Giáo án Sinh học 7 - Tiết 5

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của trùng biến hình và trùng giày.

2. Kĩ năng: Quan sát so sánh, phân tích tổng hợp, hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Ý thức vệ sinh môi trường phòng bệnh.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung như phiếu học tậ của học sinh

2. Chuẩn bị của học sinh: - Phiếu học tập

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3	Ngày soạn:29/08/2014
Tiết: 5	Ngày dạy: 04/09/2014
Bài 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của trùng biến hình và trùng giày.
2. Kĩ năng: Quan sát so sánh, phân tích tổng hợp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Ý thức vệ sinh môi trường phòng bệnh.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung như phiếu học tậ của học sinh
2. Chuẩn bị của học sinh: - Phiếu học tập 
Bài tập
Tên động vật
Đặc điểm
Trùng biến hình
Trùng giày
1
Dinh dưỡng 
2
Sinh sản 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 7A1……………………………………………………………………………………………………………………………………………
 7A2……………………………………………………………………………………………………………………………………………
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng của trùng roi?
3/ Các hoạt động dạy và học:
a. Mở bài: Trùng biến hình có cấu tạo và lối sống đơn giản nhất trong động vật nguyên sinh nói riêng, giới động vật nói chung. Trùng giày là ĐVNS có cấu tạo phức tạp nhất.
b. Phát triển bài:
Hoạt động1: TÌM HIỂU TRÙNG BIẾN HÌNH 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK quan sát hình
+ Trùng biến hình có cấu tạo như thế nào?
+ Hình thức di chuyển của trùng biến hình?
+Trình bày quá trình bắt mồi và tiêu hóa mồi của trùng biến hình.
+ Hình thức sinh sản của trùng biến hình?
- GV nhận xét, chốt lại đáp án
-HS tự đọc các thông tin và quan sát H 5.1, 5.2, 5.3 SGk/T 20, 21 ghi nhớ kiến thức.
+ Cơ thể đơn bào gồm nhân, chất nguyên sinh, chân giả, không bào tiêu hóa, không bào co bóp
+ Nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả.
+ HS nêu các bước như H 5.2
+ Theo hình thức phân đôi
Tiểu kết: - Cấu tạo: Cơ thể đơn bào gồm nhân, chất nguyên sinh, chân giả, không bào tiêu hóa, không bào co bóp
 - Di chuyển: Nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả.
 - Dinh dưỡng: Tiêu hóa nội bào (dị dưỡng)
 - Sinh sản: Theo hình thức phân đôi
Hoạt động2: TÌM HIỂU TRÙNG GIÀY 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK.
+ Hình thức dinh dưỡng, sinh sản của trùng giày
- Phát phiếu học tập. Yêu cầu HS trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập. Quan sát họat động của các nhóm để hướng dẫn đặc biệt là nhóm học yếu.
-GV treo bảng phụ lên bảng để học sinh chữa bài. Yêu cầu các nhóm lên ghi câu trả lời vào phiếu trên bảng.
-HS đọc các thông tin, ghi nhớ kiến thức.
+ HS trả lời
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
-Đại diện nhóm lên ghi câu trả lới nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung.
Phiếu kiến thức chuẩn: 
Bài tập 
 Tên ĐV
Đặc điểm
Trùng biến hình
Trùng giày
1
- Dinh dưỡng 
-Tiêu hóa nội bào.
-Bài tiết: Chất thừa dồn đến không bào co bóp thải ra ngoài ở mọi nơi 
Thức ăn miệng hầu không bào tiêu hoá biến đổi nhờ enzim	
2
- Sinh sản 
Vô tính bằng cách phân đôi 
-Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
-Hữu tính bằng cách tiếp hợp.
-Gv lưu ý giải thích một số vấn đề cho HS:
+ Không bào tiêu hoá ở động vật nguyên sinh hình thành khi lấy thức ăn vào cơ thể 
+ Sinh sản hữu tính ở trùng giày là hình thức tăng sức sống cho cơ thể và rất ít khi sinh sản hữu tính.
- HS lắng nghe
Tiểu kết: Dinh dưỡng: nhờ không bào tiêu hóa, có enzim
 Sinh sản: phân đôi và tiếp hợp
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: - HS đọc kết luận SGK, trả lời câu hỏi SGKT22 (trừ câu 3)
2. Dặn dò: -Học bài trả lời câu hỏi. Đọc mục ‘’em có biết ‘’
 -Kẻ phiếu học tập vào vỏ bài tập. Đọc trước bài trùng sốt rét và trùng kiết lị
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Câu 1: Động vật nguyên sinh nào di chuyển bằng chân giả?
Trùng roi xanh
Trùng biến hình
Trùng đế giày
Câu 2: Hình thức dinh dưỡng của trùng đế giày?
a. Tự dưỡng	b. Dị dưỡng
c. Tự dưỡng và dị dưỡng	d. Cộng sinh 

File đính kèm:

  • docSH7 tiet 5 tuan 3 2014 2015.doc