Giáo án Tin học 10 - Tiết 52

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Biết được khi nào thông tin được tổ chức dưới dạng bảng

- Nắm được nội dung các nhóm lệnh chính khi làm việc với bảng

- Thực hiện việc tạo bảng và nhập dữ liệu cho bảng thêm bớt hàng cột, chỉnh sử độ rộng hàng cột, tách gộp ô của bảng

- Biết sử dụng bảng trong soạn thảo văn bản

2. Kĩ năng

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Tiết 52, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: Tiết 52
§ 19: TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG
Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
Biết được khi nào thông tin được tổ chức dưới dạng bảng
Nắm được nội dung các nhóm lệnh chính khi làm việc với bảng
Thực hiện việc tạo bảng và nhập dữ liệu cho bảng thêm bớt hàng cột, chỉnh sử độ rộng hàng cột, tách gộp ô của bảng
Biết sử dụng bảng trong soạn thảo văn bản
2. Kĩ năng
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án, SGK, SBT, tài liệu tham khảo, máy chiếu.
Chuẩn bị của học sinh
SGK, SBT, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp (1’)
Lớp:	Sĩ số:	Vắng:
Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1 (8đ): Trong đoạn văn dưới đây có từ “hồ” không? Nếu có thay thế bằng từ “vịnh”.
Đoạn văn:
Hồ huyền thoại
 Hồ Núi Cốc nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên du khách có thể đi qua những nương chè Tân Cương, đi hết những rừng cây liên tiếp nối nhau, sẽ thấy hồ hiện ra trước mắt. Đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn gắn với huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc
Đến với khu du lịch hồ Núi Cốc, khách tham quan sẽ có cơ hội hưởng thụ nhiều hoạt động vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng như: du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo; thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thủy chung nàng Công – chàng Cốc); thăm công viên cổ tích, vườn thú, vui chơi ở công viên nước.
Đáp án: Có từ “hồ”
Câu 2 (2đ): Để gõ tắt cần thực hiện thao tác nào?
Đáp án: Ta sử dụng Tools->AutoCorrect Options… Hộp thoại AutoCorrect xuất hiện.
Chọn Replace text as you type
Gõ từ viết tắt vào cột Replace chọn OK
Bài mới (35’)
Hoạt động 1: Gợi động cơ
Nôi dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
Bài 19: Tạo và làm việc với bảng
GV: Trong SGK trang 124 có trình bày ví dụ quen thuộc là thời khóa biểu. Tương tự như vậy em nào phát hiện được xung quanh ta còn những văn bản nào được tổ chức dưới dạng bảng? (Giáo viên chiếu lên bảng điểm).
GV: (Chiếu lên thời khóa biểu ở dạng liệt kê và dạng bảng) Các em quan sát lên màn hình 2 thời khóa biểu được biểu diễn dưới 2 dạng: liệt kê và dạng bảng. Các em thấy TKB biểu diễn dưới dạng bảng nhìn dễ hơn và đẹp hơn. Vậy để tạo được TKB như trên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu §19: Tạo và làm việc với bảng, trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể là nhóm lệnh tạo bảng và nhóm lệnh thao tác trên bảng trong 4 nhóm lệnh trong SGK trang 124
GV: Chiếu lên đầu bài
GV: Các lệnh này nằm trong bảng chon Table. Một nút lệnh hay dùng có trên thanh công cụ Tables and Borders
GV: Để hiển thị thanh công cụ Tables and Borders ta sẽ và View chọn Toobars chọn Tables and Borders 
HS: Bảng điểm cuối mỗi học kì.
HS:Nghe giảng
HS: Ghi đầu bài
HS: Nghe giảng
HS: Ghi bài
5’
Hoạt động 2: Giới thiệu các thao tác tạo bảng
Nôi dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
1. Tạo bảng
 a. Tạo bảng bằng một trong các cách sau
Cách 1:
B1: Di chuyển con trỏ văn bản đến vị trí cần tạo bảng
B2: Chọn lệnh Table
 -> Insert -> Table
B3: Nhập số hàng số cột, chọn OK
Cách 2: 
 Chọn nút lệnh Insert table trên thanh công cụ
GV: Để tạo một bảng trước hết cần xác định số hàng và số cột của bảng cần tạo sau đó thực hiện các bước sau (GV chiếu lên màn hình)
GV: Để tạo được thời khóa biểu như trong ví dụ trang 124 ta cần kẻ bao nhiêu dòng, bao nhiêu cột?
GV: Nêu các bước tạo bảng?
GV: Thao tác để tạo 1 bảng mới, ta có thể chọn nút lệnh Insert table trên thanh công cụ rồi kéo thả chuột xuống phái dưới, sang phải để xác định số hàng số cột như phông chiếu
GV: Làm mẫu cho học sinh quan sát
HS: Quan sát và ghi bài
HS: 6 hàng, 7 cột
HS: Chọn Table
->Insert ->Table, nhập Number of columns là 7 và Number of rows là 6
HS: Quan sát
5’
Hoạt động 3: Chọn các thành phần của bảng
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
b. Chọn thành phần của bảng
Cách 1: 
Di chuyển con trỏ vào phạm vi thành phần cần lựa chọn sau đó chọn Table -> Select rồi chọn Cell, Row, Column hay Table
Cách 2: 
Dùng chuột để lựa chọn: SGK trang 125
GV: Trong bảng có các thành phần như ô, hàng, cột,… muốn thao tác các thành phần nào trong bảng đầu tiên ta phải chọn thành phần đó (GV chiếu lên màn hình)
GV: Để dánh dấu ô, hàng, cột hay toàn bộ bảng ta thao tác như sau
GV: Ngoài ra để chọn thành phần của bảng ta có thể chọn trực tiếp (GV chiếu lên) 
GV: Làm mẫu cho học ví dụ lựa chọn hàng đầu tiên của thời khóa biểu bằng 2 cách
GV: Em nào cho cô biết làm thế nào để chọn được cột thứ 2 (Tương tự như chọn hàng đầu). 
HS: Quan sát
HS: Quan sát và ghi bài
HS: Quan sát và ghi bài
HS: Quan sát
HS: 
Cách 1: Để con trỏ vào phạm vi phần cần lựa chọn, sau đó Select -> Column
Cách 2: Dùng chuột, đưa con trỏ lên đầu cột thứ 2 cho đến khi xuất hiện mũi tên đen chỉ xuống thì nháy chuột.
5’
Hoạt động 4: Thay đổi kích thước của cột (hay hàng).
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
c. Thay đổi kích thước của cột (hay hàng)
Cách 1: 
Đưa con trỏ chuột vào đường biên bên phải của cột cần thay đổi cho đến khi con trỏ chuột chuyển thành hình mũi tên 2 chiều thì kéo thả chuột để thay đổi
Cách 2: Dùng chuột kéo thả các nút trên thước ngang và dọc
GV: Thông thường khi tạo một bảng mới độ rộng của hàng và cột là như nhau. Để có bảng như theo ý thì ta cần phải thay đổi kích thước của cột (hay hàng)
GV: Để thay đổi kích thước của cột (hay hàng) ta làm như sau (GV chiếu lên màn hình)
GV: Ngoài ra ta còn có thể điều chỉnh kích thước cột (hay hàng) bằng các nút trên thanh thước ngang, dọc (GV chiếu lên màn hình). 
GV: Lấy ví dụ tạ: Muốn cho cột đầu tiên của bảng vừa tạo nhỏ đi, cột thứ 2 to ra ta làm như sau (GV làm mẫu cho học sinh)
HS: Nghe giảng
HS: Nghe giảng và ghi bài
HS: Nghe giảng, ghi bài 
HS: Quan sát
5’
Hoạt động 5: Chèn thêm hoặc xóa ô, hàng và cột
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
2. Các thao tác trên bảng
a. Chèn thêm hoặc xóa ô, hàng và cột
- Chèn thêm
B1. Chọn ô, hàng hay cột nằm bên cạnh đối tượng tương ứng cần chèn thêm
B2. Chọn lệnh Table
 -> Insert rồi chỉ vi trí của đối tượng sẽ chèn
- Xóa bớt
B1. Chọn ô, hàng hay cột cần xóa
B2. Chọn lệnh Table
 -> Delete rồi chọn đối tượng cần xóa
GV: Khi chúng ta tạo bảng có đôi khi thiếu hoặc thừa cột hoặc hàng vì thế ta phải chèn hoặc xóa cột hoặc hàng đó.
Vậy thao tác của nó như thế nào ta cùng vào phần 2 (GV chiếu lên màn hình)
GV: Để chèn một thành phần nào đó của bảng ta thao tác như sau (GV chiếu lên màn hình)
GV: Ngược lại với thao tác trên là thao tác xóa (GV chiếu lên màn hình)
GV: Giả sử chủ nhật các em có buổi ngoại khóa. Ta sẽ chèn thêm cột cuối của thời khóa biểu (GV thao tác mẫu)
GV: Giả sử nhà trường không học thứ 7, ta xóa cột thứ 7 như thế nào
HS: Nghe giảng
HS: Quan sát và ghi bài
HS: Nghe giảng và ghi bài
HS: Quan sát
HS: Ta sẽ chọn cột thứ 7 sau đó chọn Table ->Delete
->Column
5’
Hoạt động 6: Tách một ô thành nhiều ô, gộp nhiều ô thành một ô
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
b. Tách một ô thành nhiều ô
B1. Chọn ô cần tách
B2. Sử dụng Table -> Split cell...
B3. Nhập số hàng, số cột 
c. Gộp nhiều ô thành một ô
B1. Chọn các ô cần gộp
B2. Sử dụng lệnh Table -> Merge cells
GV: Trong thực tế có rất nhiều trường hợp ta phải thực hiện tách 1 ô thành nhiều ô hay gộp nhiều ô thành 1 ô (Các em xem SGK trang 127 quan sát bảng nhiệt độ để thấy điều này) GV chiếu lên màn hình các bước tách ô
GV: Thao tác gộp một ô thành nhiêu ô (GV chiếu lên màn hình các bước gộp ô)
GV: Tạo bảng nhiệt độ SGK trang 127 và làm mẫu cho học sinh
HS: Nghe giảng và ghi bài
HS: Quan sát và ghi bài
HS: Quan sát
5’
Hoạt động 8: Định dạng văn bản trong ô
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TG
d. Định dạng văn bản trong ô
B1. Chọn phạm vi cần căn chỉnh
B2. Chọn Cell Alignment
GV: Ta hoàn toàn áp dụng được các thao tác định dạng văn bản trong bảng chẳng hạn định dạng kiểu chữ, căn chỉnh nội dung...
GV: Để căn chỉnh nội dung bên trong ô so với các đường viền ta làm như sau (GV chiếu lên màn hình)
GV: Chiếu lên 2 bảng thời khóa biểu, bảng 1 được căn chỉnh, bảng 2 chưa được căn chỉnh. Sau đó thao tác trên thời khóa biểu chưa định dạng cho học sinh quan sát
HS: Nghe giảng
HS: Nghe giảng và ghi bài
HS: Quan sát
3’
Củng cố (2’):
Tóm tắt lí thuyết cho học sinh
Hôm nay chúng ta đã làm quen với những thao tác liên quan đến bảng:
Cách tạo bảng
Các thao tác đối với bảng
+ Chèn thêm hoặc xóa ô, hàng, cột
+ Tách một ô thành nhiều ô
+ Gộp nhiều ô thành một ô
+ Định dạng văn bản trong ô
Nhắc nhở học sinh về xem lại lí thuyết và thực hành các thao tác đã học, làm bài tập trong SBT từ 3.81 ->3.91

File đính kèm:

  • doclớp 10 +bài 10 tạo và làm việc với bảng.doc
Giáo án liên quan