Giáo án tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 8

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : nén, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa : Cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.

- HS nhận thấy: Cô giáo rất yêu thương học trò.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 GV : Tranh minh hoạ bài học

 HS : SGK

 

doc21 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp các môn học lớp 2 - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông bị ô nhiễm, đun sôi để nguội. ở vùng nước không được sạch cần được lọc theo hướng dẫn của y tế và nhất thiết phải được đun sôi trước khi uống.
HĐ 3: ích lợi của việc ăn, uống sạch sẽ.
Mục tiêu: HS giải thích được tại sao phải ăn uống sạch sẽ.
Y/c HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : 
+ Tại sao chúng ta phải ăn, uống sạch sẽ ?
+ Ăn uống mất vệ sinh gây ra những tác hại gì ?
+ Kể tên một số bệnh do ăn uống mất vệ sinh gây ra.
KL: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như đau bụng, ỉa chảy, giun sán ...
4. Củng cố: 
- Tại sao phải ăn uống sạch sẽ ?
- Ăn uống mất vệ sinh có tác hại như thế nào? 
Nhận xét giờ.
5. Dặn dò:
- Nhắc HS thực hiện theo bài học.
Hát
 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS làm theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS trả lời.
- 3HS nhắc lại kết luận.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ sung
Đại diện các nhóm lên trình bày.
- 2HS nhắc lại kết luận.
- HS làm theo yêu cầu.
Đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- 2HS nhắc lại kết luận.
- 2HS trả lời.
- Thực hiện theo y/c.
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tập đọc : bàn tay dịu dàng
I. Mục tiêu: 
- Hiểu nghĩa các từ mới: âu yếm, thì thào, trìu mến.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Thái độ dịu dàng, đầy yêu thương trìu mến của thầy giáo đã động viên, an ủi bạn HS đang đau buồn vì bà mất, làm bạn càng cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy.
- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và sau câu dài.
- Giáo dục tình cảm yêu quý thầy cô.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh, bảng phụ.
- HS: SGK, bút chì.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức 
2. KTBC: 
Đọc các đoạn của bài: Người mẹ hiền 
- Câu chuyện muốn khuyên em điều gì ?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. GV đọc mẫu: 
GV đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm, trầm lắng. Giọng của An lúc đầu buồn bã, sau quyết tâm; lời thầy giáo nói với An trìu mến, khích lệ.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc
kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu:
- GV hướng dẫn HS phát âm: lòng nặng trĩu, nỗi buồn, lặng lẽ, buồn bã, trìu mến.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Giải nghĩa từ: thì thào
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
c. Tìm hiểu bài:
Y/c HS đọc đoạn 1, 2
- Từ ngữ nào cho ta thấy An rất buồn khi bà mới mất ?
- Vì sao An buồn như vậy ?
- Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo như thế nào ?
- Vì sao thầy không trách An khi biết em chưa làm bài tập ?
- Vì sao An lại nói tiếp với thầy sáng mai em sẽ làm bài tập ? (HSNK)
- Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của thầy giáo đối với An ?
d. Luyện đọc lại:
- 2, 3 nhóm (mỗi nhóm tự phân vai : người dẫn truyện, An, thầy giáo) thi đọc toần truyện. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
4. Củng cố: 
- Đặt tên khác cho bài?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà đọc bài chuẩn bị bài sau.
Hát, sĩ số: /28
- 4 HS đọc
- HS quan sát tranh SGK.
- HS lắng nghe.
- HS nối nhau đọc từng dòng thơ. 
- HS phát âm cá nhân -> đồng thanh.
- HS nối nhau đọc từng đoạn.
- HS luyện đọc câu dài.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi đọc.
- 1HS đọc to cả lớp đọc thầm.
- Lòng An nặng trĩu nỗi buồn, nhớ bà, An ngồi lặng lẽ.
- Vì An yêu bà, tiếc nhớ bà ...
HS đọc đoạn 3. lớp đọc thầm.
- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu.
- Vì thầy thông cảm với nỗi buồn của An, với tấm lòng yêu thương bà của An.
- Vì sự cảm thông của thầy đã làm An cảm động.
- Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An, bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến thương yêu.
- Khi nghe An hứa sáng mai sẽ làm bài tập, thầy khen quyết dịnh của An : “Tốt lắm !”, và tin tưởng nói : “Thầy biết em nhất định sẽ làm”.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Nỗi buồn của An.
- HS nghe.
- Thực hiện theo y/c.
------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu: từ chỉ hoạt động, trạng thái. dấu phẩy
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được từ chỉ hoạt động, trạng thái.
2. Kĩ năng:
+ Tìm được từ chỉ hoạt động, trạng thái.
+ Đặt dấu phẩy đúng nơi quy định.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích học môn Tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động - dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức 
2. KTBC:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau : 
a) Con trâu ăn cỏ.
b) Đàn bò uống nước dưới sông.
c) Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Nhận xét. 
Bài 2: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống (giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn). 
 Con mèo, con mèo
 ... theo con chuột
 ... vuốt, ... nanh
 Con chuột ... quanh
 Luồn hang ... hốc.
Y/c HS đọc lại bài ca dao.
Bài 3: Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau ?
a) Lớp em học tập tốt lao động tốt.
b) Cô giáo chúng em rất yêu thương quý mến học sinh.
c) Chúng em luôn kính trọng biết ơn các thầy giáo cô giáo.
Y/c HS tìm các từ chỉ hoạt động của người trong câu : Lớp em, học tập tốt lao động tốt.
- Muốn tách rõ hai từ cùng chỉ hoạt động trong câu người ta dùng dấu phẩy. Suy nghĩ và cho cô biết ta nên đặt dấu phẩy vào đâu ?
- Gọi HS đọc lại các câu sau khi đã đặt dấu phẩy, chú ý nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy.
4. Củng cố: 
- Trong bài hôm nay ta đã tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái nào?(HSNK)
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài tuần 9.
Hát
- HS báo cáo
a, Con trâu ăn cỏ.
b, Đàn bò uống nước dưới sông.
c, Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.
- HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài, HS lên bảng làm.
HS đọc yêu cầu của bài.
 Con mèo, con mèo
 Đuổi theo con chuột
 Giơ vuốt, nhe nanh
 Con chuột chạy quanh
 Luồn hang luồn hốc.
- HS làm theo yêu cầu. 
- 2HS đọc.
HS thực hiện yêu cầu.
- 1HS đọc 3 câu trong bài.
a, Lớp em học tập tốt, lao động tốt.
b, Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh.
c, Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo cô giáo.
- Các từ chỉ hoạt động là học tập, lao động
- Vào giữa học tập tốt và lao động tốt.
- HS làm bài, HS lên bảng làm.
- 2HS đọc lại các câu.
- HS trả lời.
- Thực hiện theo y/c.
---------------------------------------------------------------
Toán: bảng cộng 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm chắc các bảng cộng đã học.
2. Kĩ năng:
- Củng cố cách tính các phép tính trong bảng tính. Rèn kĩ năng giải toán về nhiều hơn. Rèn kĩ năng đếm hình.
3. Thái độ: Giáo dục HS ham học hỏi, khám phá.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, vở, bút, nháp.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức 
2. KTBC: 
- Gọi 1 HS lên bảng : Đặt tính và tính: 
46 + 15 38 + 26
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm:
Y/c HS tự nhẩm và ghi nhanh kết quả.
Y/c HS đọc bài nối tiếp nhau theo dãy kết quả từng phép tính.
Y/c cả lớp đồng thanh bảng cộng 
- Gv hỏi một vài phép tính bất kì 
- GV nhận xét, chốt: Bảng cộng. 
Bài 2: Tính
Y/c HS làm bài, chữa, chốt: cách tính.(HSNK nêu cách tính)
Bài 3: Giải toán
- Gọi đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
- Yêu cầu HS giải bài, chữa bài.
-> chốt kiến thức: Dạng toán.
Bài 4: Trong hình bên:
Y/c HS làm bài bài, chữa bài, chốt: Cách đếm hình.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Hát
- 1 HS lên bảng làm.cả lớp làm bảng con
- HS ghi tên bài vào nháp
HS đọc đề, làm bài.
 15 26 36 42
 + 9 + 17 + 8 + 39
 24 43 44 81
- HS nhận xét bài 
HS đọc đề, phân tích đề.
- HS giải bài vào vở. 1 HS lên bảng 
Tóm tắt :
 28kg
Hoa : 
 3kg
 Mai :
 ? kg
 Giải
 Mai nặng số ki –lô -gam là :
 28 + 3 =31 (kg)
 Đáp số : 31 kg
- HS nhận xét bài trên bảng 
HS đọc đề.
- HS đếm hình và làm bài.
- HS nghe.
- HS thực hiện theo y/c.
-------------------------------------------------------------------
Đạo đức : chăm làm việc nhà (Tiết 2)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- HS biết: Trẻ em có bổn phận tham gia các công việc nhà phù hợp với khả năng. Chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của em với ông bà, cha mẹ
2. Kĩ năng: 
- HS tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp. 
* KNS : Kĩ năng đảm nhận trác nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng 
3. Thái độ: Có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV + HS: Vở BT đạo đức	 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức: 
2. KTBC:
- Kể những việc làm giúp đỡ bố mẹ ? Thái độ của bố mẹ khi em giúp đỡ ?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài dạy:
HĐ 1: Xử lí tình huống. GV yêu cầu các nhóm thảo luận sau đó đóng vai, xử lí tình huống ghi trong phiếu.
+ Lan đang phải giúp mẹ trông em thì các bạn đến rủ đi chơi. Lan sẽ phải làm gì ?
+ Mẹ đi làm muộn chưa về. Bé Lan sắp đi học mà chưa ai nấu cơm cả. Lan phải làm gì bây giờ? 
+ Ăn cơm xong, mẹ bảo Hoa đi rửa bát. Nhưng trên ti vi đang chiếu phim hay. Bạn hãy giúp Hoa đi ?
+ Các bạn đã hẹn trước với Sơn sang chơi nhà vào sáng nay. Nhưng hôm nay bố mẹ đi vắng cả, bà Sơn đang ốm, Sơn được mẹ giao cho chăm sóc bà. Sơn phải làm gì bây giờ ? 
 - GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm. 
KL: Khi được giao làm bất cứ công việc nhà nào, em cần phải hoàn thành công việc đó rồi mới làm những công việc khác.
Họat động 2: Điều này đúng hay sai ?
- GV phổ biến luật chơi : GV sẽ nêu lần lượt từng ý kiến, yêu cầu HS giơ hình vẽ khuôn mặt theo quy ước : Mặt cười đúng, mặt mếu không đúng.
+ Làm việc nhà là trách nhiệm của người lớn trong gia đình
+ Trẻ em không phải làm việc nhà.
+ Cần làm tốt việc nhà khi có mặt cũng như khi vắng mặt người lớn.
+ Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ.
+ Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng của mình. 
Họat động 3: Th

File đính kèm:

  • docGiao an Ninh 2A Tuan 8.doc