Giáo án Thể dục 11 (3 cột)

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

 Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ và nắm chắc thứ tự các bước tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội.

2. Về kĩ năng:

 Thực hiện được các bước tập hợp đội ngũ tiểu đội.

 Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng.

3. Về thái độ:

 Tự giác tập luyện để thành thạo các bước tập hợp đội ngũ tiểu đội.

 Có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị sân bãi, trang phục của giáo viên và HS đúng quy định của buổi tập.

- Nghiên cứu bài 1 mục I trong SGK, SGV.

- GV tập luyện thuần thục các động tác trên, để hướng dẫn tập luyện cho HS. Bồi dưỡng đội mẫu để phục vụ tập luyện.

- Chuẩn bị tranh ảnh về đội ngũ tiểu đội.

 

doc56 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Thể dục 11 (3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u bằng các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo Việt Nam được xác định bằng luật pháp Việt Nam phù hợp với Công ước năm 1982 và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
- Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất:
Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
- Xác định biên giới quốc gia trên không: là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết.
GV tổng kết nội dung.
HS lắng nghe, ghi chép.
Hiện nay Việt Nam chúng ta đã và đang hoạch định biên giới bằng các điều ước quốc tế và thông qua đàm phán với các nước liên quan để có được một đường biên giới ổn định, hoà bình và hữu nghị cả trên đất liền, trên biển và trên không.
* Nhận xét:…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
BÀI 3: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
(6 TIẾT)
TIẾT 12: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được các quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia; Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu phần III (mục 1,2) trong SGK.
- Giáo án đã được thông qua và phê duyệt.
2. Học sinh:
- Đọc trước phần III (mục 1,2) trong SGK.
- Vở ghi, SGK đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Em hãy nêu nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia.
- Giới thiệu bài: Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp trong xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới. Hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng công tác xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới thực sự vững mạnh.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Một số quan điểm của Đảng và nhà nước ta về bảo vệ biên giới quốc gia.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV phân tích và lấy dẫn chứng minh họa.
HS lắng nghe, ghi chép bài.
a) Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
b) Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
c) Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới.
d) Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia bằng biện pháp hoà bình.
e) Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt để quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia thực sự vững mạnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, có chất lượng cao, có quân số và tổ chức hợp lí.
HOẠT ĐỘNG 2: Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia.
GV phân tích và lấy dẫn chứng minh họa.
HS lắng nghe, ghi chép bài.
-Biên giới là bờ cõi, là tuyến đầu của Tổ quốc, là cửa ngõ để giao lưu giữa các quốc gia. Khu vực biên giới là địa bàn chiến lược về quốc phòng – an ninh của mỗi nước.
- Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của biên giới quốc gia nên việc xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại.
- Chỉ có xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện mới tạo điều kiện, cơ sở cho quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.
	HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết.
GV tổng kết.
HS lắng nghe.
Việc xác định các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề bảo vệ biên giới thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước về một tuyến biên giới ổn định lâu dài nhằm tạo điều kiện quan trọng để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
* Nhận xét:…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
BÀI 3: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
(6 TIẾT)
TIẾT 13: NỘI DUNG, BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÍ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được các nội dung, biện pháp xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu phần III (mục 2b, 3) trong SGK.
- Giáo án đã được thông qua và phê duyệt.
2. Học sinh:
- Đọc trước phần III (mục 2b, 3) trong SGK.
- Vở ghi, SGK đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Em hãy nêu những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV phân tích và lấy dẫn chứng minh họa.
HS lắng nghe, ghi chép bài.
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về biên giới quốc gia.
- Quản lí, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới, vượt biên, vượt biển và các vi phạm khác xảy ra ở khu vực biên giới
- Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về các mặt: chính trị; kinh tế - xã hội; quốc phòng – an ninh.
- Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.
- Vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.
	HOẠT ĐỘNG 2: Trách nhiệm của công dân.
GV phân tích và lấy dẫn chứng minh họa.
HS lắng nghe, ghi chép bài.
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân,… công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng an ninh do pháp luật quy định”.
- Điều 10 luật biên giới Việt Nam xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí”.
- Học sinh phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc. Trên cơ sở đó, xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ tổ quốc. Tích cực tham gia các phong trào của đoàn thanh niên, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
	HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết bài.
GV phân tích và lấy dẫn chứng minh họa.
HS lắng nghe, ghi chép bài.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, biết bao thế hệ người Việt Nam đã đem công sức, mồ hôi và máu xương của mình để giữ gìn độc lập và xây dựng đất nước. Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đềchủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời xác định bảo vệ quốc gia gắn liền với bảo vệ lãnh thổ. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn đảng, toàn dân, toàn quân nhằm bảo vệ không gian sinh tồn của cả dân tộc.
* Nhận xét:…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
BÀI 4: GIỚI THIỆU SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC
(2 TIẾT)
TIẾT 14: GIỚI THIỆU SÚNG TIỂU LIÊN AK
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về cấu tạo của súng tiểu liên AK, các bước tháo lắp súng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu bài 4, mục I trong SGK, SGV.
2. Học sinh:
- Đọc trước mục I trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
- Giới thiệu bài:Súng tiểu liên AK là loại súng tự động và bán tự động loại nhỏ, được trang bị cho cá nhân để tiêu diệt sinh lực địch ở cự li ngắn. Nắm được tính năng, cấu tạo của súng là cơ sở để luyện tập tháo lắp, tập bắn và học các nội dung về kiến thức, kĩ năng quân sự.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
	HOẠT ĐỘNG 1: Tác dụng, tính năng chiến đấu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV giảng nội dung, kết hợp tranh, ảnh và súng thật.
HS lắng nghe, quan sát, ghi chép.
Súng tiểu liên AK là loại súng trang bị cho từng người, bắn được liên thanh và phát một.
Súng dùng đạn kiểu 1943 của Liên bang Nga, hoăc đạn K56 của trung quốc. Việt Nam gọi chung là đạn K56.
Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 800m;AK cải tiến 1000m
Tốc độ ban đầu của đầu đạn: 710m/s.
Tốc độ bắn: lí thuyết 600 phát/phút; chiến đấu: 40 phát/phút (phát một), 100 phát/phút (liên thanh).
Khối lượng của súng 3,8kg; AKM: 3,1kg; AKMS:3,3kg. Khi đủ đạn khối lượng tăng 0,5kg.
	Hoạt động 2: Cấu tạo của súng, cấu tạo đạn K56.
GV giới thiệu lần lượt tác dụng, cấu tạo các bộ phận chính của súng.
GV giới thiệu cấu tạo đạn trên đạn giảng dạy.
HS lắng nghe, quan sát, ghi chép.
Súng tiểu liên AK gồm 11 bộ phận chính.
Đồng bộ của súng gồm: Dây súng, túi đựng hộp tiếp đạn, đầu để bắn đạn hơi, ống đựng phụ tùng và phụ tùng các loại.
Các bộ phận chính của súng:
Nòng súng
Bộ phận ngắm
Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng
Bệ khoá nòng và thoi đẩy
Khoá nòng
Bộ phận cò
Bộ phận đẩy về
Ống dẫn thoi và ốp lót tay
Báng súng và tay cầm
k) Hộp tiếp đạn
Lê
Đạn K56 có 4 bộ phận chính:
Vỏ đạn
Hạt lửa
Thuốc phóng
d) Đầu đạn
HOẠT ĐỘNG 3: Sơ lược chuyển động của súng khi bắn, cách lắp và tháo đạn.
GV giảng giải kết hợp mô phỏng trên súng thật.
GV thực hiện động tác lắp và tháo đạn.
HS lắng nghe, ghi chép.
HS quan sát động tác của GV.
 Sơ lược chuyển động của súng khi bắn:
-Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn liên thanh, kéo tay kéo bệ khoá nòng về sau.
-Thả tay kéo bệ khoá nòng, lò xo đẩy về bung ra đẩy bệ khoá nòng về trước. Mấu đẩy đạn đẩy viên đạn thứ nhất vào buồng đạn.Hai tai khoá khớp vào ổ chứa tai khoá nòng thành tư thế đóng khóa.
-Bóp cò, búa được giải phóng đập vào kim hoả, kim hoả chọc vào hạt lửa,

File đính kèm:

  • docIN gdqp 11 3 cot.doc
Giáo án liên quan