Giáo án Ngữ văn 9 - Làng - Kim Lân -

 A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

 I. Tác giả

 Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

 II. Tác phẩm.

 1. Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1948 trong thời kì đầu cuộc k/c chống Pháp.

 2. Tóm tắt: Ông Hai là một nông dân yêu làng. Vì hoàn cảnh ông phải cùng gia đình đi tản cư nhưng lúc nào cũng nhớ về làng Chợ Dầu. Ông có đặc điểm nổi bật là có tính hay khoe. Đi đâu ông cũng khoe về làng mình. Trước CM, ông khoe cả cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông. Nhưng khi CM về, ông không hề nhắc đến cái cái sinh phần kia nữa. Trái lại ông còn thù nó nữa vì nó đã từng làm khổ ông và bao nhiêu người. Gìơ đây ông chỉ khoe làng Chợ Dầu hăng say tập luyện chiến đấu. Bất ngờ xảy ra; ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Sau khi nghe tin, ông đau đớn đến tột độ, suốt mấy ngày liền, không dám đi đâu. Trước đây ông muốn về làng, bây giờ ông lại sợ. Yêu làng là thế, nay ông thấy thù cái làng Chợ Dầu đã theo Tây. Đau đớn, ông không biết trò chuyện cùng ai, chỉ biết trò chuyện cùng thằng con trai. Nhưng rồi cái tin thất thiệt kia được cải chính. Nỗi đau biến mất. Ông Hai lại khoe làng. Ông lật đật đi nơi này, nơi khác, vừa khoe làng vừa múa tay lên với một niềm vui quá lớn. Ông khoe làng mình, nhà mình bị đốt.Điều đó cho thấy tình yêu làng, yêu nước mãnh liệt cảu ông Hai.

 3. Nội dung: Đoạn trích diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê gắn liền với tình yêu kháng chiến, tình yêu đất nước của ông Hai- một người nông dân dời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

 4. Ph­¬ng thøc trÇn thuËt: Ng«i thø ba.

 5. Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. Truyện được trần thuật ở ngôi thứ ba nhưng chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai

 6. Chủ đề: Lòng yêu nước của người nông dân.

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 5045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Làng - Kim Lân -, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc kháng chiến của dân tộc.
 + Tối tối, ông thường đến gian nhà bác Thứ để nói chuyện về cái làng của mình. Ông kể về làng " bằng một giọng say sưa ", " vén quần lên tận bẹn " mà kể, kể mà không cần biết có ai nghe không hay " ông chỉ kể cho sướng cái miệng..."
 + Ông kể về những ngày ở nhà tham gia cùng anh em đào hào, đắp ụ...  " cũng đào cũng đắp, cũng hát hỏng bông phèng"
 - Ông đi nghe báo, ông đi nghe nói chuyện, ông bàn tán về những sự kiện nổi bật của cuộc kháng chiến
 b. Là một người yêu làng yêu nước. Ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ.
 - Ông hay khoe về làng với vẻ náo nức say mê
 + Trước CM ông khoe làng có cái sinh phần của viên tổng đốc một cách rất hả hê.
 + Sau CM, người ta không còn thấy ông khoe về cái sinh phần ấy nữa mà quay ra ghét nó, vì vì nó mà ông và bao anh em khác phải khổ, mà bây giờ ông phải đi tập tễnh... 
"  Xây cái lăng ấy cả làng phải phục dịch...".(có sự thay đổi trong nhận thức)
 + Bây giờ ông khoe làng ông có tinh thần kháng chiến, tinh thần khởi nghĩa, ông khoe ông gia nhập phong trào từ hồi còn trong bóng tối, rồi những buổi tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào của làng...
 + Cũng vì yêu làng mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư. Đến khi phải đi, ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội.
 - Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, nhớ những ngày cùng làm việc với anh em " Ồ sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra...Trong lòng ông lão thấy náo nức hẳn lên..."Lúc này, niềm vui của ông là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng Chợ Dầu của ông đánh Tây.
 c. Ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
 - Ông nghe được cái tin ấy từ miệng những người đàn bà tản cư(chú ý thái độ của những người này khi nói về chuyện làng ông theo giặc...)
 + Ông đang vui " ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá ". Ông nhận được cái tin ấy như sét đánh ngang tai, cái tin đã làm ông điếng cả người : " Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ...giọng lạc hẳn đi" ; " Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi" và nghĩ đến sự dè bỉu của bà chủ nhà. Ông như vừa bị mất một cái gì quí giá, thiêng liêng lắm.(Chú ý những câu văn miêu tả tâm trạng của ông thật xúc động : " Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ giàn ra...chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư... ? " Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông đến khổ sở  " Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng làm Việt gian...")
 + Suốt mấy ngày liền ông không ra khỏi nhà vì xấu hổ
 - Ông rơi vào trạng thái bế tắc khi bà chủ nhà có ý đuổi đi chỉ vì họ là người của làng theo Tây. Gia đình ông ở vào tình thế căng thẳng. Ông Hai phải đối mặt với tình thế khó khăn nhất.
 - Tình thế khó khăn buộc ông phải lựa chọn. " Hay là quay về làng" từ chỗ yêu làng tha thiết, lúc này ông đâm ra thù cái làng mình : " Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng lúc này là bỏ k/c, bỏ cụ Hồ..." và cuối cùng ông quyết định " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù..." một lựa chọn dứt khoát càng làm rõ tình yêu làng yêu nước trong ông Hai.
 - Quá đau khổ không biết trò chuyện cùng ai, cuộc trò chuyện với thằng con út đã giải quyết tạm thời tình thế của ông lúc đó....Những lời đáp của đứa con cũng là tâm huyết, gan ruột của ông, một người lấy danh dự của làng quê làm danh dự của chính mình, một người son sắt một lòng với k/c, với cụ Hồ. Những lời thốt ra từ miệng con trẻ như minh oan cho ông, chân thành và thiêng liêng.
 d. Ông Hai khi nghe tin cải chính :
 - Ông là người sung sướng nhất, ông tươi vui rạng rỡ hẳn lên, ông đi mua quà cho con, mồm bỏm bẻm nhai trầu, ông lại đi khoe làng. Ông khoe nhà ông bị giặc đốt với một thái độ mừng rỡ vì đó là bằng chứng làng ông không theo Tây. " chúng nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn" "  toàn sai sự mục đích cả"...
 Đoạn cuối truyện đã làm cho chân dung nhân vật ông Hai trở nên sống động, đẹp đẽ hơn, tình yêu làng, yêu nước của ông thêm sâu sắc hơn.
 3. Nghệ thuật : Khắc họa tâm lí nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại...làm nổi bật tâm trạng ông Hai.
B. LUYỆN TẬP
 Câu 1: Hãy tóm tắt truyện ngắn "Làng" bằng một đoạn văn khoảng 15 câu.
Gợi ý:
 Đoạn tóm tắt truyện gồm các ý sau:
- Ông Hai là người một người nông dân yêu tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình.
- Do yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. Xa làng ông nhớ làng da diết.
- Trong những ngày xa quê , ông luôn nhớ đến làng Chợ Dầu và muốn trở về.
- Một hôm, ông nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông Hai vừa căm uất vừa tủi hổ , chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ. 
- Khi cùng đường, ông Hai nhất định không quay về làng vì theo ông “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.” 
- Sau đó, ông được nghe tin cải chính về làng mình rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp. ông hồ hởi khoe với mọi người tin này dù nhà ông bị Tây đốt cháy.
 Câu 2: Hãy giới thiệu những nét chính về nhà văn Kim Lân.
Gợi ý:
 Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê Bắc Ninh. ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Năm 2001. ¤ng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
 Câu 3. Viết đoạn văn(10-12 câu) phân tích ý nghĩa của tình huống truyện trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
 (1)Trong tác phẩm, KL đã xây dựng được một tình huống truyện giàu kịch tính:(2) Hiểu lầm rồi vỡ lẽ về việc làng Chợ Dầu của mình theo giặc.(3) Đây là tình huống thường được các nhà văn sự dụng và trong tác phẩm này nó đã khiến nhân vật bộc lộ sâu sắc tính cách của mình.(4) Việc rời làng đi tản cư là sự việc có ý nghĩa tạo khung cho câu chuyện.(5) Nhưng đó cũng chưa phải là tình huống chính.(6) Mà đến khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian thì tình huống mới thực sự bắt đầu.(7) Ông Hai vốn là người yêu làng tha thiết, ông rất tự hào về cái làng thân yêu của mình.(8) Và đặc biệt đi đâu ông cũng khoe về sự giàu đẹp, khoe về tinh thần chiến đấu anh hùng của làng.(9) Ấy vậy mà bây giờ lại có tin đồn làng Dầu của ông theo giặc!(9) Cái tin ấy là một tin chết người, nó chẳng những làm mất hết niềm tin, sụp đổ niềm tự hào về làng của ông mà còn khiến ông tủi hổ vì đã khoe những điều hay về làng.(10) Tình huống truyện kết thúc khi ông Hai biết được sự thật làng ông không theo giặc.(11) Qua tình huống này, hình ảnh một lão nông dân tha thiết yêu làng quê của mình, một lòng một dạ đi theo kháng chiến hiện ra sắc nét, với chiều sâu tâm lí, ngôn ngữ mang đậm màu sắc cá nhân.(12)Có thể nói, Kim Lân đã thực sự thành công khi để lại dấu ấn của mình bằng một tác phẩm có tình huống truyện đặc sắc như vậy.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn thuật lại tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
Gợi ý:
 * Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau :
 - Ông Hai là người tha thiết yêu làng quê, luôn tự hào về làng quê của mình 
 - Chính ông Hai là người nghe được tin làng ông theo giặc.
 - Ông Hai bàng hoàng, sững sờ: “Cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da măt tê rân rân...” Một lúc lâu sau ông mới cố trấn tĩnh lại, ông vẫn còn chưa tin. Nhưng khi nghe những người tản cư khẳng định chắc chắn ông đành không thể không tin 
 - Ông thấy xấu hổ “đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng” ; “cúi gằm mặt xuống mà đi”
 - Về đến nhà, ông “nằm vật ra giường”, “nhìn lũ con, tủi thân nước mắt ông cứ tràn ra”.
 - Không khí nặng nề bao trùm lên gia đình ông Hai. Ông gắt gỏng cả với vợ, ông “ trằn trọc không sao ngủ được”
 - Ông Hai không dám ra khỏi nhà : “Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy” 
 - Cái tin làng theo Tây ám ảnh ông nặng nề đến mức trở thành nỗi sợ hãi thường xuyên, động cái gì cũng làm ông đau đớn, xấu hổ.
Câu 5. Nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” của Kim Lân. 
 Dàn bài: 
1 . Mở bài: ( Nêu những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và những nét khái quát về nhân vật ông Hai .)
 - Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu về đời sống nông dân nông thôn. 
 - Truyện ngắn “Làng” được in lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948
 - Nhân vật chính là ông Hai, một nông dân phải dời làng đi tản cư nhưng có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến cao, trung kiên với Cách Mạng.
2. Thân bài 
 a. Ông Hai có tình yêu làng sâu sắc đặc biệt với làng Chợ Dầu, nơi chôn rau cắt rốn của ông.
 - Kháng chiến chống Pháp nổ ra:
 + Ông Hai muốn ở lại làng để chống giặc nhưng vì hoàn cảnh gia đình phải tản cư, ông luôn day dứt nhớ làng.
 + Tự hào về làng, ông tự hào về phong trào cách mạng, tinh thần kháng chiến sôi nổi của làng.
 b. Tình yêu làng của ông Hai hòa nhập thống nhất với lòng yêu nước, yêu kháng chiến, cách mạng.
 - Nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Pháp ông đau đớn nhục nhã, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
 - Nghe tin cải chính làng không theo giặc, ông Hai vui sướng tự hào nên dù nhà ông bị giặc đốt ông không buồn, không tiếc, xem đó là bằng chứng về lòng trung thành của ông đối với cách mạng.
 c. Nghệ thuật: 
 - Kim Lân thành công trong cách xây dựng cốt truyện tâm lí, đặt nhân vật trong tình huống gay gắt, đấu tranh nội tâm căng thẳng để bộc lộ tâm trạng tính cách nhân vật.
 - Miêu tả nổi bật tâm trạng tính cách nhân vật qua đối thoại, độc thoại, đấu tranh nội tâm, ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ, suy nghĩ hành động.
C©u 6. Hãy giới thiệu những nét chính về nhà văn Kim Lân.
Gợi ý:
 Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê Bắc Ninh. ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. năm 2001. ¤ng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
C©u 7. Viết đoạn văn ngắn phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.
* Gợi ý:
 - B

File đính kèm:

  • docON TAP LANG KL(1).doc
Giáo án liên quan