Giáo án Tin học Khối 6 - Tuần 9 - Nguyễn Thanh Dương

I - Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp học sinh được nhớ lại một số thiết bị máy tính; lý thuyết về cách sử dụng phần mềm với bàn phím.

2. Kỹ năng

- HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến thiết bị của máy tính cá nhân.

3. Thái độ

- HS nghiêm túc làm bài, độc lập suy nghĩ.

II - Chuẩn bị

1. Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.

2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Khối 6 - Tuần 9 - Nguyễn Thanh Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khối 6
Ngày soạn:
14/10/2013
Ngày giảng:
15/10/2013
Tuần: 9 Tiết: 17
Bài Tập
Họ và tên: NGUYỄN THANH DƯƠNG
I - Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh được nhớ lại một số thiết bị máy tính; Nhớ lại các bước sử dụng một số phần mềm để luyện gõ phím nhanh; nhớ lại cách thức quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời bằng phần mềm Solar System 3D Simulator.
2. Kỹ năng
- Học sinh phân biệt được một số các thiết bị của một máy tính.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm gõ phím nhanh đã học.
- Sử dụng thành thạo phần mềm Solar System 3D Simulator để quan sát Hệ mặt trời.
3. Thái độ
- HS nghiêm túc ôn tập các kiến thức đã học.
II - Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo trình, Phòng máy, một số phần mềm ứng dụng.
Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III - Tiến trình bài giảng
1 - ổn định
2 - kiểm tra bài cũ
(Kết hợp trong giờ bài tập)
3 - Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội Dung
GV: Em hãy kể tên các thiết bị để nhập dữ liệu của máy tính cá nhân?
GV: Các thiết bị xuất dữ liệu?
GV: Các thiết bị lưu trữ dữ liệu?
GV: Em đã được học phần mềm nào để luyện tập với chuột?
GV: Nêu các thao tác: Di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phảI chuột, kéo thả chuột.
GV: Trong phần mềm Mario dùng để luyện gõ bàn phím, em cần chú ý tư thế đặt tay như thế nào cho đúng?
GV: Yêu cầu học sinh đóng chương trònh Mario khởi động chương trình Solar System 3D Simulator để quan sát Hệ mặt trời.
GV: Yêu cầu một vài nhóm: Điều chỉnh để có hiện tượng Nhật thực; Hiện tượng Nguyệt thực.
HS : NGhe câu hỏi và trả lời.
HS: Trả lời và ghi chép.
HS : Nhớ lại trả lời.
HS: HS lần lượt nêu cụ thể 5 thao tác với chuột.
HS: Chỉ ra cách đặt các ngón tay trên bàn phím.
- HS khởi động phần mềm và thực hành.
HS: Khởi động chương trình Solar System 3D Simulator.
HS: Thao tác theo nhóm.GV: Khởi động phần mềm Mario và thực hiện bài tập ở cấp độ 3.
1. Các bộ phận của máy tính cá nhân
- Thiết bị nhập dữ liệu: Chuột, bàn phím.
- Thiết bị xuất dữ liệu: Màn hình, máy in, loa..
- Thiết bị lưu trữ dữ liệu:Đĩa cứng, đĩa mềm, USB ...
2. Một số phần mềm học tập
a) Phần mềm Mouse Skills để luyện tập với chuột
- Luyện thao tác di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phải chuột, kéo thả chuột.
b) Phầm mềm Mario để luyện gõ phím
- Luyện tập các thao tác gõ phím với các phím ở các hàng trên toàn bàn phím và gõ kết hợp với phím Shift.
c) Phần mềm quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời
- Các bước quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời.
4 - Củng cố
- GV sơ lược cấu tạo của một máy tính cá nhân.
- Chú ý cho học sinh cách sử dụng bàn phím đúng cách.
5 - Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại các kiến thức đã học ( Theo nội dung của tiết bài tập hôm nay )
- Chuẩn bị bài kiểm tra 45 phút trên giấy.
IV - Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
14/10/2013
Ngày giảng:
15/10/2013
Tuần: 9 Tiết: 18Khối 6
Họ và tên: NGUYỄN THANH DƯƠNG
Kiểm tra một tiết
I - Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giúp học sinh được nhớ lại một số thiết bị máy tính; lý thuyết về cách sử dụng phần mềm với bàn phím.
2. Kỹ năng
- HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến thiết bị của máy tính cá nhân.
3. Thái độ
- HS nghiêm túc làm bài, độc lập suy nghĩ.
II - Chuẩn bị
1. Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
	Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1/ Thông tin và tin học
Biết về thông tin và các dạng thông tin
Số câu : 1
Số điểm : 2
Tỉ lệ : 20% 
1
2
20%
Số câu : 1
Số điểm : 2
Tỉ lệ : 20% 
2/ Em có thể làm được những gì nhờ máy tính
Hiểu một số khả năng của máy tính
Số câu : 1
Số điểm : 2
Tỉ lệ : 20%
1
2
20%
Số câu : 1
Số điểm : 2
Tỉ lệ : 20%
3/ Máy tính và phần mềm máy tính?
Nêu về phần mềm và các loại phần mềm
Số câu : 1
Số điểm : 3
Tỉ lệ : 30%
1
3
30%
Số câu : 1
Số điểm : 3
Tỉ lệ : 30%
4/ Học gõ 10 ngón
Hiểu về các thao tác chính với chuột
Nêu được các ích lợi của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón.
Số câu : 2
Số điểm : 3
Tỉ lệ : 30%
1
1
10%
1
2
20%
Số câu : 2
Số điểm : 3
Tỉ lệ : 30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
1
2 = 20%
2
3 =30%
1
3 =30%
1
2 = 20%
5
10 = 100%
III - Tiến trình bài giảng
1 - ổn định lớp
2 - kiểm tra bài cũ: kết hợp kiểm tra 1 tiết.
3 - Nội dung bài kiểm tra
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giáo viên phát đề kiểm tra: 
- Dặn dò HS trước khi làm bài.
Hoạt động 2: HS làm bài
- GV: Bao quát lớp, xử lí các tình huống xảy ra.
Hoạt động 3: Thu bài
- GV: Thu bài, kiểm tra số lượng
- HS chú ý lắng nghe
- HS: Làm bài nghiêm túc
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS nghiêm túc làm bài
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1. ( NB -1 - 2 điểm). Thông tin là gì? Em hãy nêu các dạng thông tin cơ bản?
Câu 2. (TH – 2 - 2 điểm). Em hãy nêu một số khả năng của máy tính?
Câu 3. (VDT – 3 - 3 điểm). Phần mềm là gì? Em hãy kể tên các loại phần mềm đó? 
Câu 4. (TH – 4 – 1 điểm). Nêu các thao tác chính với chuột.
Câu 5. (VDC – 4 – 2 điểm). Hãy nêu ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón.
 ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Bài/câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
2 điểm
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...) và về chính con người.
1 điểm
- Các dạng thông tin cơ bản: 3 dạng: Dạng văn bản, dạng âm thanh, dạng hình ảnh.
1 điểm
Câu 2
2 điểm
- Khả năng tính toán nhanh. 	
- Tính toán với độ chính xác cao.	
1 điểm
- Khả năng lưu trữ lớn.	
- Khả năng làm việc không mệt mỏi.
1 điểm
Câu 3: 
3 điểm
- Phần mềm là các chương trình máy tính. (Chương trình còn được gọi là phần mềm)
1 điểm
- Có 2 loại phần mềm: Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng
2 điểm
Câu 4
1 điểm
- Di chuyển chuột.
- Nháy Chuột
- Nháy nút phải chuột
- Nháy đúp chuột
- Kéo thả chuột
1 điểm
Câu 5
2 điểm
Việc gõ bàn phím đúng bằng mười ngón có các ích lợi sau:
- Tốc độ gõ nhanh hơn.	
- Gõ chính xác hơn.	
- Tạo tác phong làm việc và lao động chuyên nghiệp với máy tính.
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
4 - Củng cố:
- Nhắc nhở HS vi phạm.
- Thu bài của HS.
5 - Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại bài cũ.
- Học bài 9: Vì sao cần có Hệ Điều Hành?
IV - Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docon tap-kt1t hkI.doc
Giáo án liên quan