Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 101

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Mục tiờu chung

 - Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tương đời sống.

- Cú ý thức tỡm hiểu về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức

 Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

b. Kĩ năng

 Biết và vận dụng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1.Kĩ năng quản lí thời gian

2. Kĩ năng phân tích tổng hợp

3. Kĩ năng tư duy lô gic

4. Kĩ năng giao tiếp

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 101, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17/ 01/ 2014
Ngày giảng: 20/ 01/ 2014
BÀI 19
TIẾT 101: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SèNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Mục tiêu chung
	- Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tương đời sống..
- Có ý thức tìm hiểu về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức
	 Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
b. Kĩ năng
	 Biết và vận dụng làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1.Kĩ năng quản lí thời gian
2. Kĩ năng phân tích tổng hợp
3. Kĩ năng tư duy lô gic
4. Kĩ năng giao tiếp
III. CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ	
Học sinh đọc và trả lời các câu hỏi sgk
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)
V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1.Tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 1’)
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1. Khởi động (1’)	
Ở các lớp dưới, chúng ta đã tìm hiểu một số bài nghị luận giải thích, chứng minh, tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
 Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
*Cách tiến hành
- GV cho HS đọc văn bản “Bệnh lề mề” trong SGK.
H. Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống ? 
- Hiện tượng được bàn luận là: Bệnh lề mề. 
H. Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? 
- Biểu hiện của bệnh lề mề : coi thường giờ giấc.
- Vấn đề đáng được quan tâm vì nó xuất hiện trong nhiều cơ quan đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa
H. Theo em, trong văn bản trên tác giả đã nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? 
- Tác giả nêu rõ vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng này đối với xã hội đó là vấn đề đáng chê trách.
H. Vậy tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?
- Tác giả đã chỉ rõ nguyên nhân, phân tích mặt đúng sai…
H. Theo em, có những nguyên nhân nào để tạo nên hiện tượng đó?
- Luận điểm : Nguyên nhân của bệnh lề mề.
 + Thiếu tự trọng, chưa biết tôn trọng người khác.
 + Chỉ quý trọng thời gian của mình, không tôn trọng thời gian của người khác.
 + Thiếu trách nhiệm với công việc chung.
H. Bệnh lề mề có thể gây ra những tác hại như thế nào? Tác giả đã phân tích cụ thể tác hại đó qua những luận cứ nào?
+ Bệnh lề mề gây hại cho tập thể.
 - Vấn đề không được bàn bạc thấu đáo.
 - Phải kéo dài thời gian.
 + Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giớ giấc.
 + Tạo tập quán không tốt.
H*. Theo em, tác giả đã bày tỏ ý kiến nhận xét gì về căn bệnh lề mề như thế nào?
Þ Cuộc sống càng văn minh, hiện đại thì đòi hỏi mỗi con người phải tôn trọng lẫn nhau, hợp tác với nhau, tức là phải sửa chữa, loại trừ căn bệnh lề mề, vì làm việc đúng thời gian là tác phong của người có văn hoá.
H. Bố cục của bài văn và nhiệm vụ của từng phần?
H*. Theo em bố cục của bài văn có mạch lạc và chặt chẽ không?
- Từ ngữ giản dị, dễ hiểu, lối viết mạch lạc chặt chẽ.
GV: Văn bản “Bệnh lề mề" là một văn bản nghị luận bàn về một hiện tượng, sự việc trong đời sống, đó là bệnh lề mề 
H. Vậy, theo em, một bài văn nghị luận như vậy thường có đặc điểm gì? Phải đảm bảo yêu cầu nào?
- Học sinh nhắc lại nội dung phân tích và trả lời theo nội dung ghi nhớ của bài.
GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 21.
HĐ3. Luyện tập
 * Mục tiêu
- Nhận diện được sự việc, hiện tượng đời sống được bàn luận trong một văn bản cụ thể.
- Phân tích cách trình bày lập luận trong văn bản.
- Tập làm dàn ý cho bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng gần giũ trong cuộc sống.
*Cách tiến hành
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm 8/ 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt
GV cho HS tùy ý nêu những sự việc, hiện tượng tốt. Sau đó ho các em thảo luận để xem vấn đề nào đáng viết hơn cả, vấn đề nào chưa cần thiết phải viết.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2
- HS trình bày, GV nhận xét và chữa.
Bài tập 3 GVHD, cho học sinh về nhà thực hiện 
20’
20’
I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
1. Bài tập: Tìm hiểu văn bản “ Bệnh lề mề”
- Hiện tượng đời sống đưa ra nghị luận : Bệnh lề mề.
- Biểu hiện của bệnh lề mề : coi thường giờ giấc.
- Tác giả nêu rõ vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng này đối với xã hội đó là vấn đề đáng chê trách.
- Bố cục : 3 phần
+ Mở bài (Đoạn 1) Giới thiệu bệnh lề mề.
+ Thân bài (Đoạn 2,3,4) : Phân tích các khía cạnh : các biểu hiện, nguyên nhân, tác hại của bệnh lề mề.
+ Kết bài (Đoạn 5) : Đề xuất một hành động tích cực.
->Về hình thức của văn bản: có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, bố cục mạch lạc, phép lập luận phù hợp, lời văn sống động.
độ, ý kiến của người viết.
2.Ghi nhớ
- Đặc điểm và yêu cầu của bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Nêu sự việc, hiện tượng trong đời sống
- Hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường và ngoài xã hội như:
+ Giúp bạn học tập tốt .
+ Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm.
+ Giúp đỡ các bạn nghèo.
+ Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường .
+ Giúp các gia đình thương binh liệt sĩ.
+ Mặc đồng phục khi đến lớp.
+ Lễ phép với thầy cô.
+ Biết quan tâm đến người khác…
+ Đưa em nhỏ qua đường .
+ Nhường chỗ ngồi cho cụ già khi đi xe buýt
Bài tập 2:
 Đây là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận. Vì :
- Thứ nhất có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của cộng đồng , vấn đề nòi giống và cho nền kinh tế nước nhà .
- Thứ hai, nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường .
- Thứ ba, nó gây tốn kém cho người hút .
- Thứ tư, hiện tượng xấu này quá phổ biến trong đời sống.
Bài tập 3. Chọn một trong các đề trên lập dàn ý
4.Củng cố ( 1’)
H. Em hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống? 
- HS trả lời, GV hệ thống lại bài.
5. Hướng dẫn học tập (1’)
 - Học bài, dựa vào dàn ý, viết đoạn văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống .
- Chuẩn bị bài : Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 

File đính kèm:

  • doc101a.doc
Giáo án liên quan