Giáo án Tin học 6 - Tuần 2 - Mai Duy Khánh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Học sinh sẽ

- Trình bày được các dạng thông tin cơ bản.

- Phát biểu được qui trình biểu diễn

2. Kĩ năng: Nhận biết được các dạng thông tin cơ bản.

3. Thái độ: Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).

- Chuẩn bị phòng máy.

2. Học sinh: Xem bài mới: “THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN”

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thông tin là gì?

- Hoạt động xử lý thông tin của con người là gì? Cho ví dụ

- Hoạt động thông tin trong máy tính là gì?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Tuần 2 - Mai Duy Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3	BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh sẽ
- Trình bày được các dạng thông tin cơ bản.
- Phát biểu được qui trình biểu diễn 
2. Kĩ năng: Nhận biết được các dạng thông tin cơ bản.
3. Thái độ: Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).
- Chuẩn bị phòng máy.
2. Học sinh: Xem bài mới: “THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN”
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thông tin là gì?
- Hoạt động xử lý thông tin của con người là gì? Cho ví dụ
- Hoạt động thông tin trong máy tính là gì?
3. Giới thiệu bài:
Chúng ta nắm được khái niệm thông tin và hằng ngày chúng ta tiếp nhận rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Vậy có bao nhiêu loại thông tin? Ta có thể biểu diễn thông tin như thế nào? Máy tính có thể tiếp nhận thông tin và biểu diễn thông tin ra sao? 
Giới thiệu bài mới: “THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN”
HOẠT ĐỘNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: CÁC DẠNG THÔNG TIN CƠ BẢN
– Tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện trò chơi sau:
1) Chọn lựa tên những vị anh hùng tương ứng với sự kiện diễn ra với vị anh hùng ấy?
2) Quan sát và cho biết tên các hình hoạt hình?
3) Lắng nghe và cho biết âm thanh bên dưới là của loài vật nào?
– Hãy dựa vào các ví dụ vừa nêu và cho biết thông tin được chia làm mấy dạng?
– Dạng văn bản: những gì được ghi lại dưới dạng chữ viết, con số trong sách vở, báo chí.
– Dạng hình ảnh: những hình ảnh được minh họa trên sách báo, truyền hình, áp phích, tờ rơi
– Dạng âm thanh: tiếng đàn, tiếng còi xe, tiếng chim hót,
– Quan sát và làm theo hướng dẫn của giáo viên
– Trả lời: thông tin được chia làm 3 dạng đó là hình ảnh, âm thanh, văn bản.
I. CÁC DẠNG THÔNG TIN CƠ BẢN:
– Thông tin được chia làm 3 dạng
1) Dạng văn bản.	
Vd: Những gì được ghi lại dưới dạng chữ viết, con số trong sách, báo chí
2) Dạng hình ảnh.
Vd: Những hình ảnh được minh họa 
3) Dạng âm thanh.
Vd: Tiếng đàn, tiếng còi xe, tiếng chim hót
HOẠT ĐỘNG 2: BIỂU DIỄN THÔNG TIN
– Tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện trò chơi sau:
Dùng tay, chân diễn tả cho đồng đội biết các hình ảnh trên màn hình? Chủ đề: các thiết bị liên quan đến máy tính
– Ngoài cách thể hiện bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh thông tin còn có thể được biểu diễn bằng nhiều cách
– Ví dụ:
+ Người tiền sử dùng các hòn đá để biểu diễn các con thú săn được.
+ Người khiếm thinh dùng nét mặt và cử chỉ để diễn tả.
– Quan sát và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Lắng nghe – ghi vở
II. BIỂU DIỄN THÔNG TIN:
1) Biểu diễn thông tin:
– Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
IV. CỦNG CỐ:
- Các dạng thông tin cơ bản?
- Biểu diễn thông tin?
V. DẶN DÒ:
– Học bài, xem trước bài mới 
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 4	BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (tt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Học sinh sẽ
- Trình bày được các dạng thông tin cơ bản.
- Phát biểu được qui trình biểu diễn thông tin trong máy tính.
- Nắm được các khả năng của máy tính
2.Kĩ năng: Nhận biết được các dạng thông tin cơ bản.
3.Thái độ: Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới. 
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
- Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).
- Chuẩn bị phòng máy.
2.Học sinh: Xem bài mới: “THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN”
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
- Các dạng thông tin cơ bản?
- Biểu diễn thông tin?
3.Giới thiệu bài: Giới thiệu bài mới: “THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN”
HOẠT ĐỘNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: BIỂU DIỄN THÔNG TIN (tt)
– Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu trữ và chuyển giao thông tin, không chỉ cho hiện tại mà còn cho cả tương lai.
Lắng nghe – ghi vở
II. BIỂU DIỄN THÔNG TIN:
2) Vai trò của biểu diễn thông tin:
– Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng
HOẠT ĐỘNG 2: BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
– Con người tiếp nhận thông tin bằng cách nào?
– Để máy tính giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp.
– Hai kí hiệu 0 và 1 có thể cho tương ứng với 2 trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện.
– Máy tính phải có những bộ phận đảm bảo thực hiện 2 quá trình:
+ Biểu diễn thông tin dưới dạng bit.
+ Biến đổi thông tin dưới dạng bit thành những dạng quen thuộc với con người (âm thanh, hình ảnh, lời nói).
– Trả lời: con người tiếp nhận thông tin bằng các giác quan và bộ não sẽ tiến hành phân tích và xử lí sau cho thích hợp.
III. BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH:
– Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ gồm 2 kí hiệu 0 và 1.
– Trong tin học thông tin được lưu giữ trong máy tính gọi là dữ liệu.
HOẠT ĐỘNG 1: MỘT SỐ KHẢ NĂNG CỦA MÁY TÍNH
– Đặt vấn đề: 
Em hãy thực hiện phép tính sau (123456789*987654321)?và nêu nhận xét?
à Khả năng 1
– Hãy cho biết công thức tính chu vi hình tròn?
– Dựa vào công thức tính chu vi cho biết = ?
à Khả năng 2
– Số p là một số đặc biệt và hấp dẫn 
+ Năm 1609: Ludolph von Ceulen tính số p có 34 chữ số sau số thập phân
+ 2 – 1999: Nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử Collen Percival đã tính được số p có 40 nghìn tỉ số sau dấu thập phân
+ 11 – 9 – 2000: tìm được chữ số thứ 1triệu tỉ sau dấu thập phân là 0
– Khả năng 3: với một máy tính thông thường ta có thể lưu trữ vài chục triệu trang sách, khoảng 100.000 ngàn quyển sách.
– Hãy cho biết theo qui định một công nhân làm việc bao nhiêu giờ trong một ngày?
– Máy tính thì khác
à Khả năng 4
– Theo em máy tính có cần được nghĩ ngơi không?
– Trả lời: tính toán phức tạp dễ sai.
– Lắng nghe – Ghi vở
– Trả lời: P = d * p
– Trả lời: p = P : d = 3.14
– Lắng nghe – Ghi vở
– Lắng nghe – Ghi vở
– Trả lời: 8 giờ một ngày
– Trả lời: máy tính có thể làm việc không mệt mỏi nhưng cũng phải cần được nghĩ ngơi.
– Lắng nghe – Ghi vở
I. MỘT SỐ KHẢ NĂNG CỦA MÁY TÍNH:
1) Khả năng tính toán nhanh.
2) Tính toán với độ chính xác cao
3) Khả năng lưu trữ lớn
4) Khả năng làm việc không mệt mỏi
IV. CỦNG CỐ:
Thảo luận và trả lời:
– Thảo luận các câu hỏi và bài tập SGK/trang 9. Viết câu trả lời ra giấy đôi.
V. DẶN DÒ:
- Học bài, xem trước bài mới : “EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH”
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTH6 Tuan 2.doc