Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 49 - Bài 47: Quần Thể Sinh Vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niện quần thể sinh vật . Lấy được ví dụ minh hoạ một quần thể sinh vật.

- HS nêu được những đặc trưng của quần thể, những ảnh hưởng của môi trường tới quần thể.

2. Kĩ năng:

- HS tiếp tục rèn kĩ năng hoạt động nhóm và làm việc cá nhân.

- HS rèn kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, bảo vệ các loài động, thực vật.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh vẽ tháp tuổi.0

2. Học sinh: Tìm hiểu trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- phương pháp quan sát, vấn đáp

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Các sinh vật trong tự nhiên có mối quan hệ nào ? Khi nào xảy ra sự cạnh tranh giữa các sinh vật cùng loài ?

Câu 2: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng.

2. Bài mới

-> Giới thiệu: Mỗi quần thể sinh vật phân bố trong một khoảng không gian nhất định. Khoảng không gian đó phù hợp với đặc điểm sinh học và khả năng di chuyển của loài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 5380 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 49 - Bài 47: Quần Thể Sinh Vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:27/02/2009
Chương II
Hệ sinh Thái
Tiết 49
Bài 47: Quần thể sinh vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niện quần thể sinh vật . Lấy được ví dụ minh hoạ một quần thể sinh vật.
- HS nêu được những đặc trưng của quần thể, những ảnh hưởng của môi trường tới quần thể.
2. Kĩ năng:
- HS tiếp tục rèn kĩ năng hoạt động nhóm và làm việc cá nhân.
- HS rèn kĩ năng quan sát, phân tích à thu nhận kiến thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, bảo vệ các loài động, thực vật.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tranh vẽ tháp tuổi.0
2. Học sinh: Tìm hiểu trước bài mới.
III. Phương pháp dạy học
- phương pháp quan sát, vấn đáp
IV. Tiến trình dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Các sinh vật trong tự nhiên có mối quan hệ nào ? Khi nào xảy ra sự cạnh tranh giữa các sinh vật cùng loài ?
Câu 2: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng.
2. Bài mới
-> Giới thiệu: Mỗi quần thể sinh vật phân bố trong một khoảng không gian nhất định. Khoảng không gian đó phù hợp với đặc điểm sinh học và khả năng di chuyển của loài.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: thế nào là một quần thể sinh vật
- GV lấy ví dụ: rừng thông phân bố tại đồi Thiên Văn – Kiến An à Quần thể sinh vật
? Vậy em hiểu thế nào là quần thể sinh vật?
- GV gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 47.1 vào vở bài tập.
- GV gọi HS trình bày bài làm.
- GV yêu cầu Hs lấy thêm ví dụ
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảngkhông gian xác định.
- HS hoàn thành bảng 47.1 vào vở bài tập.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được):
1, 3, 4 không phải là quần thể sinh vật.
2, 5 là quần thể sinh vật.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): ví dụ tập hợp các cá thể cá rô phi sống trong 1 ao, tập hợp các cây su hào sống trên 1 thửa uộng, tập hợp các cây nhãn sống trong 1 vườn 
Tiểu kết:
Quần thể sinh vật là	Tập hợp các cá thể cùng loài.
	Sinh sống trong khoảng không gian nhất định ở 1 thời điểm 	nhất định.
	Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo 	thành những thế hệ mới.
Hoạt động 2: Các đặc trưng cơ bản của quần thể
1. Tỉ lệ giới tính.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong sgk/140.
? Thế nào là tỉ lệ giới tính? 
- Gọi HS trả lời.
? Người ta xác định tỉ lệ giới tính ở những giai đoạn nào?
- Gọi HS trả lời.
? Tỉ lệ này cho ta biết điều gì về quần thể? 
- Gọi HS trả lời.
? ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái là 1/1. Có loài nào tỉ lệ đực nhiều hơn cái hay ngược lại không ?
- Gọi HS trả lời.
2. Thành phần nhóm tuổi.
- GV lưu ý cho HS khái niệm tuổi:
+ Tuổi thời gian: tính theo năm, tháng, ngày, giờ, phút 
+ Tuổi sinh thái: tính theo giai đoạn sống: 3 giai đoạn.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong bảng 47.2 trong sgk/140 và giải thích vì sao A-Dạng phát triển, B-Dạng ổn định, C-Dạng giảm sút ?
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- GV bổ sung:
Dạng A: Có đáy rất rộng à tỉ lệ sinh cao
Dạng B: Đáy rộng vừa phải cạnh xiên hoặc đứng à tỉ lệ sinh đủ bù đắp cho tử vong.
Dạng C: Đáy hẹp à tỉ lệ sinh thấp, tử vong cao.
3. Mật độ quần thể.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong sgk/141.
- Người ta sử dụng đơn vị diện tích hay thể tích tuỳ thuộc vào kích thước của cá thể trong quần thể. Bời vì các loài động vật có kích thước khác nhau nhiều hoặc kích thước quá nhỏ thì tính bằng khối lượng sinh vật.
? Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào là đặc trưng cơ bản nhất ?
- Gọi HS trả lời.
? Lấy VD số lượng cá thể tăng giảm theo mùa ?
- HS ghi bài.
- HS nghiên cứu thông tin.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/ số lượng cá thể cái.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): 
Tính tỉ lệ giới tính ở 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn trứng mới được thu tinh.
+ Giai đoạn trứng mới nở hoặc con non.
+ Giai đoạn trưởng thành.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Có ý nghĩa quan trọng: nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Gà, dê, hươu, nai: cái nhiều hơn đực; Ong, mối đực nhiều hơn cái.
- HS ghi bài.
à Học sinh thảo luận nhóm.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được):
+ Dạng A: Nhóm sinh sản bổ sung cho nhóm sinh sản cao nhất.
+ Dạng B: Nhóm trước sinh sản bằng nhóm sinh sản.
+ Dạng C: nhóm trước sinh sản nhỏ hơn nhóm sinh sản.
- HS ghi bài.
- HS nghiên cứu thông tin.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Mật độ quan trọng nhất vì ảnh hưởng đến nguồn sống, tần số gặp nhau giữa đực và cái.
Tiểu kết:
	1. Tỉ lệ giới tính.
	2. Thành phần nhóm tuổi.
	3. Mật độ quần thể.
Hoạt động 3: ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin kết hợp kiến thức đã học, thảo luận nhóm thực hiện lệnh.
- Gọi HS trả lời.
? Những yếu tố nào đã điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của quàn thể làm cho mật độ của quần thể trở về mức cân bằng ?
- Gọi HS trả lời.
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung.
- HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được):
+ Nhiều
+ Mùa mưa
+ Mùa lúa chín
+ Lấy VD: ve mùa hè 
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Các điều kiện sống của môi trường tác động đến sự sinh sản và từ vong à mật độ cân bằng.
à HS nhận xét
3. Củng cố bài học
? Qua bài học này em cần nắm được những nội dung gì ?
- Đọc ghi nhớ
- Bài tập:
Chọn đáp án đúng: Một QT với 3 nhóm tuổi sẽ bị diệt vong néu thiếu đi:
Nhóm tuổi đang sinh sản.
 Nhóm tuổi trước sinh sản.
 Nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi trước sinh sản.
 Nhóm tuổi trước sinh sản và sau sinh sản.
Nguyên nhân nào làm cho mật độ quần thể biến động theo mùa?
 ( Nhiệt độ, lượng mưa hay độ ẩm thay đổi theo mùa trong năm)
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, trả lời SGK.
- Làm bài tập trong vở bài 
- Tìm hiểu trước bài 48

File đính kèm:

  • docTiet 49-B47.doc