Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học cả năm

Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.

- Nêu được đặc điểm chung của động vật.

- Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh ảnh về động vật và môi trường sống.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

 - Hãy kể tên những động vật thường gặp ở nơi em ở? Chúng có đa dạng, phong phú không?

 - Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng và phong phú?

3. Bài học mới

 VB: Nếu đem so sánh con gà với cây bàng, ta thấy chúng khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống. Vậy phân biệt chúng bằng cách nào?

 

Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật

Mục tiêu: HS tìm được đặc điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật.

Kết luận:

- Động vật và thực vật:

+ Giống nhau: đều cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản.

+ Khác nhau: Di chuyển, dị dưỡng, thần kinh, giác quan, thành tế bào.

 

Hoạt động 2: Đặc điểm chung của động vật

Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung của động vật.

 

Kết luận:

- Động vật có đặc điểm chung là có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, chủ yếu dị dưỡng.

Hoạt động 3: Sơ lược phân chia giới động vật

Mục tiêu: HS nắm được các ngành động vật sẽ học trong chương trình sinh học lớp 7.

 

Kết luận:

- Có 8 ngành động vật

+ Động vật không xương sống: 7 ngành.

+ Động vật có xương sống: 1 ngành ( có 5 lớp: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú).

 

Hoạt động 4: Vai trò của động vật

Mục tiêu: HS nắm được lợi ích và tác hại của động vật

Kết luận:

- Động vật mang lại lợi ích nhiều mặt cho con người, tuy nhiên một số loài có hại.

 

4. Củng cố

- GV cho HS đọc kết luận cuối bài.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 và 3 SGK trang 12.

 

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK

- Đọc mục “Có thể em chưa biết”.

- Chuẩn bị cho bài sau:

+ Tìm hiểu đời sống động vật xung quanh.

+ Ngâm rơm, cỏ khô vào bình trước 5 ngày.

+ Lấy nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản.

 

 

doc205 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình học cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương.
Duyệt ngày : .. tháng .. năm 20
Ngày soạn: 
Ngày kiểm tra: .
Tiết 35
Kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu
Khi học xong bài này học sinh:
- Củng cố lại nội dung các đặc điểm, cấu tạo, lối sống các đại diện của các ngành đã học.
- Có kĩ năng làm bài kiểm tra.
- Có thái độ nghiêm túc trong thi cử.
II. Phương tiện
- GV: đề bài đã chuẩn bị sẵn.
- HS: Sự chuẩn bị theo nội dung đã ôn tập.
III. Tiến trình kiểm tra
] GV Phát đề, yêu cầu HS làm bài.
Đề bài:
A- Trắc nghiệm (5,0 điểm)
I- Khoanh tròn vào câu có đúng nhất để hoàn thành các bài tập sau ?
Cơ thể giun đất có màu hồng, màu sắc này là do?
a. Lớp vỏ cuticun của chúng.	 
b. Màu máu của giun đất.	 
c. Màu của xoang cơ thể.
2. Tập tính ôm trứng của một số động vật thuộc lớp giáp xác có ý nghĩa sinh học như thế nào?
a. Trứng được ấp để đảm bảo đủ nhiệt độ nở thành con non.
b. Giúp trứng phát tán khắp nơi.
c. Bảo vệ sự an toàn cho trứng, đảm bảo tỉ lệ nở và sống sót cao.
3. Bao ngoài cơ thể của những động vật ngành chân khớp là ?
a. Lớp vỏ cuticun trong suốt.
b. Lớp lông mỏng
c. Lớp vỏ kitin cứng chắc có chứa thêm nhiều sắc tố.
4. Cơ thể châu chấu có cấu tạo ngoài như thế nào?
a. Gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng.
b. Phần đầu của châu chấu mang 2 mắt kép và 1 đôi râu, phần ngực gồm 3 đốt mang 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
c. Bụng châu chấu mang các lỗ thở.
d. Tất cả đều đúng.
5. Hệ thần kinh của những động vật thuộc lớp sâu bọ có đặc điểm gì?	
a. Có dạng hình ống, bắt đầu từ bộ não.
b. Có dạng mạng lưới phân nhánh khắp cơ thể.
c. Có dạng chuỗi hạch, bắt đầu từ hạch não nối với các hạch thần kinh ở ngực và bụng.
6. Tại sao khi mổ động vật không xương sống, cần phải để mẫu vật nằm nằm sấp trên khay mổ?
a. Để không làm huỷ họai hệ thần kinh.
b. Vì các nội quan của chúng nằm ở mặt lưng của cơ thể.
c. Vì làm vậy dễ thành công hơn.	
II. Điền các từ và cụm từ thích hợp và chỗ () để hoàn chỉnh các nhận định sau?
	1. Những động vật thuộc lớp sâu bọ có đặc điểm về cấu tạo ngoài là: Cơ thể được bao bọc bởi lớp vỏ ..(1). Đây được coi như bộ xương ngoài của chúng, nó có tác dụng chính là .(2) khỏi những tác động xấu từ môi trường sống, lớp vỏ này được ngấm thêm một số sắc tố giúp cho màu sắc của chúng được hoà lẫn với môi trường, điều này giúp chúng ..(3). Tuy vậy lớp vỏ này cũng hạn chế khả năng lớn lên của sâu bọ, vì vậy để lớn lên được chúng phải nhiều lần thực hiện sự.............................................(4).
	2. Cá chép là động vật ..(5) sống ở môi trường nước ngọt. Cá chép di chuyển nhờ.(6) và thở bằng .(7).
	B- Tự luận(5,0 điểm):
Câu 1 : Hãy hoàn thành bài tập sau?
STT
Các vai trò thực tiễn của động vật thuộc ngành chân khớp là gì (em hãy ghi vào ô phía dưới)
Một vài ví dụ 
minh họa
............ ............ ............ ............ ............ ............ ............ ............ ............
............
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
...................................................................................................
Câu 2: Hãy trình bày cách mổ cá chép? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng hệ tuần hoàn của cá chép?
----Hết----
đáp án - Biểu điểm 
A. Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào câu đúng nhất để hoàn thành các bài tập (3 điểm) – Mỗi ý đúng: 0,5 điểm.
1 – b; 	2 – c; 	3 – c; 	4 – d;	5- c; 	6 – a. 
II. Điền các từ và cụm từ thích hợp và chỗ () để hoàn chỉnh các nhận định (2,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm):
1: Ki tin	0.25 điểm.
2: Bảo vệ cơ thể	0.25 điểm.
3: Nguỵ trang 	0,25 điểm.
4: Lột xác	0,25 điểm.
Câu 2 (1,0 điểm):
5: Động vật có xương sống	0,50 điểm.
6: Vây	0,25 điểm.
7: Mang	0,25 điểm.
B- Tự luận(5,0 điểm):
Câu 1 : Hãy hoàn thành bài tập (3,0 điểm)
Các vai trò thực tiễn của động vật thuộc ngành chân khớp là gì (em hãy ghi váo các ô phía dưới)
Một vài thí dụ minh họa
Điểm 
Lợi íh:
Cung cấp thực phẩm.
Là thức ăn của nhiều động vật khác.
Làm thuốc chữ bệnh.
Thụ phấn cho cây trồng.
Tiêu diệt sâu hại, ....
Tác hại:
Phá hại mùa màng (sx nông nghiệp)
Là động vật trung gian truyền bệnh cho người và động vật.
Gây hại cho đồ gỗ, công trình công cộng.
Tôm, cua, cáy, bọ xít,...
Châu chấu, kiến, tép,...
Ong mật, bọ cạp,...
Ong, bướm, nhện,...
Ong mắt đỏ, bọ ngựa,...
Châu chấu, rầy nâu,...
Ruồi, muỗi, rệp, ...
Mọt gỗ, sun, ...
2,0 đ
1,0 đ
Câu 2 (2,0 điểm): Hãy trình bày cách mổ cá chép? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng hệ tuần hoàn của cá chép?
Trình bày được cách mổ cá chép, chi tiết đầy đủ: 1,0 điểm.
Cắt 1 đường từ hậu môn đến gốc mang rồi vòng theo nắp mang.
Từ hậu môi cắt vòng lên trên loại bỏ hết các xương sườn của cá.
Cắt bỏ nắp mang, đẻ lộ các nội quan.
Nêu đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn cá chép:	0.5 điểm
Hệ tuần hoàn gồm có tim hai ngăn và các mạch máu (gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
Hệ tuần hoàn khép kín
Nêu chức năng của hệ tuần hoàn: 	0,5 điểm.
Vận chuyển máu đem ôxi và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, đồng thời dẫn khí cacbonic và chất thải ra ngoài.
IV. Kết quả kiểm tra:
Số điểm đạt < 5: ( %)
Số điểm đat ³ 8	 ( %)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
Tiết 36
Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của cá
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nắm được sự đa dạng của cá về số loài , lối sống, môi trường sống.
- Trình bày được đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương.
- Nêu được vai trò của cá trong đời sống con người.
- Trình bày được đặc điểm chung của cá.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, so sánh để rút ra kết luận.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh ảnh 1 số loài cá sống trong các điều kiện sống khác nhau.
- Bảng phụ (PHT) ghi nội dung bảng SGK trang 111.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài học mới
Hoạt động 1: Sự đa dạng về thành phần loàivà đa dạng về môi trường sống
Mục tiêu: 
- HS thấy được sự đa dạng của cá về số loài và môi trường sống.
- Thấy được do thích nghi với những điều kiện sống khác nhau nên cá có cấu tạo và hoạt động sống khác nhau.
a. Đa dạng về thành phần loài
- Yêu cầu HS đọc thông tin hoàn thành bài tập sau:
Dấu hiệu so sánh
Lớp 
cá sụn
Lớp 
cá xương
Nơi sống
Đặc điểm dễ phân biệt
Đại diện
- Thấy được do thích nghi với những điều kiện sống khác nhau nên cá có cấu tạo và hoạt động sống khác nhau.
* GV chốt lại đáp án đúng
* GV tiếp tục cho thảo luận:
- Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương?
- Mỗi HS tự thu nhận thông tin hoàn thành bài tập.
- Các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm lên bảng điền, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Căn cứ vào bảng, HS nêu đặc điểm cơ bản phân biệt 2 lớp là : Bộ xương.
Kết luận: 
- Số lượng loài lớn.
- Cá gồm:
	+ Lớp cá sụn: bộ xương bằng chất sụn.
	+ Lớp cá xương: bộ xương bằng chất xương.
b. Đa dạng về môi trường sống
* GV yêu cầu HS quan sát hình 34 (1-70 và hoàn thành bảng trong SGK trang 111.
* GV treo Bảng phụ (PHT), gọi HS lên bảng chữa bài.
* GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn.
- HS quan sát hình, đọc kĩ chú thích và hoàn thành bảng.
- HS điền bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đối chiếu, sửa chữa sai sót nếu có.
TT
Đặc điểm môi trường
Loài điển hình
Hình dáng thân
Đặc điểm khúc đuôi
Đặc điểm vây chân
Bơi: nhanh, bình thường, chậm, rất chậm
1
Tầng mặt thường thiếu nơi ẩn náu
Cá nhám
Thon dài
Khỏe
Bình thường
Nhanh
2
Tầng giữa và tầng đáy
Cá vền, cá chép
Tương đối ngắn
Yếu
Bình thường
Bình thường
3
Trong các hang hốc
Lươn
Rất dài
Rất yếu
Không có
Rất chậm
4
Trên mặt đáy biển
Cá bơn, cá đuối
Dẹt, mỏng
Rất yếu
To hoặc nhỏ
Chậm
* GV yêu cầu HS thảo luận:
- Điều kiện sống ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài của cá như thế nào?
- HS trả lời.
Kết luận:
- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của cá
Mục tiêu: HS nắm được các đặc điểm chung của cá. 
- Cho HS thảo luận đặc điểm của cá về:
+ Môi trường sống
+ Cơ quan di chuyển
+ Hệ hô hấp
+ Hệ tuần hoàn
+ Đặc điểm sinh sản
+ Nhiệt độ cơ thể
* GV gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung của cá.
- Cá nhân nhớ lại kiến thức bài trước, thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thông qua các câu trả lời và rút ra đặc điểm chung của cá.
Kết luận: 
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài.
+ Là động vật biến nhiệt.
Hoạt động 3: Vai trò của cá
Mục tiêu: HS nắm được vai trò của cá trong tự nhiên và đời sống.
* GV yêu cầu HS thảo luận:
- Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người?
+ Mỗi vai trò yêu cầu HS lấy VD để chứng minh
* GV lưu ý HS 1 số loài cá có thể gây ngộ độc cho người như: cá nóc, mật cá trắm
- Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì?
- HS thu thập thông tin GSK và hiểu biết của bản thân và trả lời.
- 1 HS trình bày các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
- Cung cấp thực phẩm.
- Nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Diệt bọ gậy, sâu bọ hại lúa.
4. Củng cố
?1- Nêu vai trò của cá trong đời sống con người?
?2- Đánh dấu 

File đính kèm:

  • docGiao an sinh 7 nam1011.doc