Giáo án Tự chọn Toán 11 tiết 27: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

Tiết : 27

ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

Ôn tập khái niệm đường thẳng, mặt phẳng trong không gian, các tính chất thừa nhận.

2. Kỹ năng

Vận dụng các tính chất thừa nhận để giải một số dạng toán: chứng minh ba điểm thẳng hàng, cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, cách chứng minh ba đường thẳng đồng quy, giải bài toán tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng.

3. Tư duy và thái độ

Nghiêm túc, tích cực

Rèn luyện tư duy không gian.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Toán 11 tiết 27: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	: 20-11-2010
Tiết	: 27
đại cương về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
Ngày giảng: 	ngày  lớp  tiết .
	ngày  lớp  tiết .
	ngày  lớp  tiết .
I.Mục tiêu
1. Kiến thức 
Ôn tập khái niệm đường thẳng, mặt phẳng trong không gian, các tính chất thừa nhận. 
2. Kỹ năng
Vận dụng các tính chất thừa nhận để giải một số dạng toán: chứng minh ba điểm thẳng hàng, cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, cách chứng minh ba đường thẳng đồng quy, giải bài toán tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng.
3. Tư duy và thái độ
Nghiêm túc, tích cực
Rèn luyện tư duy không gian.
II. Nội dung
Kiến thức trọng tâm
Giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
Giao tuyến của hai mặt phẳng.
Kiến thức khó
Bài toán tìm thiết diện.
III. Phương tiện dạy học 
1. Chuẩn bị của giáo viên :
Giáo án, tài liệu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Kiến thức về phương trình lượng giác cơ bản.
IV.Tiến trình tổ chức dạy học
ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 6 (54 – sgk)
Cho 4 điểm A, B, C và D không đồng phẳng. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC. Trên đoạn BD lấy điểm P sao cho BP = 2PD.
Tìm giao điểm của đường thẳng CD và mp(MNP)
Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (MNP) và (ACD).
+ Cách tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng? tìm giao tuyến của hai mặt phẳng.
+ Gọi một học sinh lên bảng trình bày bài giải đã chuẩn bị ở nhà.
+ vẽ hình:
+ trình bày lời giải:
a. Trên mặt phẳng (BCD), gọi E = CD NP
Ta có E là điểm chung của (MNP) và CD. Vậy giao điểm cần tìm là E.
b. (ACD) (MNP) = ME
Bài tập 8:
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD. Trên cạnh AD lấy điểm P không trùng với trung điểm của AD.
Gọi E là giao điểm của đường thẳng MP và đường thẳng BD. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (PMN) và (BCD).
Tìm giao điểm của mặt phẳng (PMN) và BC.
Hướng dẫn học sinh vẽ hình.
Cho học sinh hoạt động nhóm.
Gọi đại diện lên bảng.
Củng cố cách tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.
+ Học sinh thảo luận nhóm làm bài tập
+ Trình bày kết quả:
(MNP) (BCD) = EN
Gọi Q = BCEN
Ta có BC (PMN) = Q
Bài tập 9 (54 – sgk)
Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Trong mặt phẳng đáy vẽ đường thẳng d đi qua A và không song song với các cạnh của hình bình hành, dcắt đoạn BC tại E. Gọi C’ là một điểm nằm trên cạnh SC.
Tìm giao điểm M của CD và mặt phẳng (C’AE)
Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mp(C’AE).
+ Cách tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mp?
Gọi học sinh vẽ hình.
a. Trên mặt đáy gọi M = AE DC. 
Ta có M = DC (C’AE)
Gọi F = MC’SD
Ta có thiết diện cần tìm là tứ giác AEC’F.
Củng cố
Bài tập về nhà. 
Bài tập sách bài tập
7, 10 (54 – sgk).
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày 22 tháng 11 năm 2010
Tổ trưởng kí duyệt
Đào Minh Bằng
.

File đính kèm:

  • docTiet 27.doc