Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 67: Kiểm Tra Học Kì Ii

I Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hs tự đánh giá được kết quả học tập của mình trong học kì II thông qua việc giả quyết các bầi tập trắc nghiệm , tự luận ở các mức độ nhận thức khác nhau

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm , tự luận

3. Thái độ

Giáo dục ý thức trung thức trong học tập cho học sinh

II. Ma trận đề kiểm tra

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 67: Kiểm Tra Học Kì Ii, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày... tháng 5 năm 2009
Tiết 67
Kiểm tra học kì II
I Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Hs tự đánh giá được kết quả học tập của mình trong học kì II thông qua việc giả quyết các bầi tập trắc nghiệm , tự luận ở các mức độ nhận thức khác nhau
2. Kĩ năng 
Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm , tự luận
3. Thái độ 
Giáo dục ý thức trung thức trong học tập cho học sinh
II. Ma trận đề kiểm tra
Ma trận đề kiểm tra học kì II
sinh học 9
Trắc nghiệm 30 %
Tự luận 70 %
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận biết
Tổng
Nhận biết
(50%)
Thông hiểu(40%)
Vậndụng
(10%)
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I: sinh vật và môi trường
4 câu
1 đ
1 câu
1,5 đ
5 câu
2,5 đ
Chương II: Hệ sinh thái
4 câu
1đ
1 câu
1,5 đ
2 câu
0,5 đ
7 câu
2,5 đ
Chương III: Con người dân số và môi trường
2 câu
0,5 đ
1 câu
2 đ
3 câu
2,5 đ
ChươngIV: Bảo vệ môi trường
1 câu
1 đ
1 câu
1 đ
4 câu
2,5 đ
Tổng
8 câu
2 đ
2 câu
3 đ
4 câu
1 đ
2 câu
3 đ
1 câu
1 đ
17 câu
10 đ
III. Đề bài 
Họ và tên:.............................................
Lớp :.....................................................
Trường THCS Đặng Cương 
Ngày ......tháng 5 năm 2009
Kiểm tra học kì II
Môn sinh học 9
Điểm
..................................
.................................
Lời phê của thầy , cô giáo
............................................................................................................
.............................................................................................................
A. Trắc nghiệm khách quan (3đ ): Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là :
a. nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật
c. tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
b. các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật
d. các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm
Câu 2 : Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là :
a. Đất, nước, trên mặt đất- không khí
c. đất, nước và sinh vật
b. đất, trên mặt đất- không khí
d. đất, nước, trên mặt đất- không khí, sinh vật
Câu3 : Môi trường sống của giun đũa là :
a. Đất, nước, trên mặt đất- không khí
c. ruột người và động vật
b. đất, trên mặt đất- không khí
d. đất, nước, trên mặt đất- không khí, sinh vật
Câu 4 : Da người có thể là môi trường sống của :
a. giun đũa kí sinh
c.sâu
b. chấy, rận, nấm
d. thực vật bậc thấp
Câu 5: Yếu tố nào sau đây là nhân tố hữu sinh :
a. Con người và các sinh vật khác
c. Nhiệt độ ánh sáng, độ ẩm
b. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng
d. Các sinh vật khác và ánh sáng
Câu 6: Tập hợp các sinh vật dưới đây không là quần thể sinh vật là :
a. Các cây thông mọc tự nhiên trên đồi thông
c. Các con lợn trong trại chăn nuôi khác nhau
b. Các con sói trong một khu rừng
d. một đàn các rô phi trong cùng một ao
Câu 7: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là :
a. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành
c. Trước giao phối, sau giao phối
b. Trẻ, trưởng thành và già
d. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản
Câu 8 : Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở :
a. Một khu vực nhất định
c. Một đơn vị diện tích
b. Một khoảng không gian rộng lớn
d. Một đơn vị diện tích hay thể tích
Câu 9: Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do :
a. số người sinh ra ít hơn số người tử vong
c. số người sinh ra bằng số người tử vong
b. số người sinh ra và số người tử vong không bằng nhau
d. số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong
Câu 10: Hậu quả dẫn đến sự gia tăng dân số quá nhanh là :
a. điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn
c. thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện
b. trẻ được hưởng các điều kiện học hành tố hơn
d. trường hợp khác
Câu 11: Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là :
a. do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật 
c. thiên tai, lũ lụt và tác động của con người
b. sự thay đổi của khí hậu
d. tất cả các nguyên nhân trên
Câu 12 : Hậu quả dẫn đến từ việc con người chặ phá rừng bừa bãi, gây cháy rừng là:
a. đất bị xói mòn và thoái hoá
c. mất nhiều loài sinh vật
b. nước ngầm bị tụt sâu hơn và gây khô hạn
d. cả a, b, c đúng
II. Tự luận : 7 đ
Câu 1 (1,5 đ) : So sánh quần thể người và quần thể các sinh vật khác. Do đâu mà có sự khác nhau đó ?
Câu 2 (1,5 đ) : Chuỗi thức ăn là gì ? Lưới thức ăn là gì ? Cho ví dụ một lưới thức ăn trong một hệ sinh thái mà em đã quan sát ?
Câu3 : (2 đ) : Kể tên các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Mỗi tác nhân cho một ví dụ minh hoạ
Câu4 (1 đ) : Vì sao cần phải ban hành luật bảo vệ môi trường ?
Câu 5 (1 đ) : Trách nhiệm bảo vệ môi trường là của ai ? Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ môi trường ?
IV. Đáp án - biểu điểm 
I. Trắc nghiệm : 3 đ 
Mỗi lựa chọn đúng 0,25 đ
Câu
Chọn
c
d
c
b
a
c
d
d
d
c
c
d
II . Tự luận :7 đ 
Câu 1: 1,5 đ
Quần thể người khác với các quần thể sinh vật khác bởi các đặc điểm kinh tế xã hội như : văn hoá, giáo dục, hôn nhân, pháp luật, kinh tế, ... do con người có lao động và tư duy
Câu 2: 1,5 đ
+ Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước , vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.
 Cây cỏ Sâu ăn lá cây Chim ăn sâu Đại bàng ăn chim
+ Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn
Câu3 : 2 đ
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Câu 4 :1 đ 
Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. Đồng thời luật cũng điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường hợp lí để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước
Câu 5 :1 đ: Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân, một tập thể hay một quốc gia mà là trách nhiệm của toàn nhân loại trên trái đất.

File đính kèm:

  • doctiet 67-kthkII.doc
Giáo án liên quan