Giáo án Tin học 7 - Tuần 12-13 - Dương Phước Giàu

I/ MỤC TIÊU

- Học sinh hiểu được ý nghĩa và một số chức năng chính của phần mềm.

- Thao tác đước các thao tác: xem, di chuyển bản đồ, phóng to, thu nhỏ.

- Thái độ tập trung, hứng thú học tập.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: SGK, phòng máy, phần mềm.

2. Học sinh: Tìm hiểu trước về phần mềm.

III/ PHƯƠNG PHÁP:

Thực hành theo nhóm – GV giải đáp, hướng dẫn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Tuần 12-13 - Dương Phước Giàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12 	Tiết 23	- Ngày soạn: 01/11/2013
HỌC ĐỊA LÍ THẾ GIỚI VỚI PHẦN MỀM
EARTH EXPLORER
I/ MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu được ý nghĩa và một số chức năng chính của phần mềm.
- Thao tác đước các thao tác: xem, di chuyển bản đồ, phóng to, thu nhỏ.
- Thái độ tập trung, hứng thú học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, phòng máy, phần mềm.
2. Học sinh: Tìm hiểu trước về phần mềm.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
Thực hành theo nhóm – GV giải đáp, hướng dẫn.
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1/ Ổn định lớp: (1’)
	2/ Kiểm tra bài cũ: (không)
	3/ Bài mới: (40’)
	- Giới thiệu bài
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm (20’)
GV : Giới thiệu phần mềm Earth Explorer là một phần mềm chuyên dùng để tra cứu bản đồ thế giới. 
- Phần mềm sẽ cung cấp cho chúng ta bản đồ trái đất cùng toàn bộ 250 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Phần mềm này có rất nhiều thông tin hữu ích để xem, duyệt và tìm kiếm thông tin bản đồ theo nhiều chủ đề khác nhau.
HS: Chú ý lắng nghe phần thuyết trình của giáo viên.
1. Giới thiệu về phần mềm
- Phần mềm sẽ cung cấp bản đồ trái đất cùng toàn bộ thong tin về 250 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, giúp học tốt môn địa lí trong nhà trường
Hoạt động 2: Khởi động phần mềm(20’)
GV: Để khởi động 1 chương trình ta làm như thế nào?
? Các em thấy gì trên màn hình?
GV: Giới thiệu các thành phần có trong cửa sổ của màn hình Earth Explorer.
GV: Giới thiệu và hướng dẫn học sinh với các nút lệnh để điều khiển trái đất trong phần mềm quay theo các hướng qui định.
GV: Giới thiệu và hướng dẫn học sinh với các nút lệnh để phóng to, thu nhỏ và di chuyển bản đồ trong phần mềm.
HS: Trả lời.
Và khởi động phần mềm.
- HS: Trả lời.
HS: Quan sát và thao tác với máy.
HS: Quan sát và thao tác với máy.
2. Khởi động phần mềm
# Thành phần chính trên màn hình:
- Thanh bảng chọn.
- Thanh công cụ.
- Hình ảnh trái đất với bản đồ địa hình chi tiết nằm giữa màn hình.
- Thanh trạng thái.
- Bảng thông tin các quốc gia trên thế giới.
3. Quan sát bản đồ bằng cách cho trái đất tự quay
- Xoay từ trái sang phải.
- Xoay từ phải sang trái.
- Xoay từ trên xuống dưới.
- Xoay từ dưới lên trên.
- Dừng xoay.
4. Phóng to, thu nhỏ và dịch chuyển bản đồ
(Hình các nút lệnh xem trực tiếp trên máy tính)
4. Củng cố: (3’)
- Nêu cách khởi động phần mềm?
- Nêu các thao tác chính để quan sát bản đồ.
5. Dặn dò: (1’)
- Thao tác lại trên máy tính nếu có điều kiện.
- Chuẩn bị cho giờ thực hành tiếp theo.
- Soạn trước phần xem thông tin trên bản đồ: xem tên quốc gia, các thành phố, các đảo, hiện đường biên giới, các con sông, các bờ biển. Cách tính khoảng cách giữa 2 vị trí trên bản đồ.
 Tuần 12 	Tiết 24	- Ngày soạn: 01/11/2013
HỌC ĐỊA LÍ THÊ GIỚI VỚI PHẦN MỀM
EARTH EXPLORER
I - MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu được ý nghĩa và một số chức năng chính của phần mềm.
- Sử dụng được các thao tác: xem, di chuyển bản đồ, phóng to, thu nhỏ, thay đổi thông tin trên bản đồ.
- Thái độ tập trung, hứng thú học tập.
II - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo trình, phòng máy, phần mềm.
2. Học sinh: Tìm hiểu trước về phần mềm.
III - PHƯƠNG PHÁP
Thực hành theo nhóm – GV giải đáp, hướng dẫn.
IV - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1/ Ổn định lớp: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (lồng ghép vào nội dung bài)
3/ Bài mới: (40’)
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Thực hành quan sát bản đồ (20’)
GV: Yêu cầu học sinh khởi động phần mềm.
- Giới thiệu cho học sinh các nút lệnh trên thanh bảng chọn.
- Yêu cầu học sinh sử dụng các nút lệnh cho trái đất tự xoay từ trái sang phải, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên.
- Yêu cầu học sinh chọn nước Việt Nam và sử dụng nút phóng to, thu nhỏ để quan sát.
HS: Chú ý lắng nghe, quan sát, làm các thao tác thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
1. Quan sát 
(Trực tiếp trên bản đồ)
Hoạt động 2: Di chuyển (20’)
GV: Yêu cầu học sinh dùng lệnh để di chuyển bản đồ (thao tác kéo thả chuột).
- Yêu cầu học sinh lựa chọn các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. 
- Tìm thủ đô và thành phố của các nước và đọc tên.
- Phóng to bản đồ từng quốc gia để quan sát cụ thể hơn.
GV: Hướng dẫn học sinh thao tác để dịch chuyển nhanh tới một quốc gia.
HS: Chú ý lắng nghe, quan sát, làm các thao tác thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Đưa ra nhận xét.
2. Di chuyển 
(Trực tiếp trên bản đồ)
4. Củng cố : (3’)
- Giáo viên nhận xét tiết thực hành, cho điểm tuyên dương các nhóm thực hành tốt.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà xem lại bài để tiết sau thực hành tốt hơn.
- Soạn trước phần 5:
+ Xem thông tin trên bản đồ. Cách chọn hiển thị đường biên giới các nước, hiển thị đường sông, bờ biển, kinh tuyến, vĩ tuyến, tên quốc gia, thành phố, tên các đảo.
+ Cách tính khoảng cách giữa 2 vị trí trên bản đồ. Nút lệnh đó nằm ở đâu trên màn hình? (kết hợp hình 139) để trả lời.
 Tuần 13 	Tiết 25	- Ngày soạn: 01/11/2013
HỌC ĐỊA LÍ THÊ GIỚI VỚI PHẦN MỀM
EARTH EXPLORER
I - MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu được ý nghĩa và một số chức năng chính của phần mềm.
- Thao tác được các thao tác: xem, di chuyển bản đồ, phóng to, thu nhỏ, thay đổi thông tin trên bản đồ, đo khoảng cách giữa 2 địa điểm và tìm kiếm thông tin trên bản đồ.
- Thái độ tập trung, hứng thú học tập.
II - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, phòng máy, phần mềm.
2. Học sinh: Tìm hiểu trước về phần mềm.
III - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1 - Ổn định ( 1’ )
2 - kiểm tra bài cũ ( kết hợp trong bài mới )
3 - bài mới ( 40’ )
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Xem thông tin trên bản đồ (20’)
GV: Giới thiệu trên bản đồ địa hình chúng ta có thể xem các thông tin như tên các quốc gia, các thành phố, các hòc đảo trên biển.
GV: Giới thiệu cho học sinh cách đặt các chế độ thể hiện trên bản đồ của cá đường biên giới, các con sông, cácbờ biển.
HS: Chú ý lắng nghe, quan sát, làm các thao tác thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
1. Xem thông tin trên bản đồ
Hoạt động 2: Tính khoảng cách giữa 2 vị trí trên bản đồ (20’)
GV: Giới thiệu học sinh thao tác để tính khoảng cách giữa hai vị trí trên bản đồ.
? Khi ta chọn 2 địa điểm cần đo thì trên bản đồ sẽ xuất hiện gì?
- Cho học sinh làm ví dụ trên máy với việc đo khoảng cách từ Quảng Ninh đến Hà Nội.
GV: Đưa ra một số yêu cầu cho học sinh thực hành với các thao tác.
- Để các em so sánh với nhau.
- Nhận xét và đưa ra kết quả đúng nhất.
HS: Chú ý lắng nghe, quan sát, làm các thao tác thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Đưa ra kết quả và so sánh với bạn.
2. Tính khoảng cách giữa 2 vị trí trên bản đồ
- Xuất hiện bảng thông báo kết quả khoảng cách tương đối giữa hai vị trí trên bản đồ.
* Chú ý: Khoảng cách đo được là khoảng cách tính theo đường chim bay và chỉ là khoảng cách tương đối.
4. Củng cố : (3’)
- GV nhận xét buổi thực hành, cho điểm tuyên dương các nhóm làm tốt, phê bình các nhóm làm chưa tốt.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà soạn trước nội dung cho tiết thực hành sau:
+ Cách hiện bản đồ các nước Châu Á
+ Xem thông tin chi tiết của Việt Nam
+ Cách hiện thông tin: thủ đô, các con sông, đảo, đường bờ biển của Việt Nam.
Tuần 13 	Tiết 26	- Ngày soạn: 01/11/2013
HỌC ĐỊA LÍ THÊ GIỚI VỚI PHẦN MỀM
EARTH EXPLORER
I - MỤC TIÊU
- Nắm được các thông ti chi tiết trên bản đồ.
- Thành thạo các thao tác: Cách đo khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ và tìm kiếm thông tin trên bản đồ.
- Thái độ tập trung, hứng thú học tập.
II - CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, phòng máy, phần mềm.
2. Học sinh: Tìm hiểu trước về phần mềm.
III - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A - ỔN ĐỊNH ( 1’ )
B - KIỂM TRA BÀI CŨ: (lồng ghép vào nội dung thực hành)
C - BÀI MỚI( 40’ )
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Thực hành xem bản đồ 
GV: Yêu cầu học sinh bật máy tính và khởi động phần mềm Earth Explorer.
? Để hiện tên các nước Châu Á ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh thể hiện ở bản đồ các nước Châu Á.
- Yêu cầu học sinh xem thông tin chi tiết của nước Việt Nam.
? Để chọn được vị trí của nước Việt Nam ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh cho hiện tên, thủ đô, các con sông, đường bờ biển, các đảo của Việt Nam.
GV: Hướng dẫn học sinh xem các thông tin về diện tích, dân số của một nước.
- Yêu cầu học sinh xem thông tin về diện tích và dân số của Việt Nam tại một mốc nào đó và cho kết quả tìm được.
- Yêu cầu học sinh cho hiện tên các thành phố của Việt Nam trên bản đồ như hình trang 108 SGK.
HS: Chú ý lắng nghe, quan sát, làm các thao tác thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
1. Thực hành xem bản đồ
Hoạt động 2: Đo khoảng cách 
? Để tính khoảng cách giữa Hà Nội và Bắc Kinh ta làm như thế nào?
Đưa ra thêm một số cặp địa danh để học sinh thực hành việc đo khoảng cách giữa 2 địa điểm.
? Hãy tính khoảng cách từ Hà Nội đến Tokyo, từ Manila đến TP.HCM
HS: Trả lời.
- So sánh và đưa ra kết quả.
- HS thực hiện và trả lời kết quả
2. Đo khoảng cách
- Di chuyển chuột đến vùng cần đo.
- Nháy chuột nút Measure.
- Di chuyển đến vị trí thứ 1.
- Kéo thả chuột đến vị trí thứ 2.
4. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại các thao tác trên Earth Explorer
- Nhận xét tiết thực hành, cho điểm khuyến khích các nhóm hoàn thành tốt, phê bình các nhóm chưa hoàn thành, chưa nghiêm túc.
5. Dặn dò: (1’)
	- Về nhà soạn trước bài 5: Các thao tác với bảng tính. Yêu cầu thực hiện các nội dung sau:
	+ Cách chỉnh chiều rộng của cột
	+ Cách chỉnh độ cao của hàng
	+ Cách chèn thêm cột, hàng
	+ Cách xóa cột, hàng.

File đính kèm:

  • docTuần 12-13.doc