Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 101

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.

- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.

2. Kĩ năng

- Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.

- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.

- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội.

3, Thái độ : Học tập nghiêm túc

* Kĩ năng sống:

- Kỹ năng giao tiếp, vận dụng, sáng tạo.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3340 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 101, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/2/2014 
Ngày giảng: 8A: / /2014
	 8B: / /2014
Tiết 101
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.
2. Kĩ năng
- Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.
- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.
- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội. 
3, Thái độ : Học tập nghiêm túc
* Kĩ năng sống:
- Kỹ năng giao tiếp, vận dụng, sáng tạo.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, tài liệu tham khảo
 Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Luận điểm là gì?
- Giữa luận điểm và vấn đề có mối quan hệ như thế nào
- Giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận có mối quan hệ ra sao?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
* Hoạt động 2: Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
- Mục tiêu: Học sinh biết cách trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
- Phương pháp: phân tích mẫu
- Thời gian: 20p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Hs. Đọc ví dụ (79)
H. Xác định câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn? Vị trí?
H. Đoạn nào được viết theo cách diễn dịch, đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách DD trong đoạn?
- Cách lập luận:
+ Vốn là kinh đô cũ
+ Vị trí trung tâm trời đất
+ Thế đất quí hiếm, rồng cuộn hổ ngồi.
+ Dân cư đông đúc, muôn vật p2, tốt tươi.
+ Nơi thắng địa
+ Kết luận: xưng là kinh đô muôn đời → lâp luận mạch lạc, chặt chẽ đầy sức thuyết phục.
- Hs. Đọc câu hỏi 2a và trả lời.
 (Lập luận là cách nêu luận cứ ® luận điểm; lập luận chặt chẽ ® luận điểm mới nổi bật, thuyết phục)
H. Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn?
H. Ở luận cứ 2, 3 nhà văn dùng BPNT gì?
- Cách lập luận tương phản: đặt câu chó bên người ; đặt cảnh xem chó, vồ vập mua chó, sung sướng, bù khú vì chó bên cạnh giống chó mà với người bán chó (Chị Dậu)
H. Cách lập luận trong đoạn văn có làm cho lđ sáng tỏ, chính xác, có sức thuyết phục mạnh mẽ không?
H. Nhận xét về việc sắp xếp các ý?
Cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh làm rõ luận điểm “bản chất chó má của giai cấp địa chủ”.
- Nếu sắp xếp ngược lại: đưa luận cứ Nghi Quế giở giọng chó má lên trước luận cứ vợ chồng địa chủ yêu quý gia súc thì tất sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi, lỏng lẻo hơn.
H. Trong đoạn, những cụm từ “chuyện chó con, giọng chó má… ” được xếp cạnh nhau có tác dụng?
 (Bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành những hình ảnh rõ ràng, lí thú)
H. Qua phân tích ví dụ ta cần chú ý điều gì khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận? 
- Gv. Ghi nhớ 1 chỉ rõ yêu cầu của luận điểm trong câu chủ đề. Ghi nhớ 2 chỉ rõ vị trí câu chủ đề liên quan đến việc nhận diện các loại đoạn văn nghị luận diễn dịch và quy nạp.
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận
1. Ví dụ
2. Nhận xét
Ví dụ 1
a. Câu chủ đề: Thật là…muôn đời (cuối đoạn)
® Đoạn QN: nêu các yếu tố thuận lợi về nhiều mặt của thành Đại La trước để quy nạp thành câu chủ đề.
* Nhận xét: 
 - Trình tự lập luận: Nêu các điểm thuận lợi trước, kết luận sau
 -> Lập luận rất mạch lạc, chặt chẽ đầy sức thuyết phục.
b. Câu chủ đề(luận điểm): Đồn bào…ngày trước (đầu đoạn)
® Đoạn DD: Nêu câu chủ đề trước sau đó nêu d/c để chứng minh cho lđ của câu chủ đề và cuối đoạn có câu tổng kết để nhấn mạnh lđ trong câu chủ đề.
* Nhận xét: 
- Trình tự lập luận: Theo lứa tuổi, không gian, ngành nghề, …
- Cách lập luận toàn diện, đầy đủ, khái quát, cụ thể.
Ví dụ 2
- Luận điểm (câu chủ đề): Cho thằng nhà giàu…
- Lập luận:
+ L/ cứ 1: NTT cho chị Dậu bưng… chó con
+ L/ cứ 2: Vợ chồng NQ là…gia súc
+ L/ cứ 3: Rồi chúng đùng đùng…chị Dậu
® Dùng phép tương phản để làm nổi bật sự đểu cáng của vợ chồng NQ (Luận điểm)
- Sắp xếp ý hợp lý.
 Nếu sắp xếp ngược lại thì sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt, lỏng lẻo hơn.
* Ghi nhớ (81)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Mục tiêu: Biết cách diễn đạt luận điểm, viết đoạn văn trình bày các luận điểm, nêu luận cứ.
- Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
- Thời gian: 15p
- Gv hướng dẫn hs thực hiện các bài tập 
- Cho học sinh thảo luận nhóm sau đó đại diện trình bày.
Gv tổ chức hoạt động nhận xét, rồi đánh giá ghi điểm
II. Luyện tập
Bài 1: Diễn đạt ý ® luận điểm
a, - Cách 1: Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu.
 - Cách 2: Cần viết gọn, dễ hiểu
b, - Cách 1: Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ 
 - Cách 2: Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng. 
Bài 2:
- Lđ : Tế Hanh là một người tinh lắm
- Luận cứ:
 + Tế Hanh đã ghi được…quê hương
 + Thơ Tế Hanh …cảnh vật
- Cách sắp xếp luận cứ: Theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước ® độc giả thấy hứng thú.
4. Củng cố: Khắc sâu kiến thức những điều cần lưu ý khi trình bày luận điểm?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập văn nghị luận. Tập viết đoạn văn nghị luận trình bày một luận điểm
GV gợi ý cách làm bài tập 3, 4: 
 a, Nhóm 1: Luận điểm a: Gồm các luận cứ:
	- Làm bài tập chính là thực hành bài học lý thuyết, làm cho kiến thức lý thuyết được nhận thức sâu hơn, bản chất hơn.
	- Làm bài tập làm cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
	- Làm bài tập và rèn luyện các kĩ năng tư duy, đặc biệt là tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh…
	- Vì vậy nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.
b, Nhóm 2: Luận điểm b: Gồm các luận cứ 
	- Học vẹt và học thuộc lòng, có khi không cần hiểu, hoặc hiểu lơ mơ
	- Học vẹt rất chóng quên, khó có thể tận dụng thành công những điều đã học trong thực tế 
	- Học vẹt mất thời gian, chẳng đem lại hiệu quả thiết thực
	- Học vẹt còn làm hao mòn năng lực tư duy, suy nghĩ 
	- Bởi vậy không nên theo cách học vẹt, mà học phải trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề. 
Bài 4. Nhóm 3: Gồm các luận cứ 
	- Luận cứ 1: Mục đích của văn giải thích, viết ra để người đọc hiểu rõ hơn một vấn đề một luận điểm nào đó
	- Luận cứ 2: Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt mục đích đã đề ra.
	- Luận cứ 3: Giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo.
	- Luận cứ 4: Văn giải thích nhất thiết phải viết cho dễ hiểu
	- Luận cứ 5: Nghĩa là viết ngắn gọn, giải thích rõ ràng, cụ thể, kèm theo ví dụ, chứng minh…
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTIET 101.doc
Giáo án liên quan