Giáo án Tin học Khối 6 - Tiết 5, Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính - Nguyễn Thanh Dương

*Hoạt động1: Mô hình quá trình ba bước

GV mở đầu bằng việc trao đổi với HS về các công việc quen thuộc hàng ngày của các em. Cố gắng gợi ý để các em tách công việc đó thành 3 bước.

GV: Đề nghị các HS theo cơ chế nhóm bàn bạc và đưa ra các VD về mô hình ba bước mà các em đã gặp. Thông qua đó thầy trò cùng kết luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Khối 6 - Tiết 5, Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính - Nguyễn Thanh Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khối 6
Ngày soạn: 01/09/2013
Ngày dạy: 03/09/2013
Tuần: 3 Tiết: 5
Họ và tên: NGUYỄN THANH DƯƠNG
Tên bài: BÀI 4/ MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH.
I. PHẦN MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Giúp học sinh biết được mô hình quá trình xử lí thông tin trong máy tính.
- Cấu trúc chung của máy tính.
2.Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thảo luận nhóm
3.Thái độ
- Ý thức học tập nghiêm túc, tập trung cao độ.
II. PHẦN CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo trình, chuột máy tính.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
III. PHẦN QUY TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp
- Giữ trật tự.
- Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ
? Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay.
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
*Hoạt động1: Mô hình quá trình ba bước
GV mở đầu bằng việc trao đổi với HS về các công việc quen thuộc hàng ngày của các em. Cố gắng gợi ý để các em tách công việc đó thành 3 bước.
GV: Đề nghị các HS theo cơ chế nhóm bàn bạc và đưa ra các VD về mô hình ba bước mà các em đã gặp. Thông qua đó thầy trò cùng kết luận.
 Trên cơ sở mô hình hoá nhiều hoạt động cụ thể bằng mô hình 3 bước từ đây GV hoặc 1 HS trình bày lại mô hình hoạt động thông tin của con người (đã được trình bày trong bài 1) từ đó rút ra kết luận về mô hình xử lý thông tin cũng là một mô hình 3 bước.
*Hoạt động 2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử
 Khi giới thiệu cấu trúc và các thành phần của máy tính, GVsử dụng một máy tính làm giáo cụ trực quan.
 Nhấn mạnh các loại máy tính khác nhau đều có chung một sơ đồ cấu trúc giống nhau gồm các thành phần chính sau CPU (bộ xử lý trung tâm), bộ nhớ, thiết bị vào và thiết bị ra.
Để giới thiệu các thành phần của máy tính, GV kết hợp thực hiện một số thao tác minh họa. Chẳng hạn chạy chương trình Calculator hoặc Notepad, các trò chơi đơn giản...Khi giới thiệu thiết bị vào/ra nên thực hiện một số thao tác liên quan đến thiết bị đó.
? GV yêu cầu HS cho biết bộ nhớ ngoài là gì?
 -GV trả lời: Thuật ngữ bộ nhớ ngoài được sử dụng để gọi các thiết bị lưu trữ thông tin (đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD...)
?Em hãy cho biết bộ nhớ trong được dùng để làm gì.
-GV trả lời: Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.
? Dung lượng nhớ là gì.
- GV nhận xét và trả lời.
? Đơn vị chính để đo dung lượng nhớ là gì.
- GV trả lời.
- HS trả lời theo gợi ý của GV về các hoạt động hàng ngày.
- HS chia nhóm thảo luận và tập hợp ý kiến cho ví dụ về mô hình quá trình ba bước.
- HS chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- HS rút ra kết luận.
-HS chú ý lắng nghe
-HS chú ý lắng nghe
-HS chú ý quan sát.
-HS trả lời: Thuật ngữ bộ nhớ ngoài được sử dụng để gọi các thiết bị lưu trữ thông tin (đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD...)
-HS trả lời: Bộ nhớ trong để lưu những chương trình trong máy tính.
-HS trả lời: Một tham số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ (khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hay ít).
HS trả lời: Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte (đọc là bai, một byte gồm 8 bit)
1. Mô hình quá trình ba bước
- Bất kỳ quá trình xử lý thông tin nào cũng là một quá trình 3 bước như trên. Do vậy, để trở thành công cụ trợ giúp xử lý tự động thông tin, máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình 3 bước
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử
- Cấu trúc gồm các khối chức năng: bộ xử lý trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra (thường được gọi chung là thiết bị vào/ra). Ngoài ra để lưu giữ thông tin trong quá trình xử lý, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nh
- Các khối chức năng nêu trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính (gọi tắt là chương trình) do con người lập ra.
- Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
* Bộ xử lý trung tâm (CPU)
- Bộ xử lý trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
* Bộ nhớ
- Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.
- Người ta chia bộ nhớ thành 2 loại: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
 Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.
 Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt toàn bộ thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.
 Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash (thường được gọi là USB)...Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị ngắt đi khi ngắt điện.
 Một tham số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ (khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hay ít).
 Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte (đọc là bai, một byte gồm 8 bit)
-GV yêu cầu HS thảo luận và cho biết về các thiết bị vào/ra trong máy tính và chức năng của những thiết bị đó.
-GV nhận xét và cho HS ghi nhận những thiết bị vào/ra.
-HS thảo luận và tìm ra một số thiết bị vào ra như: bàn phím, chuột, màn hình, máy in 
* Thiết bị vào/ra (Input/Output - I/O)
 Thiết bị vào/ra là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng. Các thiết bị vào/ra chia thành 2 loại chính: Thiết bị nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét...và thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ...
Củng cố: 
Các em đã được hiểu được mô hình quá trình xử lý thông tin.
Biết được cấu trúc chung của máy tính.
Dặn dò: 
Các em về học bài, trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK.
Đọc trước phần 3 trong bài 4.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai 4t1.DOC