Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.

- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.

II. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.

- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.

III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

1. Ồn định lớp:

- Giữ trật tự.

- Kiểm tra sỉ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Câu 1: Thông tin là gì? Cho ví dụ?

 Đáp án:

Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện ) và về chính con người.

Ví dụ:

+ Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp.

+ Các bài báo viết về tệ nạn xã hội giúp các em thấy được tác hại và hậu quả của các tệ nạn đó đối với xã hội, cộng đồng.

- Câu 2: Hoạt động thông tin gồm những quá trình nào? Trong đó quá trình nào quan trọng nhất? Vì sao?

 Đáp án:

- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.

- Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất, nó đem lại sự hiểu biết cho con người.

- Câu 3: Vẽ mô hình quá trình xử lí thông tin?

Đáp án:

- Mô hình quá trình xử lí thông tin:

3. Bài mới:

GV: Qua phần 1, phần 2 chúng ta đã nắm được khái niệm thế nào là thông tin? Hoạt động thông tin của con người gồm các quá trình: tiếp nhận, xử lí, trao đổi và truyền thông tin. Trong các quá trình đó thì quá trình xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người.

Vậy hoạt động thông tin và tin học liên quan đến nhau như thế nào? Nhiệm vụ chính của tin học là gì? Và máy tính điện tử giúp con người những gì? Chúng ta đi tìm hiểu tiếp phần 3:

 Hoạt động 1: Hoạt động thông tin và tin học.

GV: Yêu cầu đọc phần 3/SGK

HS: Đọc bài

GV: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não.

GV: Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin có giới hạn. Chẳng hạn, chúng ta không thể thấy được những vật quá be (vi khuẩn, vi trùng ), nhìn được quá xa (các hành tinh ngoài vũ trụ, vì sao ). Vì vậy, con người không ngừng sáng tạo ra các công cụ, phương tiện giúp mình vượt qua giới hạn đó.

HS: Lắng nghe

GV: Em hãy nêu một số phương tiện và công cụ giúp con người vượt qua khả năng của các giác quan và bộ não?

HS: Trả lời.

GV: Em có thể tính nhẩm nhanh với những con số lớn?

HS: Trả lời.

GV: Chúng ta không thể tính nhẩm nhanh với những con số lớn.

 Vì vậy, máy tính điện tử ra đời để hỗ trợ cho công việc tính toán của con người. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống như soạn thảo văn bản, trao đổi thông tin (Internet)

GV: Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ.

GV: Nhiệm vụ chính của tin học là gì?

HS: Trả lời.

GV: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.

HS: Ghi bài.

4. Củng cố:

Câu 1: Nhiệm vụ chính của tin học là gì?

Câu 2: Máy tính điện tử là gì?

5. Dặn dò:

Về nhà học bài và chuẩn bị bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 1: Thông tin và tin học (tt)

 

 

 

3. Hoạt động thông tin và tin học:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- MTĐT là công cụ trợ giúp tính toán và hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

 

 

 

 

- Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.

 

 

 

doc202 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 câu hỏi.
HS: Trả lời
GV: Gọi 1 Hs nhận xét.
HS: Nhận xét.
Câu 4: Hệ điều hành là gì? Nêu nhiệm vụ chính của hệ điều hành?
GV: Yêu cầu Hs làm câu hỏi vào vở
HS: Làm vào vở
GV: Gọi 1 số Hs trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời
GV: Gọi 1 Hs nhận xét.
HS: Nhận xét.
Câu 5: Tệp tin là gì?
 Thư mục có thể chứa những gì? 
Thư mục gốc là gì?
GV: Yêu cầu Hs làm câu hỏi vào vở
HS: Làm vào vở
GV: Gọi 1 số Hs trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời
GV: Gọi 1 Hs nhận xét.
HS: Nhận xét.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Về nhà học bài, xem lại các kiến thức đã học.
Đọc trước bài mới.
Bài tập
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Nêu các thao tác chính với chuột? 
Trả lời:
- Di chuyển chuột: giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng, không nhấn bất cứ nút chuột nào.
- Nháy chuột: nhấn nhanh nút trái chuột và thả tay.
- Nháy nút phải chuột: nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay.
- Nháy đúp chuột: nhấn nút trái chuột 2 lần liên tiếp
- Kéo thả chuột: nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí đích rồi thả tay.
Câu 2: Trên bàn phím máy tính gồm có những hàng phím nào?
Trả lời:
Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng phím: 
+ Hàng phím số
+ Hàng phím trên
+ Hàng phím cơ sở
+ Hàng phím dưới
+ Hàng phím chứa phím cách
Câu 3: Nêu vai trò của hệ điều hành?
Trả lời:
Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng.
Nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lí thông tin.
Câu 4: Hệ điều hành là gì? Nêu nhiệm vụ chính của hệ điều hành?
Trả lời:
Hệ điều hành là một chương trình máy tính đặc biệt
Hai nhiệm vụ chính của hệ điều hành là:
- Điều khiển phần cứng, tổ chức việc thực hiện các chương trình.
- Tạo môi trường giao tiếp giữa người dùng với máy tính.
Câu 5: Tệp tin là gì?
 Thư mục có thể chứa những gì?
Thư mục gốc là gì?
Trả lời:
Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.
Mỗi thư mục có thể chứa các tệp hoặc các thư mục con.
Thư mục ngoài cùng (không có thư mục mẹ) được gọi là thư mục gốc
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Tuần: 15	Tiết: 29
Bài thực hành 3:
CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC
I. Mục tiêu:
- Làm quen với hệ thống quản lí tệp trong Windows XP.
- Biết sử dụng My Computer để xem nội dung các đĩa, thư mục.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Ồn định lớp:
- Giữ trật tự.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu 1: Nêu các thao tác chọn, kích hoạt, di chuyển biểu tượng?
Đáp án:
- Chọn: Nháy chuột vào biểu tượng
- Kích hoạt: Nháy đúp chuột vào biểu tượng
- Di chuyển: Nháy chuột chọn biểu tượng. Thực hiện việc kéo thả chuột để di chuyển biểu tượng tới vị trí mới.
- Câu 2: Nêu cách di chuyển cửa sổ?
Đáp án:
Di chuyển cửa sổ bằng cách đưa con trỏ lên thanh tiêu đề của cửa sổ và kéo thả chuột đến vị trí mong muốn.
- Câu 3: Nêu cách ra khỏi hệ thống (tắt máy tính)?
Đáp án:
- Nháy nút Start
- Chọn Turn Off Computer
- Chọn Turn Off
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Sử dụng My Computer
GV: Để xem những gì có trong máy tính, em có thể sử dụng My Computer hay Windows Explorer. My Computer và Windows Explorer hiển thị các biểu tượng của ổ đĩa, thư mục và tệp trên ổ đĩa đó.
?: Để mở cửa số My Computer ta làm như thế nào?
HS: Nháy đúp chuột vào biểu tượng của My Computer trên màn hình nền.
GV: Yêu cầu HS thực hành trên máy.
HS: Thực hành.
GV: Khi đó ta sẽ thấy một cửa sổ mở ra cho thấy biểu tượng các đĩa và thư mục bên trong.
?: Để hiển thị cửa sổ dưới dạng 2 ngăn ta phải làm thế nào?
HS: Nháy nút lệnh Folder trên thanh công cụ.
GV: Yêu cầu HS thực hành trên máy.
HS: Thực hành.
GV: Ta thấy ngăn bên trái cho biết cấu trúc các ổ đĩa và thư mục (cấu trúc cây thư mục), ngăn bên phải cho biết nội dung của ổ đĩa hay thư mục.
Hoạt động 2: Xem nội dung đĩa
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung trong sách giáo khoa.
HS: Đọc bài.
?: Muốn xem nội dung ổ đĩa ta làm như thế nào?
HS: Nháy chuột vào biểu tượng ổ đĩa.
?: Khi nháy chuột vào biểu tượng ổ đĩa ở ngăn bên trái thì ngăn bên phải sẽ hiển thị những gì?
HS: Khi đó ở ngăn bên phải sẽ hiển thị các thư mục con và các tệp tin của ổ đĩa đó.
GV: Yêu cầu HS thực hành trên máy.
HS: Thực hành.
GV: Nếu cửa sổ không đủ lớn thì ta có thể sử dụng thanh cuốn để xem phần còn lại.
HS: Lắng nghe.
GV: Nếu ta muốn xem nội dung của ổ đĩa khi thấy biểu tượng của nó ở ngăn bên phải thì khi đó ta phải nháy đúp chuột vào biểu tượng của ổ đĩa đó.
HS: Lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS xem nội dung ổ đĩa D:
HS: Thực hành.
Hoạt động 3: Xem nội dung thư mục 
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung trong sách giáo khoa.
HS: Đọc bài.
?: Muốn xem nội dung thư mục ta làm như thế nào?
HS: Nháy chuột vào biểu tượng hoặc tên thư mục ở ngăn bên trái hay nháy đúp chuột vào biểu tượng hoặc tên thư mục ở ngăn bên phải.
GV: Yêu cầu HS thực hành trên máy.
HS: Thực hành.
GV: Hướng dẫn HS cách lựa chọn các cách hiển thị nội dung thư mục. 
HS: Lắng nghe.
GV: Nếu thư mục đó có chứa thư mục con thì ta sẽ thấy bên cạnh biểu tượng thư mục trong ngăn bên trái sẽ có dấu +. Nháy vào dấu này để hiển thị các thư mục con, khi đó dấu + sẽ trở thành dấu – .
HS: Lắng nghe.
GV: Nháy nút BACK trên thanh công cụ để hiển thị lại nội dung thư mục vừa xem trước đó. Nháy nút UP để xem thư mục mẹ của thư mục đang được hiển thị nội dung.
HS: Lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS thực hành các thao tác trên máy.
HS: Thực hành..
4. Củng cố:
GV cho Hs thực hành lại một số thao tác trong bài.
5. Dặn dò:
Về nhà thực hành lại toàn bộ các thao tác đã học trong bài.
Xem trước phần tiếp theo của bài.
Bài thực hành 3:
CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC
1. Sử dụng My Computer:
Nháy đúp biểu tượng My Computer để mở cửa sổ My Computer
Nháy nút Folder trên thanh công cụ để hiển thị cửa sổ dưới dạng 2 ngăn, ngăn bên trái cho biết cấu trúc các ổp đĩa và thư mục.
2. Xem nội dung đĩa:
SGK/57
3. Xem nội dung thư mục:
SGK/57, 58
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Tuần: 15	Tiết: 30
Bài thực hành 3:
CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC (TT)
I. Mục tiêu:
- Nắm được thao tác tạo thư mục mới.
- Biết đổi tên thư mục.
- Biết cách xoá một thư mục.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Ồn định lớp:
- Giữ trật tự.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tạo thư mục mới
?: Nêu thao tác tạo một thư mục mới?
HS: 
Mở cửa sổ thư mục sẽ chứa thư mục đó
Nháy phải chuột, chọn lệnh New -> Folder
Gõ tên thư mục rồi nhấn Enter.
GV: Yêu cầu HS thực hành trên máy thao tác tạo một thư mục mới.
HS: Thực hành.
GV: Tên thư mục có thể dài tới 215 kí tự, kể cả phím cách. Tuy nhiên ta không sử dụng được các kí tự: \ / : * ? 
Chú ý tên thư mục không phân biệt hoa -thường.
HS: Lắng nghe.
GV:Yêu cầu 1 HS lên thực hiện tạo thư mục Tin học trong ổ D:
HS: Thực hiện.
Hoạt động 2:Đổi tên thư mục
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung trong sách giáo khoa.
HS: Đọc bài.
?: Muốn đổi tên thư mục làm như thế nào?
HS: 
Nháy chuột chọn thư mục cần đổi tên
Nháy chuột chọn thư mục cần đổi tên một lần nữa
Gõ tên mới, nhấn Enter.
GV: Yêu cầu HS thực hành trên máy.
HS: Thực hành.
Hoạt động 3: Xoá thư mục 
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung trong sách giáo khoa.
HS: Đọc bài.
?: Muốn xem xóa thư mục ta làm như thế nào?
HS: 
Nháy chuột chọn thư mục cần xoá 
Nhấn phím Delete
GV: Yêu cầu HS thực hành trên máy.
HS: Thực hành.
Hoạt động 4: Thực hành tổng hợp 
GV: Yêu cầu HS đọc yêu cầu trong SGK
HS: Đọc bài.
?: Để xem nội dung của ổ đĩa C: thì ta làm thế nào?
HS: Sử dụng cửa sổ My Computer.
?: Muốn tạo thư mục có tên NgocHa trong thư mục gốc C: ta làm sao?
HS:
- Vào ổ C:
- Thực hiện thao tác tạo thư mục mới
?: Muốn đổi tên thư mục NgocHa thành thư mục Album cua em ta làm như thế nào?
HS: 
- Nháy chuột chọn thư mục NgocHa
- Nháy chuột chọn thư mục NgocHa một lần nữa
- Gõ tên Album cua em rồi nhấn Enter
?: Muốn xoá thư mục NgocHa làm như thế nào?
HS: 
- Chọn thư mục NgocHa
- Nhấn phím Delete
GV: Yêu cầu HS thực hành các thao tác trên máy.
HS: Thực hiện.
GV: Quan sát và hướng dẫn HS thực hành.
4. Củng cố:
GV cho HS thực hành lại một số thao tác trong bài.
5. Dặn dò:
Về nhà thực hành lại toàn bộ các thao tác đã học trong bài.
Xem trước bài thực hành tiếp theo.
Bài thực hành 3:
CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC (TT)
4. Tạo thư mục mới:
Mở cửa sổ thư mục sẽ chứa thư mục đó
Nháy phải chuột, chọn lệnh New -> Folder
Gõ tên thư mục rồi nhấn Enter.
5. Đổi tên thư mực:
Nháy chuột chọn thư mục cần đổi tên
Nháy chuột chọn thư mục cần đổi tên một lần nữa
Gõ tên mới, nhấn Enter.
6. Xoá thư mục:
Nháy chuột chọn thư mục cần xoá 
Nhấn phím Delete
7. Thực hành tổng hợp:
SGK/60
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
Tuần: 16	Tiết: 31
Bài thực hành 4:
CÁC THAO TÁC VỚI TỆP TIN
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được các thao tác đổi tên tệp tin, xoá tệp tin.
- Biết cách sao chép tệp tin vào thư mục khác.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, phòng máy.
- HS: Học bài cũ, xem trước bài mới, SGK, tập ghi bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Ồn định lớp:
- Giữ trật tự.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu 1: Nêu thao tác đổi tên thư mục?
Đáp án:
- Nháy chuột chọn thư mục cần đổi tên.
- Nháy chuột chọn thư mục cần đổi tên một lần nữa.
- Gõ tên mới, nhấn Enter.
- Câu 2: Nêu thao tác xoá thư mục?
Đáp án:
- Nháy chuột chọn thư mục cần xoá 
- Nhấn phím Delete
- Câu 3: Nêu thao tác tạo thư mục mới?
Đáp án:
- Mở cửa sổ thư mục sẽ chứa thư mục đó
- Nháy phải chuột, chọn lệnh New -> Folder
- Gõ tên thư mục rồi nhấn Enter.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động My Computer
?: Để khởi động My Computer ta làm như thế nào?
HS: Nháy đúp chuột vào biểu tượng của My Computer trên màn hình nền.
GV: Yêu cầu HS thực hành trên máy.
HS: Thực hành.
?: Muốn mở thư mục My Documents ta thực hiện thao tác nào?
HS: Nháy đúp chuột vào thư mục My Documents.
GV: 

File đính kèm:

  • docgiaoan6.doc