Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 32 - Bài 31: Công Nghệ Tế Bào

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hiểu được công nghệ di truyền tế bào là gì?

Nắm được công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu gì và hiểu được tai sao cần thực hiện công đoạn đó

- Nắm được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô ttrong chọn giống

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm.

- Rèn kĩ năng làm việc với SGK

3. Thái độ

- Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to H3.1/SGK, Bảng phụ.

2. Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp quan sát; Phương pháp vấn đáp

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì?

Câu 2: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường

2. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 32 - Bài 31: Công Nghệ Tế Bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 19/12/2008
Chương vi: ứng dụng di truyền học
Tiết 32
Bài 31: công nghệ tế bào
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS hiểu được công nghệ di truyền tế bào là gì?
Nắm được công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu gì và hiểu được tai sao cần thực hiện công đoạn đó
- Nắm được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô ttrong chọn giống
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng làm việc với SGK
3. Thái độ
- Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to H3.1/SGK, Bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp
Iii. phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát; Phương pháp vấn đáp
IV. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì?
Câu 2: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường
2. Bài mới
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:tìm hiểu khái niệm công nghệ tế bào
- GV đưa ra ví dụ:
+ Năm 1976 cây cọ đầu tiên đã được tạo ra từ 1 phiến lá. Từ 1 mẩu lá trong vòng 1 năm có thể tạo ra được 50 vạn phôi vô tính trong môi trường đủ dinh dưỡng
+ Tại Mêhico người ta tạo ra cây cà phê từ mô sẹo. Cứ 3 tuần lại tạo ra được 200000 cây giống
? Qua 2 ví dụ trên hãy cho biết công nghệ tế bào là gì?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS trả lời ccau hỏi 2 trong phần lệnh
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét
? Mục đích của công nghệ tế bào là gì?
GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể gốcà nuôi cấy để tạo mô sẹo
+ Kích thích mô sẹo phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh
+ Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen như dạng gốc vì cơ thể con được tạo thành qua quá trình nguyên phân có bộ NST 2n sao chép nguyên vẹn từ bộ NST 2n của cơ thể gốc
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Tạo ra cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc
Tiểu kết: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
Hoạt động 2: tìm hiểu ứng dụng công nghệ tế bào
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin khoảng 5 phút
? Người ta sử dụng biện pháp nào để nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng?
? Tóm tắt các bước tiến hành nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trên
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- GV nhận xét
? Kết quả của nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
? Người ta đã làm như thế nào để tạo ra giống lúa DR2
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
? Nhân bản vô tính ở động vật là gì?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét và thông tin cho HS các bước nhân bản vô tính đối với cừu Đôli năm 1997
? Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nhân giống vô tính cây trồng với nhân bản vô tính ở vật nuôi?
GV gọi HS trả lời
GV nhận xét
? ứng dụng của nhân bản vô tính ở động vật
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
à HS nghiên cứu thông tin
à HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
à Đại diện nhóm trả lời( yêu cầu nêu được):
+ Phương pháp nuôi cấy mô
+ Tách mô phân sinh nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng
Tạo các mô sẹo
Chuyển mô sẹo sang môi trường dinh dưỡng đặc và hoocmon sinh trưởng phù hợpà phát triển thành cây con hoàn chỉnh
Các cây con chuyển sang trồng trong các bầu, vườn ươm,
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Trong thời gian ngắn có thể nhân giống được số lượng lớn cây trồng đáp ứng sản xuất
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
+ Chọn lọc được dòng tế bào chịu nóng và khô từ các tế bào phôi của giống lúa CR203
+ Dùng phương pháp nuôi cấy mô để nhân nhanh dòng tế bầonỳ từ đó tạo ra giống lúa DR2
à HS nhận xét
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Là phương pháp nhân giống bằng cách chuyển nhân của 1 tế bào sinh dưỡng vào 1 tế bào trứng đã lấy mất nhân rồi kích thích phát triển thành 1 phôià thành cơ thể mới
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
+ Cơ thể con đều được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng bằng phương pháp nuôi cấy mô
+ Mô non của động vật phải được nuôi cấy trong tử cungcủa con vật được dùng làm mẹ
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
+ Nhân nhanh nguồn gen quý có nguy cơ tuyệt chủng
+ Tạo ra các cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người, mở ra khả năng chủ động cung cấpcác cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng
Tiểu kết: 1, Nhân giống vô tính trong ống nghiệm( vi nhân giống) ở cây trồng
 2, ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng
 3, Nhân bản vô tính ở động vật
3. Củng cố bài học
- Qua bài học này em nắm được nội dung gì?
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm 
 Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: ở thực vật loại tế bào nào được dùng để nuôi cấy mô?
A, Tế bào mô phân sinh
B, Tế bào mô che chở
C, Tế bào mô biểu bì
Câu 2: Nhân giống vô tính cây trồng giống nhân bản vô tính vật nuôi ở điểm căn bản nào?
A, Cơ thể con đều được tạo ra từ 1 tế bào sinh dưỡng của cơ thể mẹ
B, Bộ NST 2n của cơ thể con đều được sao chép nguyên vẹn từ bộ NST 2n trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể mẹ
C, Cách làm về cơ bản giống nhau: Tách tế bào sinh dưỡng từ cơ thể mẹ, nuôi cấy thành mô sẹo, rồi dùng hoocmon tác động vào mô sẹođể tạo nên cơ thể mới
D, Cả A, B, C
4. Hướng dẫn về nhà
Học phần ghi nhớ SGK
Trả lời các câu hỏi 1,2,/ sgk.
Đọc “ em có biết”
Tìm hiểu trước bài 32 
&

File đính kèm:

  • docTiet 32-B31.doc