Giáo án tuần 3: Lớp học của bé

I/ YÊU CẦU

Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể biết:

- Trẻ biết tên lớp.

- Các khu vực trong lớp.

- Công việc của cô giáo đang dạy trẻ.

- Các bạn trong lớp: tên gọi, sở thích, đặc điểm riêng

- Đồ dùng, đồ chơi trong lớp.

- Các hoạt động ở lớp.

- Lớp học là nơi trẻ được chăm sóc – dạy dỗ, được chơi đùa với các bạn.

II/ KẾ HOẠCH TUẦN

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần 3: Lớp học của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quen thuộc đi đến trường con cảm thấy gì nào?
- Con đường đối với con nó giống như là gì nào? (cô giáo dục cháu không xả rác trên đường)
- Ngoài ra, khi đến lớp con còn có những bạn thân nào nữa?
- Con sẽ đối xử với bạn mình như thế nào để mình mãi có tình bạn thân thiết với nhau?
- Cô tóm ý trẻ.
- Và bây giờ chúng ta cùng nhau tập thể dục cho khỏe nhé!
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều.
HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động.
*Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay vai 2: 2 tay ra phía trước, sang ngang (3x8) 
- Động tác lưng bụng 1: Đứng cúi người về trước (2x8)
- Động tác chân 3: Đứng đưa chân ra các phía (2x8)
- Động tác bật nhảy 5: Bật về các phía (2x8)
 (Tập kết hợp với bài hát “Bình minh”)
*Vận động cơ bản: “Đập bóng xuống sàn & bắt bóng”:
- Các con xem cô có gì nè?
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi với quả bóng nữa nhé, các con có thích không?
- Ai nhớ hôm trước cô đã cho các con chơi trò chơi gì với quả bóng nè?
- Hôm nay chúng ta không tung bóng nữa, mà sẽ cùng nhau thực hiện “đập bóng xuống sàn và bắt bóng” nhé !
- Cô làm mẫu lần 1
- Lần 2 phân tích: 
TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng ngang tầm vai về trước. Khi có hiệu lệnh cô đưa bóng lên cao và đập mạnh bóng xuống sàn, mắt nhìn theo hướng bóng, khi bóng nảy lên cô đón bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào người, tránh làm rơi bóng. (các con nhớ đập bóng thẳng hướng cho dễ bắt bóng nhé!) 
- Cô mời 1-2 trẻ khá thực hiện cho lớp xem 
- Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu).
- Cô bao quát, động viên, sửa sai.
- Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại.
*Trò chơi vận động “Nhảy tiếp sức”.
- Tiếp theo các con sẽ được tham gia một trò chơi rất vui, trò chơi mang tên “nhảy tiếp sức”. Cách chơi như sau:
- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 tổ xếp 3 hàng dọc, khi nào nghe hiệu lênh của cô thì bạn đội trưởng đứng ở vị trí đầu hàng nhảy liên tiếp lên phía trước lấy 1 lá cờ chạy nhanh về đưa cho bạn thứ 2. Bạn thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ đổi lấy cờ khác và chạy về đưa cho bạn thứ 3…cứ như vậy cho đến hết bạn trong tổ. Tổ nào nhảy đúng, xong trước là thắng cuộc. 
- Luật chơi: Trả chỉ được nhảy lên khi nhận được cờ của bạn.
- Cho trẻ chơi vài lần.
HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh.
Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu.
- Trẻ hát cùng cô.
- …….
- Trẻ tự trả lời theo suy nghĩ.
-……..
- Trẻ tự kể.
- Trẻ tự trả lời theo suy nghĩ
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ tập theo cô.
- Quả bóng.
- Trẻ tự kể.
- Trẻ nhắc lại tên bài.
- Trẻ khá thực hiện cho bạn xem.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ nghe cô nói cách chơi.
- Trẻ chơi vài lần.
- Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu và về chỗ ngồi.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
Cháu đi nhẹ nhàng, làm chim bay về chỗ ngồi.
Thứ ba ngày 17 tháng 09 năm 2014
HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : MỘT SỐ ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI MẪU GIÁO
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết tên tên gọi và công dụng của một số đồ dùng, đồ chơi của trường mẫu giáo.
- Biết đồ dùng đồ chơi ở lớp mẫu giáo và góc chơi mà bạn trai, bạn gái thích chơi.
- Giáo dục trẻ biết gìn giữ, lấy cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định.
II/ CHUẨN BỊ:
- 2 thùng đựng 1 số đồ dùng, đồ chơi ở trường mẫu giáo.
- Các góc chơi trình bày đẹp.
- Băng đĩa có bài hát về trường lớp mẫu giáo.
- Tích hợp: AN, LQVH.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát kết hợp vận động minh họa bài :
 “Trường mẫu giáo yêu thương”.
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Trường mẫu giáo của con tên là gì? Các con có yêu trường của mình không?
- Tại sao con lại yêu trường mẫu giáo của con đến thế?
- Ở trường có những đồ dùng, đồ chơi nào?
- Con thích đồ chơi nào nhất? Tại sao?
- Thế còn lúc học con sử dụng những đồ dùng gì?
- Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những đồ dùng, đồ chơi ở trường mẫu giáo nhé!
HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện về đồ dùng, đồ chơi ở trường mẫu giáo.
- Cốc! cốc! cốc!...
- Cô hiệu trưởng tặng lớp mình 2 thùng quà.
- Các con có muốn xem bên trong có gì không?
- Cô mở thùng ra, trong thùng có gì nào?
- Cô lấy búp bê ra hỏi:
+ Tớ là ai?
+ Tớ được làm bằng gì?
+ Tớ dùng để làm gì? Chơi như thế nào?
+ Tớ thường để ở đâu trong lớp?
+ Ai thường chơi tớ?
+ Ở góc chơi đó còn có gì nữa?
- Tiếp theo cô lấy từng nhóm đồ dùng, đồ chơi ra để trên bàn và hỏi trẻ tương tự: Bóng, rổ, thẻ số - tập tạo hình, chì màu, bảng, đất nặn – phách tre – bình tưới…
- Trên bàn cô có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi. Ai giỏi lên giúp cô chọn đồ dùng, đồ chơi ra để riêng nè?
- Cô nhấn mạnh: những đồ dùng đồ chơi này rất cần cho các hoạt động của các con ở lớp. Vì thế khi chơi các con phải biết giữ gìn cẩn thận.
- Ngoài đồ dùng đồ chơi của lớp trường mẫu giáo còn có rất nhiều đồ chơi ngoài trời, mình cùng nhau đi quan sát nhé!
- Hát bài “khúc hát dạo chơi”, ra sân.
- Cô cháu cùng quan sát, cô hỏi trẻ con đã chơi với chúng như thế nào?
- Cô tóm ý, giáo dục trẻ cẩn thận trong khi chơi.
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “Hãy kể nhanh”
- Cách chơi: 
+ Cô nêu công dụng của đồ dùng, đồ chơi- cháu nói nhanh tên đồ chơi đó
+ cô nêu tên góc chơi- cháu nêu tên đồ dùng và ngược lại (cô có thể mời cháu nói thay cô)
+ Góc nào bạn trai thích chơi? Góc nào bạn gái thích chơi? Góc nào cả bạn gái, bạn trai đều thích?
- Cả lớp hát và vận động cùng cô.
- Trường mẫu giáo
-……….
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- (…)
- Đồ dùng, đồ chơi…
- Búp bê.
- Làm bằng mũ.
- Chơi phân vai…
- Trẻ tự trả lời theo suy nghĩ.
- Cô cùng trẻ ra sân trường…
-Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
Đọc bài thơ “đồ chơi” 
Trẻ lấy những đồ chơi vừa quan sát cất lên kệ ngay ngắn.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 18 tháng 09 năm 2014
HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : TRUYỆN “GÀ TƠ ĐI HỌC”
I/ YÊU CẤU
- Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện.
- Trẻ nghe hiểu, biết trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô. Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc và khả năng quan sát cho trẻ.
- Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp mầm non, có ý thức học tập giúp đỡ bạn bè.
II/ CHUẨN BỊ
- Bảng, phấn
- Tích hợp: Âm nhạc , toán, MTXQ
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn định - gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài hát “vui đến trường”. Ngồi hình chữ U
- Các con học trường nào? Lớp nào? 
- Khi đến lớp các con gặp ai?
- Vậy các con đến lớp có vui không ?
- Thế bạn nào cho cô biết đến lớp con được cô dạy những gì?
- À, đến lớp các con được cô dạy rất nhiều điều hay năm nay các con học lớp lá thì sẽ được cô dạy thêm chữ cái nữa đó! 
- Vậy các con có thích đến lớp không? 
- Các con ơi! Thế nhưng có một bạn Gà Tơ không chịu đi học vì Gà Tơ ham ngủ và mê chơi, rồi chuyện gì đã xảy ra với Gà Tơ các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện này nhé!
HOẠT ĐỘNG 2: Cô kể mẫu
- Cô kể 1 lần kết hợp cho trẻ xem tranh.
- Cô vừa kể vừa gợi hỏi trẻ về tình tiết sắp tới của câu chuyện.
HOẠT ĐỘNG 3: Đàm thoại - Trích dẫn 
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Buổi sáng gà mẹ gọi Gà tơ dậy để đi đâu ?
- Vậy Gà Tơ trả lời mẹ thế nào?
- À, Gà Tơ lười biếng không chịu đi học đó các con.
* Cô tóm ý “ Từ đầu đến… không chịu đi học”
- Chơi chuyển tiếp: Làm đàn gà
- Cô giáo gà mái mơ có tổ chức cho cả lớp đi cắm trại. Ai là người đã mang giấy thông báo đến cho Gà tơ ?
- Gà Tơ có đọc được tờ giấy thông báo không? Vì sao?
- Gà Tơ đã làm gì với tờ giấy?
- Do Gà Tơ không đi học nên không biết trong tờ giấy thông báo viết gì hết đó các con?
* Cô tóm ý “Hôm ấy, cô giáo Gà Mái Mơ… Và quẳng tờ giấy đi”
- Khi mọi người đang cắm trại vui vẻ thì chuyện gì
đã xảy ra với gà tơ?
- Cô giáo Gà Mái Mơ đã khuyên bạn Gà Tơ điều gì?
- Từ đó bạn Gà Tơ trở nên như thế nào? Vì sao?
* Tóm ý đoạn cuối: Do mê chơi nên Gà Tơ đã bị lạc đường đó…
- Các con ơi ! qua câu truyện con thấy Gà Tơ như thế nào?
- Vậy theo các con , để trở thành con ngoan trò giỏi thì các con phải làm gì?
* Giáo dục trẻ đi học đều và cho trẻ biết trẻ tới trường học sẽ được cô giáo dạy nhiều điều hay và được tham gia vào các hoạt động của trường của lớp.
HOẠT ĐỘNG 4: “Kết thúc”
- À, câu truyện cô kể cô quên tên truyện rồi ,vậy bạn nào giúp cô đặt tên cho câu truyện đi?
À, các bạn đặt tên cho câu truyện rất hay, Nãy giờ nghe các con đặt tên cho câu truyện cô đã nhớ lại tên truyện rồi, đó là truyện Gà Tơ đi học. Các con biết không câu truyện kể về chú Gà Tơ lười học, ham chơi, nhưng cuối cùng Gà Tơ cũng biết đi học thì học được nhiều điều hay đó.
- Cô viết tên truyện - cô đọc
- Tên truyện có mấy tiếng? 
Cô nhận xét chung.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời.
- Gặp cô , gặp bạn
- Dạ vui
- Trẻ trả lời
- Dạ thích
- Trẻ lên ngồi quanh cô nghe cô kể chuyện.
- Cháu ngồi nghe cô kể chuyện.
- Trẻ trả lời.
- Đi học
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Làm những chú gà con đi kiếm mồi ngồi thành hình chữ U
- Vịt Xám
- Không, vì Gà Tơ không biết chữ
- Quẳng tờ giấy đi
- Trẻ lắng nghe
- Gà Tơ khóc vì bị lạc…
- Con chịu khó đi học rồi cũng sẽ biết đọc biết viêt như các bạn
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đặt tên truyện
- Trẻ đọc
- Trẻ đếm
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Cả lớp hát bài “Khúc hát dạo chơi” đi đến góc sách truyện xem tranh.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 19 tháng 09 năm 2014
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : ÔN SỐ LƯỢNG 4. NHẬN BIẾT SỐ 4.
ÔN NHẬN BIẾT HÌNH VUÔNG, CHỮ NHẬT, TAM GIÁC
I/ YÊU CẦU:
- Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 4. Nhận biết số 4.
- Luyện tập nhận biết hình vuông, tam giác, chữ nhật. Cháu kể được một số loại hoa quả mùa thu
- Biết lấy cất gọn gàng.
II/ CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ: 4 quả xoài, 4 quả mảng cầu tròn, thẻ số 4.
 3 hình: vuông, tam giác, chữ nhật.
- Đồ dùng, đồ chơi có số lượng 4 để xung quanh lớp.
- Tích hợp: AN, MTXQ
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠ

File đính kèm:

  • docTuan 3Lop hoc cua be.doc