nhìn, quan sát.
- Vậy muốn có đôi mắt sáng thì ta phải làm sao ?
- Các con phải biết bảo vệ đôi mắt của mình, biết vệ sinh sạch sẽ, rửa mặt bằng nước sạch, không vụi tay vào mắt, đi đường xa phải đeo kính. Ngoài ra các con phải ăn nhiều rau , những trái cây có màu đỏ trong đó chứa nhiều Vitamin A để bổ sung dưỡng chất giúp mắt ngày càng sáng hơn. Nếu mắt có biểu hiện bệnh phải đến khám Bác sĩ ngay để kịp thời chữa trị.
- Đọc thơ ‘bạn sổ mũi”
- Mời một cháu lên ngữi hoa. Con ngữi thấy hoa như thế nào ?
- Nhờ vào đâu con ngữi được mùi thơm của hoa ?
- Mũi đâu ?
- Mũi có những chức năng gì ?
- Mũi có chức năng rất đặc biệt: Mũi dùng để thở, mũi còn giúp ta ngữi được mùi hương của những vật xung quanh. Trong lỗ mũi có những sợi lông nhỏ có chức năng cản không cho bụi bay vào mũi.
- Vậy để mũi được bình thường để ngữi được mùi hương, để dể thở thì các con phải như thế nào ?
- Các con không được ngoáy tay vào mũi, đi đường phải đội nón mũ, đeo khẩu trang để tránh bụi bay vào mũi.
- Mũi còn được gọi là giác quan gì ?
- Cho cả lớp nhắc lại: Mũi còn được gọi là khứu giác.
 Cho trẻ chơi trò chơi: Tai ai tinh
- Vì sao con biết bạn.... hát ?
- Nhờ vào đâu con nghe được ?
- Tai đâu ? Các con có mấy tai ?
- Hai lỗ tai các con có chức năng gì?
- Tai chúng ta có chức năng rất quan trọng: giúp ta nghe, phân biệt được tiếng động, âm thanh khác nhau của mọi vật xung quanh.
- Để có đôi tai tinh, nghe rỏ, phân biệt đúng âm thanh phát ra thì ta phải làm gì ?
- Ta phải biết giữ vệ sinh sạch sẽ, không ngoáy vật sắc nhọn vào tay, không để nước vào tai, thường xuyên nhờ người lớn ngoáy tai dùm. Ngoài ra ta cũng không nên nghe âm thanh quá lớn sẽ ảnh hưởng đến màng nhĩ của tai.
- Tai còn được gọi là giác quan gì ?
- Cho cháu xem 2 đĩa: 1 đĩa đựng muối, một đĩa đựng đường.
- Đố trẻ đường có vị như thế nào ? Muối có vị như thế nào ?
- Vì sao con biết ?
- Cho một vài cháu lên nếm thử........
- Đường có vị như thế nào ?
- Muối có vị như thế nào ?
- Nhờ vào bộ phận nào trong miệng mà các con biết được vị của đường, muối....?
- Lưỡi có chức năng gì ?
- Lưỡi còn gọi là cơ quan vị giác. Lưỡi dùng để nếm, phân biệt được mùi vị khác nhau của thức ăn: Vị chua, ngọt, mặn, lạc, đắng.........
- Làm thế nào để lưỡi thực hiện đúng chức năng của mình mà không bị lạc vị ?
- Để lưỡi không bị lạc vị thì chúng ta phải biết vệ sinh lưỡi: Khi các con chải răng thì nhớ chải lưỡi nửa, không được ăn thức quá nóng sẽ làm đau lưỡi.
- Ngoài lưỡi ra trong miệng ta còn có răng giúp ta nghiền nát thức ăn. Các con phải chải răng thường xuyên và đúng cách để có hàm răng chắc khoẻ nhé!
- Cho cháu sờ tai vào bọc đựng cục nước đá.
- Các con cảm giác như thế nào ?
- Vậy con có biết nhờ vào đâu các con phân biệt được độ nóng, lạnh của đồ vật không .
- Nhờ vào da mà ta cảm giác được độ nóng, lạnh của đồ vật. Da chúng ta chính là cơ quan xúc giác, giúp ta phân biệt được độ nóng, lạnh của đồ vật. Nhưng các con cũng không nên sờ vào những đồ vật nóng quá sẽ làm da bị bỏng, nếu lạnh quá sẽ làm đông máu rất nguy hiểm.
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “mắt, càm, tay”
- Cho cháu xem tranh, gọi tên các giác quan.
- Chơi trò chơi: Mắt, càm, tai
- Cách chơi: Cô lần lược nêu tên các giác quan, trẻ chỉ nhanh vào bộ phận đó trên cơ thể mình. Cô tăng dần tốc độ và không theo thứ tự… Ai chỉ không đúng là thua cuộc.
- Cho cháu chơi 4-5 lần.
* Kết thúc:
- Các con ơi! cơ thể chúng ta ai ai cũng đều có các bộ phận và các giác quan. Nhờ có chúng mà ta có thể học tập, lao động, vui chơi…
- Vậy con cần phải làm gỉ để bảo vệ chúng?
- Cô giáo dục chung.
- Trẻ vận động cùng cô.
- (…)
- Tập thể dục.
- Tay, chân, tai, đầu..
- Bình hoa.
- 5 bông hoa.
-.... mắt
-... 2 con mắt
- Đôi mắt.
- Thị giác.
- Thị giác.
-... Để nhìn.
- (…)
-.........
- ... Thơm.
-.... Mũi
- Mũi đây.
- Để ngữi, để thở
- …......
- Khứu giác.
- ……....
- Con nghe được.
- ...Tai.
- ...2 tai.
- Nghe
-.............
- Thính giác.
- (…)
- Con đã ăn rồi.
- Ngọt.
- Mặn.
- Lưỡi.
- Nếm thức ăn…
- (...)
- ......
- .... lạnh quá.
- Lạnh.
- Da
- Cháu lên chơi theo yêu cầu của cô.
-……….
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
- Cho trẻ nghe nhạc (đàn) và hát theo bài “Cái mũi”
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 01 tháng 09 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài : VĐ VTTP: HÃY LẮNG NGHE
NH: NĂM NGÓN TAY NGOAN
TCAN: AI NHANH NHẤT?
I/YÊU CẦU:
- Trẻ biết vỗ tay gõ đệm theo phách, biết hát thể hiện tâm trạng vui vẻ nhịp nhàng.
- Trẻ nghe và cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài hát. Thích chơi trò chơi.
- Mở rộng hiểu biết của trẻ với các dân tộc miền núi.
- Qua nội dung bài đem đến cho trẻ cảm xúc thích lắng nghe các âm thanh xung quanh trẻ.
II/ CHUẨN BỊ:
- Băng đĩa có bài hát “ Hãy lắng nghe”
 “ Ru em- dân ca Xê Đăng”
- Nhạc cụ.
- 5 vòng thể dục.
 *Tích hợp: MTXQ
III/TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, giới thiệu bài..
- Cháu ngồi hình chữ U.
- Các con hãy im lặng lắng nghe những âm thanh ở xung quanh mình 
- Con nghe được gì nào?
- Nhờ có gì mà con nghe được những âm thanh đó?
- Cô bảo…Con hãy đứng thẳng người lên và hít thật sâu, con thấy thế nào? con nghe được gì nữa?
- À, hít sâu và biết lắng nghe các âm thanh xung quanh
còn có thể giúp cho chúng ta bớt đi sự mệt mỏi nữa đấy.
- À, có 1 chú người nước ngoài cũng giống như các con, chú thường hay để ý lắng tai nghe các âm thanh nho nhỏ, vì như thế chú cảm thấy rất vui. Các con có biết chú nghe những âm thanh gì không?
- (…)
- Trẻ tự trả lời.
- Tai.
- …
HOẠT ĐỘNG 2: Dạy vận động theo phách “hãy lắng nghe”, nhạc và lời của VanLonDon
- Cô cháu cùng hát
- Các con vừa hát bài gì? Nhạc và lời của ai?
- Chú nghe được những âm thanh gì? 
- Cô tóm ý, nêu nội dung: Bài hát cho ta thấy nếu các con biết lắng tai nghe các âm thanh xung quanh con sẽ có thêm nhiều niềm vui mới đấy!
- Để cho việc trình bày bài hát thêm phần sinh động chúng ta vừa hát vừa vận động nhé!
- Ai giỏi lên vận động nào?
- Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do.
- Cô thấy các con bạn nào cũng hát và vận động rất hay. Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động “vỗ tay theo phách ” rất phù hợp với giai điệu bài hát này. Vậy hôm nay mình cùng vỗ tay theo phách bài hát này nhé!
- Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ xem.
- Vỗ tay theo phách là vỗ như thế nào?
(nếu trẻ không trả lời được, cô giải thích lại cho trẻ nghe)
- Cả lớp vận động cùng cô.
- Trẻ hát kết hợp vận động theo nhịp bằng nhiều hình thức: Vỗ tay, vỗ vai, lắc lư…
- Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân.(cô mở băng)
- Cô chú ý sửa sai.
- Nhắc lại tên bài hát, tên tác giả? Tên vận động?
HOẠT ĐỘNG 3:Nghe hát”Năm ngón tay ngoan“
(Nhạc và lời :Trần văn Thụ )
- Hôm nay cô thấy các con rất ngoan, cô sẽ hát thưởng cho các con nghe qua bài hát “Năm ngón tay ngoan” các con nghe nhé!
- Cô hát cháu nghe lần 1,đánh nhịp.
- Nêu nội dung: Bài hát này nói đến 1 Anh thì béo, Một Anh thì thật thà ,1 Anh thì cao ,Còn 1 Anh thì có biết viết chữ chưa .Các Anh rất giỏi đã đếm được các ngón tay trên cả bàn tay và còn làm được nhiều việc nữa đó các con .
- Lần 2, Cô múa minh họa.
- Lần 3, cho trẻ nghe băng
HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi âm nhạc: “ Ai nhanh nhất?”.
 - Và tiếp sau đây các con sẽ được tham gia trò chơi âm nhạc hết sức thú vị, trò chơi mang tên “ Ai nhanh nhất? ”
 + Cách chơi: Cho trẻ nhắc lại cách chơi. Cô bổ sung (nếu cần)
- Cho cháu chơi 2-3 lần
- Trẻ hát cùng cô
“hãy lắng nghe”, nhạc và lời của VanLonDon
- Trẻ tự trả lời…
- Trẻ xung phong.
- Trẻ xem cô vận động.
- Trẻ tự trả lời: “…2 tay cô vỗ vào phách mạnh, vỗ liên tiếp…cứ như thế cô vỗ cho đến hết bài hát”.
- Trẻ vận động cùng cô.
- Trẻ vận động dưới nhiều hình thức.
-Trẻ nhắc lại 
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô
- Cháu chơi vài lần theo yêu cầu của cô
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
 Cho trẻ đến góc nghệ thuật biểu diễn lại bài hát
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 
Đề tài: CÂU CHUYỆN CỦA TAY PHẢI, TAY TRÁI
I/ YÊU CẦU 
- Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ biết tác dụng chính của tay trái và tay phải.
- Trẻ hiểu nội dung truyện: Tay phải và tay trái đều quan trọng như nhau, khi biết phối hợp cả 2 tay để làm việc thì làm gì cũng dễ dàng.
- Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ lời, mạch lạc.
- Phát triển kĩ năng ghi nhớ, quan sát.
- Trong gia đình cũng như trong tập thể phải biết phối hợp, giúp đỡ nhau khi chơi cũng như khi làm việc.
II/ Chuẩn bị
- Tranh truyện “Câu chuyện Tay Trái và Tay Phải”.
- Tranh Bàn tay phải, bàn tay trái cho trẻ chơi trò chơi ghép hình 
*Tíc

File đính kèm:

  • docTuan 5Co the toi.doc