Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 44 - Bài 42: Ảnh Hưởng Của Ánh Sáng Lên Đời Sống Sinh Vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng lên đạc điểm hình thái, giiải phẫu sinh lí và tập tính của sinh vật .

- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.

2. Kĩ năng:

- HS tiếp tục rèn kĩ năng hoạt động nhóm, cá nhân.

- HS tập kĩ năng khái quát hoá, tư duy logic

3. Giáo dục:

- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ các loài thực vật.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Tranh vẽ hình 42.1, 42.2

2. Học sinh:

- Học bài cũ và tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

? Dựa vào đặc điểm nào người ta phân biệt NTVS và nhân tố hữu sinh? Kể tên một vài nhân tố hữu sinh ảnh hưởng tới con người?

2. Bài mới

- Giới thiệu: Khi chuyển sinh vật từ nơi có ánh sáng mạnh sang nơi có ánh sáng yếu thì khảt năng sống của sinh vật sẽ như thế nào ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 44 - Bài 42: Ảnh Hưởng Của Ánh Sáng Lên Đời Sống Sinh Vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6/02/2009
Tiết 44
Bài 42: ảnh hưởng của ánh sáng 
lên đời sống sinh vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng lên đạc điểm hình thái, giiải phẫu sinh lí và tập tính của sinh vật .
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
2. Kĩ năng:
- HS tiếp tục rèn kĩ năng hoạt động nhóm, cá nhân.
- HS tập kĩ năng khái quát hoá, tư duy logic
3. Giáo dục:
- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ các loài thực vật.
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ hình 42.1, 42.2
2. Học sinh:
- Học bài cũ và tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp
III. Tiến trình dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ
? Dựa vào đặc điểm nào người ta phân biệt NTVS và nhân tố hữu sinh? Kể tên một vài nhân tố hữu sinh ảnh hưởng tới con người?
2. Bài mới
- Giới thiệu: Khi chuyển sinh vật từ nơi có ánh sáng mạnh sang nơi có ánh sáng yếu thì khảt năng sống của sinh vật sẽ như thế nào ?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: ảNh hưởng của ánh sáng lên Thực vật
? Tại sao nói cây xanh không thể sống nếu thiếu ánh sáng ? ánh sáng quết định hoạt động số của cây xanh?
? ánh sáng ảnh hưởng đến sự hô hấp và hút nước của cây như thế nào? (trong một ngày hè không mưa thì lúc nào sự hút nước của cây mạnh nhất)
-> ánh sáng còn ảnh hưởng đến các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, ở cây đã hình thành nhiều đặc điểm thích nghi với xcường độ và thời gian chiếu sáng.
? Hình thái của cây thông mọc xen nhau trong rừng và cây thông mọc nơi quang đãng khác nhau như htế nào? ý nghĩa của sự khác nhau này?
Thảo luận nhóm sao sánh theo mẫu bảng 42.1/ SGK
HS thảo luận nhóm 2 HS
Quang hợp: Cây xanh nhờ chất diệp lục, hấp thuj được NLASMT, tổng hợp các chất vô cơ thành những chất hữu cơ nuôi sống mình và nuôi sống muôn loài.
Lúc nắng gắt, ánh sáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do đó ảnh hưởng đến qúa trình hút nước lên lá. 
Học sinh quan sát H42.2/SGK thoả luận nhóm 4 học sinh trả lời 
Cây thông mọc trong rừng cành tập trung ở phần ngọn.
Cây thông mọc nơi quang đãng thường thấp và tán rộng.
ý nghĩa: giúp là hấp thụ được nhiều ánh nhất.
Đặc điểm của cây
Sống nơi quang đãng
Trong bóng râm, trong nhà
Đặc điểm hình thái
+/ Lá
+/ Thân
+/ Phiến nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt
+/ Phiến lá thẫm, màu xanh thẫm.
+/ Thân cây thấp, số cành cây nhiều
+/ Chiều cao bị hạn chế bởi chiều cao phía trên...
Đặc điểm sinh lý
+/ Quang hợp
Cường độ quang hợp cao trong trường hợp ánh sáng mạnh 
Cây có khả năng QH trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh
Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: thoát hơi nước mạnh trong điều kiện ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm trong điều kiện thiếu nước.
Cây điều tiết thoát hơi nước kém: thoát hơi nước tăng cao trong diềukiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây rễ bị héo.
Tiểu kết: ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, là thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lý của thực vật.
Có hai nhóm cây:
+ Cây ưa sáng
+ Cây ưa bóng.
Hoạt động 2: ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
- Giới thiệu trò chơi "bịt mắt bắt dê" để trình bày cho HS tác dụng của ánh sáng.
? Qua ví dụ H 42.3? SGK , em hãy cho biết ánh sáng còn có vai trò gì đối với động vật? 
- GV bổ sung thêm: 
ánh sáng còn ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sống của ĐV như: trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển.
? Giữa loài chim kiếm ăn ban ngày( chích choè, chào mào, khướu) và những là chim ăn đêm( vạc, cú) có đặc điểm khác nhau về màu lông, cơ quan thị giác? Điều này có ý nghĩa gì?
? ếch nhái thường sinh sản vào mùa nào? Điều này có ý nghĩa gì với chúng?
HS ghi nhận kiến thức: 
Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
Giúp điều hoà thân nhiệt 
Học sinh trả lời cá nhân:
Chim ăn ngày: Màu lông sặc sỡ hơn có tác dụng nhận biết nhau trong bầy.
Chim ăn đêm: màu lông tối sỉn, mặt tinh có tác dụng nhìn rõ con mồi và làm cho con mồi khó phát hiện được mình.
ếch nhái thường sinh sản vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.
Tiểu kết: ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho nó nhận biết các vật và định hướng trong không gian. Nó ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản, sinh trưởng của động vật
Có hai nhóm động vật: 
Động vật ưa sáng
 Động vật ưa bóng.
3. Củng cố bài học:
Câu 1: Trong các cây sau đây cây nào là cây ưa bóng: ngô, khoai, sắn, lá lốt, lá dong, trầu không?
Câu 2: Chuột nhà thường hoạt động vào thời gian nào trong ngày?( ban đêm)
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Màu sắc của lá cây ở mặt trênvà mặt dưới có gì khá nhau? Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì?
- Điều kiện ánh sáng nhân tạo như thế nào thì giúp được các nhà chăn nuôi giúp gà đẻ nhiều.

File đính kèm:

  • docTiet 44-B42.doc