Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 144

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Nắm vững hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

 - Rèn kĩ năng nói.

 - Có ý thức rèn luyện kĩ năng nói trước đông người.

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ bài thơ trước tập thể.

b. Kĩ năng

 - Lập dàn ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 - Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.

II. CHUẨN BỊ

GV:không

HS: đọc và trả lời câu hỏi sgk

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 144, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:29/ 3/2014 
Ngày giảng: 02/ 3/2014
Tiết 144
luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Nắm vững hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
	- Rèn kĩ năng nói.
	- Có ý thức rèn luyện kĩ năng nói trước đông người.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ bài thơ trước tập thể.
b. Kĩ năng
	- Lập dàn ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
II. CHUẨN BỊ
GV:không
HS: đọc và trả lời câu hỏi sgk	
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
 Thụng bỏo, phõn tớch ngụn ngữ, nờu vấn đề ( Động nóo, đặt cõu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhúm, giao nhiệm vụ)
IV. CÁC BƯỚC LấN LỚP
1. ổn định tổ chức ( 1’): Lớp 9a:…/ 33; lớp 9b:…/ 31
2. Kiểm tra đầu giờ (không kiểm tra giành cho giờ luyện nói)
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung 
Hoạt động 1: Khởi động.
GV: Nói là kĩ năng rất quan trọng của cuộc sống, nói là mục tiêu của môn ngữ văn vì văn chủ yếu là nói, nói cung cấp cho con người vốn từ, hình thành tình cảm, kĩ năng điều chỉnh trong giao tiếp. Vì vậy cần nói đúng, chuẩn ngữ âm, ngữ điệu, đúng nội dung (nói đúng và cao hơn là nói hay).Tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng nhau luyện nói để có kĩ năng nói tốt hơn trước đông người.
Hoạt động 2: HD HS ôn kiến thức
* Mục tiêu: 
 Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ bài thơ trước tập thể: Nắm lại được những kiến thức của bài nghị luận.
* Cách tiến hành:
H. Những yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Hoạt động 3. HD luyện nói
* Mục tiêu
- Xác định được yêu cầu của đề.
- Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cụ thể.
- Dựa vào dàn ý đã lập, lựa chọn và sử dụng phương pháp lập luận phù hợp để nghị luận.
- Biết nghe, nhận xét được phần trình bày của bạn cả về nội dung và hình thức.
* Cách tiến hành
- GV cho học sinh chuẩn bị 5’
-HS trình bày giáo viên khái quát.
H. Xác định kiểu bài, nội dung và hình thức?
H. Xác định ý trong đề bài này ?
H. Phần mở bài cần có nhiệm vụ gì ?
H. Phần thân bài cần xác lập các luận điểm nào ?
H. Phần kết bài cần trình bày những nội dung nào?
- Gọi học sinh trình bày lần lượt từng phần, từng ý.
- Một HS trình bày toàn bài.
- GV cho học sinh nhận xét phần trình bày của bạn về cả nội dung và cách thức trình bày.
- GV nhận xét, góp ý để làm tốt hơn ở các tiết sau.
1'
10’
31’
I. Củng cố kiến thức
1. Những yêu cầu đối với một bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
+ Nội dung: cần phải nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của bản thân người viết. Những nhận xét, đánh giá phải gắn với phân tích bình giá ngôn từ, hình ảnh… của đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng, luận điểm, luận cứ rõ ràng.
2. Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
II. Chuẩn bị 
1.Đề:
 Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ bếp lửa của Bằng Việt.
2. Tìm hiểu đề và tìm ý 
 * Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: NL về một bài thơ.
- Nội dung: Tình cảm bà cháu.
- Hình thức : Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
 * Tìm ý:
- Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc.
- Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
 3. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài:
- Hình ảnh bếp lửa ở làng quê VN.
- Kỉ niệm về thời thơ ấu thường là rất xa, nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng, nguyên sơ, do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn.
- Những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương.
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin.
- Hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng của quê hương đất nước. Trong đó người bà vừa là ngời nhen lửa vừa là người giữ lửa.
- Cuối cùng, nhà thơ rút ra một bài học đạo lí về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ với hiện tại.
c. Kết bài:
 Khẳng định tình cảm bà cháu thiêng liêng…
III. luyện nói
4. Củng cố( 1’)
GV hệ thống lại toàn bài và nhắc học sinh cần nắm chắc những yêu cầu khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà học bài và tập trình bày bài văn này trước người thân
- Chuẩn bị bài: biên bản

File đính kèm:

  • docT.144.doc
Giáo án liên quan