Giáo án tổng hợp các môn học khối 1 - Tuần 3

Toán : Luyện tập ( trang 16)

 A .Mục tiêu

1. Giúp học sinh : - Củng cố về nhận biết số lượng và các số trong phạm vi 5.

 - Đọc,viết,đếm các số trong phạm vi 5

 2. Rèn kĩ năng đếm , đọc, viết các số trong phạm vi 5.

 3. Biết vận dụng các kiến thức toán học vào thực tế cuộc sống.

 * Trọng tâm: Nhận biết số lượng và thứ tự các số từ 1 đến 5.

 B. Đồ dùng

 + Các tấm bìa có ghi các số: 1, 2, 3, 4, 5.

 + Bộ thực hành toán giáo viên và học sinh

 

doc11 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp các môn học khối 1 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng tâm: Nhận biết, so sánh số lượng và sử dụng từ bé hơn, dấu < khi so sánh các số.
 B. Đồ dùng dạy học
 GV: + Các nhóm đồ vật,tranh vẽ giống SGK. 
 + Các chữ số 1,2,3,4,5 và dấu <
 HS: SGK, bảng, bộ đồ dùng.
 C. Các hoạt động dạy học
I. ổn định lớp
II. Kiểm tra bài
+ Đếm xuôi và đếm ngược trong phạm vi 5
+ Số nào bé nhất, lớn nhất trong dãy các số từ 1 đến 5.
III. Dạy bài mới
Hoạt động 1 : Giới thiệu khái niệm bé hơn
Mục tiêu :Học sinh nhận biết quan hệ bé hơn
- Treo tranh hỏi: 
Bên trái có mấy ô tô?
Bên phải có mấy ô tô? 
1 ô tô so với 2 ô tô thì thế nào?
Bên trái có mấy hình vuông?
Bên phải có mấy hình vuông ?
1 hình vuông so với 2 hình vuông thì thế nào ?
- GV nêu:1 ôtô ít hơn 2 ôtô, 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông.Ta nói: Một bé hơn hai và ta viết như sau 1 < 2
*Làm tương tự như trên với tranh 2 con chim và 3 con chim.
 Hoạt động 2 : Giới thiệu dấu < và cách viết
Mục tiêu: HS biết dấu < và cách viết dấu < .
-Giới thiệu dấu < đọc là bé hơn
- GV viết mẫu:
Hoạt động 3: Thực hành 
Mục tiêu : HS biết vận dụng kiến thức vừa học vào bài tập thực hành :
Bài 1 : Viết dấu <
Bài 3 : Viết phép tính phù hợp với hình vẽ 
 Giáo viên giải thích mẫu 
Bài 4 : Điền dấu < vào ô vuông.
Bài 5 : Nối Ê với số thích hợp 
1
<
3
<
1
2
3
4
5
4
<
2
<
IV. Củng cố
Dấu bé đầu nhọn chỉ về phía tay nào ? chỉ vào số nào ?
V. Dặn dò
 Ôn bài và chuẩn bị bài: Lớn hơn . Dấu >
HS hát
-HS quan sát tranh trả lời :
Bên trái có 1 ô tô
Bên phải có 2 ô tô
1 ô tô ít hơn 2 ô tô 
1 số em nhắc lại 
 có 1 hình vuông
 có 2 hình vuông
1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông
-HS đọc lại “một bé hơn hai ’'
- HS lần lượt nhắc lại
-Học sinh nhắc lại
-HS viết bảng con dấu <
Viết : 1< 2 , 2 < 3 
-HS sử dụng bộ thực hành toán chọn các số và so sánh
-HS mở SGK, nhắc lại hình bài học 
-Học sinh làm miệng
-Học sinh làm bảng con
-Học sinh làm vở 
 1 Ê 2 2 Ê 3 
 4 Ê 5 2 Ê 3
- 2 nhóm HS thi nối
- Dấu bé đầu nhọn chỉ về phía tay trái , chỉ vào số bé.
************************************************
Tự học 
Cho học sinh ôn đọc các bài trong sách TV trang 23, 24
*****************************************************************************************************************************
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2014 
 Toán : Lớn hơn .Dấu > 
 A. Mục tiêu
 1. Giúp học sinh bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ ”lớn hơn”,dấu > khi so sánh các số 
 2.Thực hành so sánh các số trong phạm vi 5 theo quan hệ lớn hơn.
 3. Rèn tính cẩn thận , chính xác khi học và làm toán.
 * Trọng tâm: Biết so sánh các số và sử dụng từ lớn hơn, dấu >
 B. Đồ dùng dạy học
 GV: + Các nhóm đồ vật, tranh như sách giáo khoa 
 + Các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 dấu >
 HS :Bộ đồ dùng học toán, SGK, bảng 
 C. Các hoạt động dạy học
I. ổn định lớp
II. Kiểm tra bài
III. Dạy bài mới
Hoạt động 1 : Giới thiệu khái niệm lớn
Mt : Nhận biết quan hệ lớn hơn 
-Giáo viên treo tranh hỏi học sinh :
Nhóm bên trái có mấy con bướm ?
Nhóm bên phải có mấy con bướm ?
2 con bướm so với 1 con bướm thì thế nào ?
Nhóm bên trái có mấy hình tròn ?
Nhóm bên phải có mấy hình tròn ?
2 hình tròn so với 1 hình tròn như thế nào ?
* Làm tương tự như trên với tranh : 3 con thỏ với 2 con thỏ ,3 hình tròn với 2 hình tròn .
-GV nêu : 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm, 2 hình tròn nhiều hơn 1 hình tròn 
Ta nói : 2 lớn hơn 1 .Ta viết như sau : 2 >1 
-GVviết lên bảng : 2 >1 , 3 > 2 , 4 > 3 , 5 > 4 .
Hoạt động 2 : Giới thiệu dấu >  và cách viết
Mt : HS nhận biết dấu >, viết được dấu >. So sánh với dấu < . 
- GV viết mẫu :
Giáo viên cho HS nhận xét dấu > khác dấu < như thế nào ? 
Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1 : Viết dấu > 
Bài 2 : Viết phép tính phù hợp với hình vẽ 
-Giáo viên hướng dẫn mẫu. 
Bài 3 : Viết (theo mẫu)
Bài 4 : Điền dấu > vào ô trống
Bài 5 : Nối Ê với số thích hợp 
5
4
3
2
1
>
4
>
3
-Lưu ý học sinh dùng thước kẻ thẳng để đường nối rõ ràng
IV. Củng cố
- Dấu lớn đầu nhọn chỉ về hướng nào ?
- Số 5 lớn hơn những số nào ?
- Số 4 lớn hơn mấy ? Số 2 lớn hơn mấy ?
V. Dặn dò
- Dặn học sinh ôn bài - Chuẩn bị bài luyện tập
HS hát
- HS làm bảng
2 Ê 3 3 Ê 4
1 Ê 4 5 Ê 2
-Học sinh quan sát tranh trả lời 
 có 2 con bướm
 có 1 con bướm 
 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm 
-Vài em lặp lại 
 có 2 hình tròn 
 có 1 hình tròn
 2 hình tròn nhiều hơn 1hình tròn
- Vài em lặp lại 
–Vài học sinh lặp lại 
-Học sinh lần lượt đọc lại 
-HS nhận xét nêu : Dấu lớn đầu nhọn chỉ về phía bên phải ngược chiều với dấu bé 
-Giống : Đầu nhọn đều chỉ về số bé 
-Học sinh viết bảng con dấu >
viết 1 1 , 2 2 
-HS ghép các phép tính lên bìa cài ( Sử dụng bộ thực hành toán)
- HS viết vở
- HS làm miệng 
 - HS làm bảng
- HS làm vở
3 Ê 1 5 Ê 3
4 Ê 2 3 Ê 2
2 nhóm thi nối.
Chỉ hướng tay phải
- 5>4; 5>3; 5>2; 5>1
**************************************************
 Thể dục : Trò chơi - Đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Làm quen với đứng nghiêm, đứng nghỉ
	 - Trò chơi Diệt các con vật có hại 
2. Kỹ năng: - Thực hiện tập hợp cơ bản đúng, đứng nghiêm nghỉ theo khẩu lệnh. Nắm đựơc cách chơi, luật chơi. Biết thêm tên một số con vật
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tổ chức tập luyện, rèn luyện tư thế tác phong, sự nhanh nhẹn khéo léo.
II. Địa điểm – Phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp tổ chức
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
* Nhận lớp: Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng
- Làm quen với đứng nghiêm, đứng nghỉ
- Chơi trò chơi diệt các con vật có hại
* Khởi động: - Dậm chân vỗ tay và hát
- Trò chơi Cao, thấp, ngắn, dài, thò, thụt
GV tập hợp lớp 
 €€€€€€ 
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 €
 ( Gv) 
HS khởi động theo nhịp hô của GV 
2. Phần cơ bản:
* Tập hợp hàng dọc, dóng hàng
* Làm quen với đứng nghiêm đứng nghỉ
* Trò chơi Diệt các con vật có hại
 - GV nêu tên động tác, sau đó hướng dẫn một nhóm HS thực hiện GV phân tích kỹ thuật động tác, sau đó gọi lần lượt từng tổ ra tập hợp và hô khẩu lệnh dóng hàng
- Sau mỗi lần tập hợp GV nhắc nhở, nhận xét
- GV Nêu tên động tác, làm mẫu động tác và phân tích kỹ thuật, sau đó hô nhịp cho HS thực hiện Sau mỗi lần tập GV nhắc nhở uốn nắn
GV nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cho HS chơi thử GV nhận xét thêm sau đó cho HS chơi chính thức GV quan sát nhận xét
Trong quá trình chơi GV quan sát nhận xét nhắc nhở, tuyên dương
3. Phần kết thúc.
Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng
- Dậm chân vỗ tay và hát
- GV cùng HS hệ thống bài học
- Nhận xét giờ học và giao bài về nhà
BTVN: Ôn tập hợp hàng dọc dóng hàng, điểm số
GV cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học 
*****************************************************
Tiếng Việt : Âm /đ/
****************************************************************************************************************************
Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2014
 Tự nhiên và xã hội : Nhận biết các vật xung quanh 
 A.Mục tiêu: 
 1.Giúp HS nhận biết và mô tả được một số đồ vật xung quanh.
 2. HS hiểu được: Mắt, mũi, tai, tay, da là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các đồ vật xung quanh.
 3. Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.
 * Trọng tâm: HS nhận biết và mô tả được một số đồ vật xung quanh.
 B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tự nhận thức : tự nhận xét về các giác quan của mình: mắt, mũi , lưỡi, tai, tay(da).
- Kĩ năng giao tiếp thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan.
_ Phát triển kĩ năng hợp tác thông qua thảo luận nhóm.
 C. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: sách giáo khoa, , các hình vẽ sách giáo khoa.
- Học sinh: sách giáo khoa, vở bài tập.
 D. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Hỏi: Cơ thể chúng ta phát triển như thế nào ?
III. Bài mới: 
a. Khởi động:
 * Trò chơi: nhận biết các đồ vật xung quanh.
b. Giảng bài:
HĐ1: Quan sát SGK và vật thật:
* Mục tiêu: Mô tả được một số đồ vật xung quanh.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng,lạnh, trơn nhẵn hay sần sùi.. của các đồ vật xung quanh mà em quan sát được.
Bước 2:
- Gọi các nhóm lên bảng mô tả về hình dáng, màu sắc mà mình quan sát được.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết các sự vật xung quanh.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để thảo luận nhóm.
+ Hỏi: Nhờ đâu mà bạn biết được màu sắc hình dáng của một vật ?
+ Hỏi: Nhờ đâu mà bạn biết được mùi vị của vật ?
+ Hỏi: Nhờ đâu mà bạn biết được mùi vị của thức ăn ?
+ Hỏi: Nhờ đâu mà bạn biết được một vật cứng hay mềm, sần sùi hay trơn nhẵn, nóng, lạnh?
+ Hỏi: Nhờ đâu mà bạn biết được tiếng chim hót, tiếng chó sủa ?
Bước 2: Gọi các nhóm xung quanh trả lời câu hỏi.
 - Điều gì xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng 
- Điều gì xảy ra nếu tai chúng ta bị hỏng .
 - Điều gì xảy ra nếu lưỡi, da, mũi chúng ta bị mất cảm giác 
* GV kết luận: Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi, da mà chúng ta nhận biết được mọi vật ở xung quanh. Nếu một trong những giác quan đó bị hỏng, chúng ta không thể nhận biết đầy đủ về các vật xung quanh. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn cho các giác quan của cơ thể.
IV.Củng cố
Hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì ?
Giáo viên nhận xét giờ học.
V. Dặn dò
- Về học bài. 
 - Xem bài sau: Bảo vệ mắt và tai
- HS hát
- HS nêu: Phát triển chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết. 
- HS che mắt đoán xem vật đó là cái gì, như thế nào. Ví dụ: mặt bàn nhẵn, bút dài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi, nói với nhau về những điều mình quan sát được.
- HS lên bảng chỉ và nói trước lớp về màu sắc và đặc điểm của các sự vật.
- Học sinh thảo luận nhóm:
+ Nhờ vào mắt.
+ Nhờ vào mũi.
+ Nhờ vào lưỡi.
+ Nhờ vào tay.
+ Nhờ vào tai.
- HS thảo luận và trả lời c

File đính kèm:

  • doctuan 3 1415.doc