Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 112

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn.

- Có ý thức vận dụng các kiến thức kĩ năng sử dụng một số phép liên kết vào trong quá trình xây dựng văn bản.

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.

 - Một số lỗi có thể gặp trong văn bản.

b. Kĩ năng

 - Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.

 - Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.

III. CHUẨN BỊ

GV: Bảng phụ

HS: đọc và trả lời câu hỏi sgk

IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

 Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động nóo, đặt câu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhúm, giao nhiệm vụ)

V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1.Tổ chức ( 1)

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 112, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 02/ 2014
Ngày giảng: 15/ 02/ 2014
Bài 21- Tiết 113
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
(luyện tập)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Có ý thức vận dụng các kiến thức kĩ năng sử dụng một số phép liên kết vào trong quá trình xây dựng văn bản.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
	- Một số lỗi có thể gặp trong văn bản.
b. Kĩ năng
	- Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.
	- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
III. chuẩn bị
GV: Bảng phụ	
HS: đọc và trả lời câu hỏi sgk
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
	Thụng bỏo, phõn tớch ngụn ngữ, nờu vấn đề ( Động nóo, đặt cõu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhúm, giao nhiệm vụ)
V. CÁC BƯỚC LấN LỚP
1.Tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 3’)
H. Thế nào là liên kết câu, liên kết đoạn văn?
Trả lời
- Đoạn văn và câu văn trong văn bản phải được liên kết với nhau cả về nội dung và hình thức.
- Nội dung: Các đoạn văn phải tập trung làm nổi bật chủ đề của văn bản và các câu văn phải làm nổi bật chủ đề của đoạn văn. Các đoạn văn và các câu văn phải được liên kết với nhau theo một trình tự hợp lí
- Hình thức: Liên kết đoạn văn và liên kết câu văn với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế và phép nối.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
 GV nêu mục tiêu tiết học thông qua phần trả lời bài của học sinh
Hoạt động 2: HD luỵện tập.
Mục tiêu:
- Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Chỉ ra một số phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong một số trường hợp cụ thể.
- Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong một đoạn văn và nêu cách sửa.
- Chỉ ra các lỗi về liên kết hình thức trong một đoạn văn và nêu cách sửa.
Cách tiến hành:
GV: Treo bảng phụ (bài tập 1-sgk)
HS Đọc và nêu y/c bài tập.
 - Hoạt động nhóm 8 / (3'), (mỗi nhóm 1 câu)
 - Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét, 
=>GV nhận xét, bổ sung.
HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2. 
H. Tìm các cặp từ trái nghĩa, phân biệt đặc điểm cuả thời gian vật lí với đặc điểm của thời gian tâm lí, giúp cho 2 câu liên kết chặt chẽ với nhau ?
- HS trả lời
- GV nhận xét, chữa
HS đọc và nêu y/c bài tập 3
H. Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết ND trong đoạn trích? Nêu cách sửa lỗi?
- HS trả lời
- GV: Nhận xét, chữa
- HS nêu yêu cầu bài tập 4
H. Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích?
- HS trả lời
- GV chốt
1’
38'
Bài tập 1 (sgk-T49, 50)
 Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn.
a. 
- Liên kết câu: Lặp từ vựng (trường học)
 - Liên kết đoạn: Thế bằng tổ hợp, đại từ: "như thế" thay thế cho câu "về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của bọn thực dân và phong kiến"
b. 
- Liên kết câu: Lặp từ vựng (văn nghệ 
- Liên kết đoạn văn: Lặp từ vựng (sự sống, văn nghệ)
c. 
- Liên kết câu: Lặp từ vựng ( thời gian, con người)
d. 
- Liên kết câu: Dùng từ trái nghĩa (phép đối): yếu đuối - mạnh, hiền lành - ác.
Bài tập 2 (sgk-T50)
Tìm các cặp từ trái nghĩa, phân biệt đặc điểm thời gian vật lí và thời gian tâm lí:
- Thời gian vật lí – thời gian tâm lí
- Vô hình – hữu hình
- Giá lạnh – nóng bỏng
- Thẳng tắp – hình tròn
- Đều đặn – lúc nhanh lúc chậm
 Bài tập 3 (sgk-t50)
 Tìm lỗi và nêu cách sửa các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích:
a. 
- Lỗi: ý nghĩa các câu tản mạn (mỗi câu nói đến 1 đối tư`ợng khác nhau), không tập trung làm rõ chủ đề của cả đoạn văn.
- Sửa : Cắm đi 1 mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 “của anh” ở phía bãi bồi bên 1 dòng sông. “Anh nhớ hồi đầu mùa lạc” hai bố con “anh” cùng viết đơn xin ra mặt trận. “Bây giờ” mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
b. 
- Lỗi: Trình tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí: Chồng chết sao lại còn hầu hạ chồng.
- Sửa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào đầu câu 2 nói rõ ý hồi tưởng để tạo ra sự liên kết với câu 1, 
VD: “Suốt 2 năm chồng ốm nặng, chị làm quần quật…”
Bài tập 4 (sgk-51)
 Tìm và nêu cách sửa lỗi 
a. - Lỗi: C2 và C3 dùng từ chưa thống nhất "nó ", “chúng"
- Sửa lỗi: nên dùng thống nhất 1 trong 2 từ: “nó” hoặc “chúng ”(từ chúng là phù hợp nhất)
b. - Lỗi: 2 từ "văn phòng" và "hội trường" không thể đồng nghĩa với nhau trong trường hợp này. 
- Sửa lỗi: thay từ "hội trường" ở câu 2 bằng từ "văn phòng".
4. Củng cố (2')
 H. Qua tiết luyện tập, em nhận xét gì về vai trò của liên kết câu, liên kết đoạn văn?
- HS trả lời, GV hệ thống lại nội dung bài học
5. HD học tập( 1’)
- Về ôn tập lại nội dung bài học: liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Chuẩn bị bài: HDĐT: Con cò( đọc và trả lời các câu hỏi sgk)

File đính kèm:

  • doctiet 112.doc
Giáo án liên quan