Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 102

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Có ý thức tìm hiểu về một sự việc, hiện tượng đời sống để làm bài văn nghị luận.

- Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh phần củng cố: “ Hiện tượng vứt rác bừa bãi”.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.

- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.

b. Kĩ năng

 - Biết được bố cục của kiểu bài nghị luận này.

- BiÕt c¸ch quan sát các hiện tượng của đời sống.

- BiÕt vµ vËn dông lµm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 102, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/ 01/ 2014
Ngày giảng: 22/ 01/ 2014
BÀI 19
TIẾT 102:CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu chung
	- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Có ý thức tìm hiểu về một sự việc, hiện tượng đời sống để làm bài văn nghị luận. 
- Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh phần củng cố: “ Hiện tượng vứt rác bừa bãi”.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. 
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
b. Kĩ năng
	- Biết được bố cục của kiểu bài nghị luận này. 
- BiÕt c¸ch quan sát các hiện tượng của đời sống. 
- BiÕt vµ vËn dông lµm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ
Học sinh đọc và trả lời các câu hỏi sgk	
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1.Tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ (5’)	
H. Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống? Bài văn nghị luận này phải đảm bảo những yêu cầu nào về nội dung và hình thức?
Trả lời
- Là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
- Nội dung: Phải nêu rõ được vấn đề phân tích được mặt sai, mặt đúng. Mặt lợi, mặt hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ
- Hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc: Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép luận lập phù hợp…
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
HĐ1. khởi động ( 1’)
Hôm nay, trong tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. HDHS hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. 
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
- Đọc và tìm hiểu một đề văn cụ thể, có được kĩ năng phân tích đề, tìm hiểu các dạng đề và có thể tự ra đề.
- Những thao tác cơ bản và các bước khi làm bài.
- Lập dàn ý và triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh.
* Cách tiến hành
- GV cho học sinh đọc đề 1
H. Đề bài yêu cầu bàn luận về những
hiện tượng gì trong đời sống?
. H. Nội dung của bài nghị luận gồm có
 mấy ý
Đề bài yêu cầu bàn luận về hiện tượng Học sinh nghèo vượt khó , học giỏi "
Nội dung bài nghị luận gồm hai ý :
+ Bàn luận về một tấm gươnghọc sinh nghèo vượt khó
+ Nêu suy nghĩ của mình về tấm gương đó .
-Tư liệu dùng để việt đó là vốn sống, gồm:
+ Vốn sống trực tiếp : Do kinh nghiệm, tuổi đời. Hay bản thân sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn để đồng cảm với những khókhăn của người khác.Hoặc sinh ra trong một gia đình có truyền thống đạo đức thì thường có lòng nhân có tính hướng thiện .
+ Vốn sống gián tiếp : là những hiểu biết có đựơc do đọc sách báo, nghe đài, xem ti vi ,và giao tiếp hằng ngày.
GV yêu cầu học sinh đọc kĩ đề 4 và trả lời các câu hỏi .
H. Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh như thế nào ? Hoàn cảnh đó có bình thường không ? Tại sao ?
H. Nguyễn Hiền có đặc điểm gì đặc biệt 
H. Nguyên nhân dẫn đến thành công của nguyễn Hiền là gì ?
- Nguyễn Hiền sinh ra trong hoàn cảnh rất nghèo.Nguyễn Hiền đã phải xin làm chú tiểu trong chùa để kiếm sống và quét dọn vệ sinh .
-Nguyễn Hiền có đặc điểm là ham học,tư chất thông minh ,mau hiểi biết .
Nguyên nhân để Nguyễn Hiền thành công là tinh thần kiên trì ham học hỏi.
H. So sánh những điểm giống và khác nhau của hai đề vừa tìm hiểu?
*HS thảo luận nhóm bàn 2’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét.
- GV chốt
Đề 4: Cung cấp sẵn sự việc hiện tượng So sánh hai đề bài
Giống nhau :
+ Cả hai đề đều nêu lên những tấm gương vượt khó học giỏi
+Cả hai đề đều yêu cầu phải nêu lên những suy nghĩ của mình .
Khác nhau:
Đề 1: Yêu cầu phải phát hiện sự vật hiện tượng tốt
H. Mỗi em tự nghĩ một đề tương tự?
- Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông
- Nhà trường với vấn đề môi trường .
- Nhà trường với tệ nạn xã hội .
*GV yêu cầu học sinh đọc đề bài trong sgk và thực hiện các thao tác :
H. Đề thuộc loại gì ?
H. Đề nêu sự việc, hiện tượng gì?
H. Đề yêu cầu làm gì ?
H. Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ bạn ấy là người như thế nào?
H. Vì sao Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa
H. Những việc làm của Nghĩa có khó không?
H. Nếu mọi học sinh đều làm như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào?
H.Theo em mở bài cần phải làm gì?
H.Thân bài cần triển khai những ý nào?
H. Nêu phần kết bài?
GV cho học sinh hoạt động độc lập 3’
Học sinh viết phần mở bài
Học sinh trình bày.
GV viết: 
 Trong cuộc sống có biết bao tấm gương học sinh vượt khó vươn lên trong học tập và lao động. Chúng ta hãy cùng nhau điểm qua tấm gương của bạn Phạm Văn Nghĩa học sinh THCS quận Gò Vấp để học tập và noi theo.
H. Sau khi viết song bài em cần phải làm gì?
H.Qua tìm hiểu bài cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống em cần tuân thủ những bước nào?
- HS đọc ghi nhớ sgk
15’
20’
I. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG.
*Tìm hiểu đề 1 và 4
Giống nhau :
+ Cả hai đề đều nêu lên những tấm gương vượt khó học giỏi 
+Cả hai đề đều yêu cầu phải nêu lên những suy nghĩ của mình .
Khác nhau:
 Đề 1: Yêu cầu phải phát hiện sự vật hiện tượng tốt .
Đề 4: Cung cấp sẵn sự việc hiện tượng .
II.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1.Tìm hiểu bài tập ( SGK- 23)
a. Tìm hiểu đề .
- Thể loại: Nghị luận
- Vấn đề nghị luận: Gương người tốt việc tốt.
- Phân tích để tìm ra ý nghĩa của sự việc
b. Tìm ý :
- Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ Nghĩa là con ngoan, đoàn viên tích cực
- Những thành tích mà Nghĩa đạt được
- Những việc làm của Nghĩa bất cứ ai cũng làm được miễn sao có lòng kiên trì và biết kết hợp giữa học với hành
- Tất cả học sinh đều làm tốt như Nghĩa thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
c. Lập dàn ý
*.Mở bài :
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa
- Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa .
* Thân bài :
- Phân tích ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa .
- Đánh giá việc làm của Phạm văn Nghĩa.
- Nêu ý nghĩa của phong trào Phạm văn Nghĩa.
*. Kết bài :
- Rút ra bài học cho bản thân .
- Nêu ý nghĩa tấm gương Phạm văn Nghĩa
d. Viết bài
e. Đọc lại bài viết và sửa chữa.
2.Ghi nhớ
- Cách làm bài văn nghị luận
- Dàn bài chung 
4.Củng cố( 2’) 
Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh:
GV: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
	GV nói thêm về tác hại của việc vứt rác bừa bãi hiện nay.
5.Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Nắm chắc cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong đời sống .
- Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương và trình bày ngắn gọn ý kiến của bản thân về sự việc, hiện tượng ấy.
- Chuẩn bị bài:Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
( Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi sgk)

File đính kèm:

  • doc102a.doc
Giáo án liên quan