Giáo án Ngữ văn Khối 9 - Tuần 10

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1/ Kiến thức:Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

 Nắm được đắc sắc nghệ thuật của bài thơ : Chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

2/ Kĩ năng:Cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật , các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.

3/ Giáo dục tư tưởng: Hiểu và tự hào về thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian lao vất vả nhưng hết sức ời. Từ đó có của chính mình trong hiện tại và tương lai. Các em phải biết tự vượt lên hoàn cảnh để sống lạc quan với ý chí vươn lên.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi phần tổng kết và bài thơ. Năng có bài hát vè bài thơ

2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà. Sưu tầm một số những mẩu chuyện hoặc bài thơ nói về thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến trường kì.

C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.

2/ Kiểm tra:Đọc thuộc lòng 8 câu cuối “ LVT gặp nạn” phân tích cuộc sống của ông chài.

3/ Bài mới: Những năm tháng chiến đấu chống quân thù của toàn dân tộc có thể nói là những ngày khó khăn nhất nhưng cũng oanh liệt nhất và cũng đầy ắp bao kỉ niệm nhất. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu một tác phẩm để phần nào hiểu được chân dung,phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp qua cảm xúc chân thành của chính người trong cuộc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Khối 9 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a người lính trẻ. Hoàn toàn không phải họ vô tâm với gia đình, vợ con, quê hương mà ngược lại. Tình cảm lớn đã chiến thắng tình cảm nhỏ.
G : Là đồng chí nghĩa là chung lưng đấu cật trong cuộc kháng chiến gian lao. Cảm nghĩ này được nhà thơ thể hiện qua câu thơ nào ở đoạn này? Cảm nghĩ của em về hình ảnh thơ đó?
H : Anh với tôi.bàn tay.
-Những câu thơ đối xứng nhau một cách có dụng ý.Là sự chia sẻ kỉ niệm chiến trường. Nụ cười sáng lên trong gió rét. Trong sương muối hay đêm trăng, trong cái lạnh tê tái . Cái nắm tay thay lời nói im lặng mà gợi ra được nhiều điều: Lời động viên, lời hứa, truyền hơi ấm tình cảm
** Trong Giá từng thước đất, Chính Hữu đã viết: Đồng đội ta là hớp nước uống chung, bát cơn xé nửa, là chia nhau một mảnh tin nhà, chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết
VI/ 3.
G : Đọc 3 câu cuối.
-Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong phiên gác ở 3 câu cuối?
H : Hình ảnh người lính, khẩu súng, trăng treo trong cảnh đêm rừng lạnh giá đầy sương muối trong đêm phục kích đơi giặc.Sức mạnh của tình đồng chí đx khiến họ đứng vững bên nhau, tự tin, vượt lên cái khắc nghiệt của thời tiết, gian khổ, thiếu thốn.Hình ảnh thơ bay bổng lãng mạn, là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ, là vẻ đẹp của cuộc đời anh bộ đội.
V/
G : Cho học sinh đánh giá tổng quát về nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ?
H : Tự bộc lộ sau đó đọc ghi nhớ sgk.
VI/
G : Yêu cầu hs hát bài hát hoặc GV mở băng cho hs nghe bài hát. Kể hoặc đọc thơ có chủ đề trên.
G : Cho hs thảo luận câu 2 và báo cáo, nhận xét.
-tổng kết và treo bảng phụ
A/ TÌM HIỂU CHUNG.
1.Tác giả: sgk.
2.Tác phẩm:
-Trích: đầu súng trăng treo.
-Bài thơ ra đời vào đầu năm 1948 khi ông cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc.
B/ ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN.
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích.
II/ Thể loại: Thơ tự do ( tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm)
II/ Bố cục: 3 đoạn.
IV/ Phân tích.
1.Cơ sở của tình đồng chí.
-Họ đều là những người nông dân trên các miền quê nghèo khó.
-> cùng giai cấp đồng khổ.
-Tình đồng chí là một tình cảm gắn bó từ xa lạ mà trở thành quen và thân thiết trong nhiệm vụ chiến đấu chung: súng bên súng..
-Là sự sẻ chia vui buồn trong sinh hoạt thiếu thốn, gian khổ của buổi đầu kháng chiến: đêm réttri kỉ.
-Họ gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả và trở thành đồng chí của nhau.
=>Tình đồng chí sâu lắng, thiêng liêng.
2.Những biểu hiện của tình đồng chí .
-Sẻ chia những tâm tư tình cảm: Ruộng nươngra lính.
->Nỗi nhớ quê hương tha thiết.
-Sẻ chia thiếu thốn gian khổ của cuộc đời người lính.
+Sốt run người
+Aùo anh rách vai/ quần tôi/ buốt giáchân không giày.
-Động viên, sưởi ấm cho nhau bằng tình đồng đội: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
3.Hình tượng người lính trong đêm phục kích.
-Đứng cạnh bên nhau chờ giặc.
 Đầu súng trăng treo.
->Hình ảnh thơ đẹp, gợi nhiều liên tưởng. Hiện thực và lãng mạn. 
Họ sát cánh đương đầu với kẻ thù.truyền cho nhau hơi ấm nơi chiến trường. Một biểu tượng cao đẹp của tình đồng đội.
V/ Tổng kết.
1.Hình ảnh thơ chân thực, giản dị, cô đọng vừa gợi tả, gợi cảm. Lời thưo mộc mạc gần với lời nói thường ngày.
2.Vẻ đẹp của tình đồng đội trong buổi đầu kháng chiến.
*Ghi nhớ : sgk
VI/ Luyện tập.
-Học sinh thể hiện bài hát hoặc nghe băng.
-Hình ảnh người lính cách mạng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ( bảng phụ)
Câu 2: Bảng phụ phần luyện tập.)
	Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân nghèo.
	Vì nghĩa lớn sẵn sàng bỏ lại tất cả ruộng nương , làng quê, gia đình, ra đi đánh giặc, những vẫn không nguôi nhớ làng, nhớ gia đình, giếng nước gốc đa
	Vượt qua những gian khổ thiếu thốn bệnh tật vẫn lạc quan yêu đời.
	Đẹp nhất là tình đồng đội, đồng chí sâu nặng, thắm thiết.
	Kết tinh biểu tượng là hình ảnh đầu súng trăng treo.
* Dặn dò:
	Học ghi nhớ sgk và học thuộc lòng bài thơ. Phân tích hình ảnh thơ mà em tâm đắc nhất.
	Soạn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
*******************************************
Ngày dạy:03/11/05
Ngày soạn:08/11/05
Tiết 47: BÀI THƠ VỀ TIỀU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 ( Phạm Tiến Duật)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/ Kiến thức:Giúp hs cảm nhận được những nét độc đáo cảu những hình tượng chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang , dũng cảm sôi nổi trong bài thơ.
	Thấy được những nét riêng trong giọng điệu của bài thơ.
2/ Kĩ năng:Phân tích hình ảnh ngôn ngữ thơ.
3/ Giáo dục tư tưởng:Lòng tự hào về thế hệ cha anh trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đó có ý thức về trách nhiệm góp sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1/ Giáo viên : Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ ghi bài thơ và phần tổng kết.
2/ Học sinh: Soạn bài chu đáo ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra:Nêu cảm nhận của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài “ Đồng chí” của Chính Hữu? 
3/ Bài mới:Cuối những năm 60, đầu năm 70, ở VN xuất hiện một lớp nhà thơ trẻ tài năng như Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, , Phan Thị Thanh Nhàn, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa ĐiềmPhạm Tiến Duật nổi lên như một nhà thơ chiến sĩ của những chàng lái xe dũng cảm và vui tính, những cô thanh niên xung phong xinh xắn trên mọi nẻo đường Trường Sơn đầy bom đạn. Bài thơ về tiểu đội xe không kính góp một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ vào đề tài thế hệ trẻ VN chống Mĩ cứu nước.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
A/
G : Giới thiệu vài nét về tác giả?
H : Thuyết minh ngắn gọn: Tác giả quê ở Phú Thọ. Oâng vừa là nhà vừa là người lính. Sáng tác về đề tài người lính, cô thanh niên xung phong Trường Sơn giọng điệu sôi nổi trẻ trung, hồn nhiên tinh nghịch mà sâu sắc.
G : Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
B/ I.II.
G : Đây là một bài thơ viết theo thể tự do, câu thơ dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, đọc với giọng vui tươi, hóm hỉnh phù hợp với sự vui tươi trẻ trung của người lính.
H : Thể hiện bài thơ và chú ý từ khó: tiểu đội và chông chênh..
** Bài thơ là cảm xúc của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe TS thời đánh Mĩ nên không cần chia đoạn.
III/1.
G : Hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả và giải thích như thế nào qua lời thơ mở đầu?
H : Xe vốn không có kính, bị bom trên đường vỡ kính hoá ra không kính( không có kínhđi rồi)
G : Vì sao hình ảnh hiện thực đi vào bài thơ lại độc đáo như vậy? Ý nghĩa của hình ảnh đó?
H : Gợi hiện thực của chiến tranh ác liệt.
G : Nhận xét về cách nói và lời thơ của câu thơ? Ý nghĩa?
H :Nói bằng giọng vui đùa, hồn nhiên, biểu hiện thái độ bình thản, bất chấp, chấp nhận gian khó. 
2/
G : Qua khổ 1.2 cảm nhận được tư thế của người lính như thế nào?
H : Ung dungnhư sa như ùa vào buồng lái.
G : Trong tưởng tượng của em, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng là cách nhìn nư thế nào của người lính lái xe không kính trên tuyến lửa?
H : Tầm nhìn mở rộng, bao quát được nhiều không gian, có thể là những trở ngại trên đường như hố bom, máy bay địch bắn phá: nhìn đất, nhìn trờiCách nhìn tập trung , chú ýù : nhìn thẳng.
G : Khi người lính lái xe không kính thấy sao trời và đột ngột cánh chimlà anh đã có được cảm giác gì? 
H : Cảm giác như được bay lên bầu trời, cảm giác sảng khoái được hoà hợp với vũ trụ.Được giao cảm với thế giới bên ngoài. Được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp khác thường của thiên nhiên.
G : Tinh thần của người chiến sĩ lái xe bất chấp khó khăn nguy hiểm được thể hiện trong bài thơ như thế nào?
H : Bụi phun tóc trắng như người già ; mưa tuônThời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lái xe. Từ “ừ” như giọng điệu đùa tếu , nghịch ngợm. Vậy mà chưa cần châm lửa , hút thuốc phì phèo, rồi nụ cười ha ha mạnh mẽ, bất cần. Lái xe ngàymưathì buồng lái như ngoài trời.Mặc kệ, lái trăm cây số nữa thì sẽ khô ngay thôi. Ngôn ngữ đời thường đi vào thơ mang giọng điệu mới mẻ, trẻ trung, tinh nghịch.
G : Tinh thần của họ tỏ thái độ gì?
H : Hồn nhiên, đậm chất lính, thái độ lạc quan, sôi nổi, vui nhộn., lạc quan. Những người lái xe vui trong tình đồng chí Cái bắt tay qua cửa kính vỡ suốt dọc đường đi tới : đường ra trận mùa này đẹp lắm. Bếp HC không khói giữa trời, chiếc võng đu đưa chông chếnh trên thùng xe. Tất cả chỉ là tạm thời còn mục đích chính là lại đi, đi trên đường. Sinh hoạt khẩn trương nhưng không hề tạm bợ , họ có những phút nghỉ ngơi , sum họp gia đình, đồng đội của họ hàng lính lái xe.
G : Điều gì tạo nên sức mạnh để họ coi thường gian khổ , bất chấp nguy nan như vậy?
H : Tinh thần quyết chiến vì Miền Nam
** .Không có gian khổ nào, kẻ thù nào ngăn cản bước ta đi, đơn giản vì trong xe có một trái im người lái xe anh hùng, ý chí và quyết tâm giải phóng MN.Hình ảnh hết sức mới lạ mà bất ngờ.
IV/
G : Nhận xét gì về ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ này? Tác du

File đính kèm:

  • doctuan 10.doc
Giáo án liên quan