Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 6

A - Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

+ Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.

+ Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo, so sánh, giải toán liên quan đến số đo diện tích

B- Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ cho bài tập 3.

C- Phương pháp dạy học

- Thảo luận,thực hành.

D – Các hoạt động trong tiết dạy

1. Củng cố kiến thức

Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại thứ tự các đơn vị đo trong bảng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.

- Phương pháp & hình thức: Thực hành cá nhân, đồng loạt.

- Đồ dùng: Sách giáo khoa; bảng lớp.

- Lưu ý: Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé hơn liền kề .

 2 m2 3 dm2 = . dm2 ; 6 hm2 = . km2

 

doc38 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
e, Bộ...thơ văn thời Lý- Trần.
Bài tập 3 : Viết đoạn văn nói về tình hữu nghị,hợp tác giữa nước ta với các nước anh em.Trong đoạn văn có sử dụng một trong các thành ngữ sau: 
- Kề vai sát cánh.
- Bốn biển một nhà.
Hoạt động 2: Củng cố,dặn dò 
- GV khen ngợi những HS, nhóm HS làm việc tốt
- Dặn HS ghi nhớ những từ mới học; HTL 3 thành ngữ.
Tiết 3: Kể chuyện
ÔN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC (Trang 48 )
A - Mục tiêu
1. Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể một câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe hay đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- Trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện)
2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
B- Đồ dùng dạy - học
- Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình.
C- Phương pháp dạy học
- Giảng giải,thảo luận,đàm thoại,kể chuyện.
D- Các hoạt động trong tiết dạy
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
2. Các hoạt động trong dạy bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết lựa chọn một câu truyện có nội dung phù hợp yêu cầu và thực hành kể lại cho các bạn cùng nghe để trao đổi với nhau về ý nghĩa, bài học từ câu truyện đó.
- Phương pháp & hình thức: Thực hành cá nhân, thảo luận cặp đôi.
- Đồ dùng: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm “Hoà bình”.
- Các bước tiến hành: 
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học
- Một HS đọc đề bài. 
- GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài đã viết trên bảng lớp: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- GV nhắc HS : Em cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK. Chỉ khi không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em mới kể những câu chuyện trong SGK.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (VD: Tôi sẽ kể câu chuyện về ba nàng công chúa thông minh, tài giỏi, đã giúp vua đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước..)
b) HS thực hành KC và trao đổi về nội dung câu chuyện 
- HS kể chuyện theo cặp và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu truyện.
- Một số học sinh kể truyện trước lớp.
- Thi kể truyện trước lớp.
- Học sinh bình chọn bạn kể truyện hay nhất; truyện có nội dung phù hợp nhất.
Hoạt động2: Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà đọc trước 2 đề bài của tiết KC tuần 6 để tìm được một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước (đề 1) hoặc nói về một nước mà em biết qua truyền hình, phim ảnh (đề 2)
Tiết 2: Tập đọc
TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT(Trang 58 )
A - Mục tiêu
1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tên riêng (Si-le, Pa-ri, Hít-le..). Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vât.
 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách mội bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.
B- Đồ dùng dạỵ học 
- Tranh minh hoạ cho bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ.
C- Phương pháp dạy học
- Quan sát,đàm thoại,luyện đọc.
D- Các hoạt động trong tiết dạy 
1. Kiểm tra bài cũ. 
- HS đọc bài Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai, trả lời các câu hỏi sau bài đọc.
2. Các hoạt động trong dạy bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc: 
- Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tên riêng (Si-le, Pa-ri, Hít-le..)
- PP&HT: Thực hành cá nhân, cặp đôi, nhóm.
- Đồ dùng: Tranh minh hoạ
- Các bước tiến hành:
+ Một, hai HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc toàn bài.
+ Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài
+ HS luyện đọc theo cặp. 
+ 1 - 2 em đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài :
MT: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách mội bài học nhẹ nhàng mà sâu cay. 
- PP&HT: Thực hành cá nhân, cặp đôi.
- Đồ dùng: Sách giáo khoa.
- Lưu ý: Rút ra ý chính: +) ý1: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh. 
 +) ý2: Bài học cho tên sĩ quan hống hách.
 + HS nêu nội dung chính của bài. Vài HS nhắc lại.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
- MT: Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vât. 
- PP&HT: Thực hành cá nhân
- Đồ dùng: Bảng phụ ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm
- Lưu ý: + HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ “Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan” đến hết.
 + Chú ý đọc đúng lời ông cụ: câu kết - hạ giọng, ngưng một chút trước từ vở và nhấn giọng cụm từ “Những tên cướp” thể hiện rõ ngụ ý hóm hỉnh, sâu cay.
Hoạt động 2: Củng cố,dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS ghi nhớ những thông tin các em có được từ bài văn.
Tiết 2:	 Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN(Trang 59 )
A - Mục tiêu 
- Biết cách viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.
* Tích hợp kĩ năng sống : Ra quyết định; thể hiện sự cảm thông.
B- Đồ dùng dạy học
- VBT, Bảng phụ viết những điều cần chú ý SGK, tr.60.
C- Phương pháp dạy học
- Đàm thoại,thực hành.
D- Các hoạt động trong tiết dạy
1 . Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị sách,vở của học sinh.
2. Các hoạt động trong dạy bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Bài tập 1 : HS hiểu được hậu quả của chất độc màu da cam.
- PP&HT: Đồng loạt, cá nhân
- Đồ dùng: Sách giáo khoa, bảng lớp
Cách tiến hành:
- HS đọc bài Thần Chết mang tên bảy sắc cầu vồng, trả lời lần lượt các câu hỏi.
- GV giới thiệu tranh, ảnh về thảm hoạ do chất độc màu da cam gây ra; hoạt động của Hội Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
Bài tập 2 : Biết cách viết một lá đơn đúng quy định và trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn.
- PP&HT: Thực hành cá nhân, đồng loạt.
- Đồ dùng: VBT, Bảng phụ viết những điều cần chú ý SGK, tr.60.
- Lưu ý: Lá đơn trình bày đúng quy định
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày 26 tháng 10 năm 2005
ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI .......
Kính gửi: Ban chấp hành Hội chữ thập đỏ, phường .....
Tên em là: .................................................
Sinh ngày: .........................................
Học sinh lớp....., Trường tiểu học .....
Sau khi được nghe giới thiệu về hoạt động của Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam thuộc Hội chữ thập đỏ của phường, em thấy hoạt động của đội rất có ý nghĩa và thiết thực. Em tự nhận thấy mình có thể tham gia hoạt động của Đội, để giúp đỡ các bạn nhỏ bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyện vọng được gia nhập Đội tình nguyện, góp phần nhỏ bé làm giảm bớt nỗi bất hạnh của các nạn nhân.
Em xin hứa tôn trọng nội quy và tham gia tích cực mọi hoạt động của Đội.
Em xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn kí
Hoạt động 2 : Củng cố,dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đơn đúng thể thức; yêu cầu những HS viết 
đơn chưa đạt về nhà hoàn thiện lá đơn.
- Dặn HS về nhà tiếp tục quan sát cảnh sông nước và ghi lại kết quả quan sát.
Tiết 3:	 Luyện từ và câu
ÔN TẬP: TỪ ĐỒNG ÂM LUYỆN VIẾT VĂN
I. MỤC TIÊU
Củng cố về từ đồng âm
Luyện tập về viết đoạn văn
B- Đồ dùng dạy học
- VBT, Bảng phụ 
C- Phương pháp dạy học
- Đàm thoại,thực hành.
D- Các hoạt động trong tiết dạy
1 . Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là từ đồng âm ? Cho ví dụ.
2. Các hoạt động trong dạy bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập về từ đồng âm
GV ra bài cho HS làm bài rồi chữa bài
1. Phân biệt nghĩa cũa những từ đồng âm trong các cum từ sau :
 a) Đậu tương - đất lành chim đậu - thi đậu
 b) Bò kéo xe - hai bò gạo - cua bò lổm ngổm
 c) Cái kim sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - một chỉ vàng 
2. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc:
 M : - Mặt trời chiếu sáng .
 - Bà tôi chải chiếu ra sân .
3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : hữu nghị, hữu ái, hữu cơ, hữu dụng, hữu ý .
 a) Tình ... giai cấp .
 b) Hành động đó là ... chứ không phải là vô tình.
 c) Trở thành người ...
 d) Sự thống nhất ... giữa lí luận và thực tiễn .
 e) Cuộc đi thăm ... của Chủ tịch nước .
4. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : hợp tác, hợp lí, hợp lực, hợp nhất, hợp tuyển : 
 a, Bộ đội ...cùng nhân dân chống thiên tai.
 b, Cách giải quyết hợp tình, . . .
 c, . . . hai xã nhỏ thành một xã lớn.
 d, Sự . . . về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực.
 e, Bộ . . . thơ văn thời Lý- Trần
Hoạt động 2: Luyện viết văn
5. Viết đoạn văn về tình hữu nghị hợp tác giữa nước ta với các nước anh em. Trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ sau: 
 - Kề vai sát cánh
 - Bốn biển một nhà
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
 Nhận xét giờ học
.
Tiết 2:	 Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (Trang 62 )
A - Mục tiêu
1. Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảch sông nước.
2. Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
B- Đồ dùng dạy học
-Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm..
- Bảng phụ .
C- Phương pháp dạy học
- Đàm thoại,thảo luận,quan sát.
D- Các hoạt động trong tiết dạy 
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này (quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước - yêu cầu của BT4, tiết Tập làm văn cuối tuần 5)
- Hai HS đọc “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện..” 
- Nhận xét,cho điểm HS.
2. Các hoạt động trong dạy bài mới 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài tập 1: Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
- PP&HT: Thảo luận nhóm.
- Đồ dùng: Bảng phụ.
 Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm..
Các bước tiến hành:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận - nhóm khác nhận xét - GV chốt ý đúng .
- GV giải nghĩa từ liên tưởng: từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác, từ chuyện của người ngẫm nghĩ về chuyện của mình.
- HS nêu lên những liên tưởng của tác giả: biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
- Lưu ý: liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi với con người hơn.
- HS nêu tác dụng của những liên tưởng trên: giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội

File đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 6.doc
Giáo án liên quan