Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 100

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Khái niệm luận điểm.

- Quan hệ giửa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.

- Sắp sếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.

3, Thái độ : Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

* Kĩ năng sống:

- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, khái quát, tổng hợp, vận dụng, sáng tạo.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ II - Tiết 100, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/2/2014 
Ngày giảng: 8A: / /2014
	 8B: / /2014
Tiết 100
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm luận điểm.
- Quan hệ giửa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
- Sắp sếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
3, Thái độ : Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 
* Kĩ năng sống:
- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, khái quát, tổng hợp, vận dụng, sáng tạo.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Giáo viên: Bài soạn, tài liệu tham khảo
 Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp: 8A :…………………….8B :………………
2. Kiểm tra bài cũ: - Muốn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ta phải làm gì?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm luận điểm, mối quan hệ giữa luận điểm với các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận, mối quan hệ giữa các luận điểm.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu luận điểm qua làm các bài tập. 
- Phương pháp: Khái quát, tổng hợp
- Thời gian: 15p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Cho hs đọc 3 câu hỏi trong SGK và lựa chọn để trả lời câu hỏi 
- Đọc 3 câu trả lời a, b, c. Lựa chọn câu trả lời đúng (c) - Vì (a) vấn đề không phải là luận điểm. Vấn đề là câu hỏi được đặt ra trong bài văn nghị luận để tìm cách giải quyết. Nói cách khác, luận điểm là câu trả lời cho câu hỏi để giải quyết vấn đề.
	(b) vì một bộ phận (khía cạnh) của vấn đề cũng không là luận điểm
H. Bài “Tinh thần yêu nước…” có những luận điểm nào? 
H. Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?
 (Chưa đúng vì đó chưa phải là tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài)
- Không, vì luận điểm trên chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô về Đại la, vấn đề chính của bài chiếu. Bởi người nghe chưa hiểu tại sao phải dời đô…một cách cụ thể thuyết phục.
H. Nếu HCM chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay… nồng nàn” 
thì có thể làm sáng tỏ vấn đề được không?
- Không thể là sáng tỏ vấn đề chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta. Dể dàng nêu câu hỏi. 
H. Trong “Chiếu dời đô”, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có đạt được không? Tại sao? 
không, vì không đủ để làm sáng tỏ vấn đề cần dời đô
H. Từ sự tìm hiểu, em rút ra được những KL gì về mối quan hệ giữa luận điểm và 
vấn đề cần giải quyết trong bài văn NL?
- Ghi nhớ 2 
H. Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn NL? 
* Luận điểm trong bài văn nghị luận cần:
- Hệ thống, mạch lạc, không trùng lặp, không chồng chéo
- Có luận điểm chính (kết luận của bài) và có luận điểm phụ (điểm xuất phát hay mở rộng)
- Các luận điểm phân biệt nhau 
- Liên kết tương hỗ và phát triển hợp lí chặt chẽ: Luận điểm trước là cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau kế thừa và phát triển từ luận điểm trước. Tất cả đi đến luận điểm chủ chốt ở kết bài 
I. Khái niệm luận điểm
 Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn NL.
2. Luận điểm trong bài “Tinh thần ...”
a. Bài “ Tinh thần yêu nước…” gồm một hệ thống luận điểm:
- Lđ xuất phát dùng làm cơ sở: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Lđ để chứng minh cho vấn đề nghị luận:
+ Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm.
 + Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến hiện tại.
- Lđ chính dùng làm kết luận: Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của ND được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.
b. Bài “Chiếu dời đô”
- Lđ xuất phát: Chiếu dời đô
- Lđ để chứng minh cho vấn đề nghị luận:
 + Trong sử sách xưa, các triều đại TQ…
 + Hai nhà Đinh, Lê…
 + Thành Đại La là nơi kinh đô bậc nhất…
- Lđ chính dùng làm kết luận: phải dời đô về thành Đại La để đưa đất nước
 bước sang một thời kỳ lịch sử mới.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
1. Vấn đề trong bài “Tinh thần yêu nước…”
- Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của ND ta, đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.
- Luận điểm “Đồng bào ta ngày nay… nồng nàn” không đủ làm rõ vấn đề.
=> Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề, luận điểm thể hiện, giải quyết từng khía cạnh của vấn đề. Luận điểm phải thành một hệ thống mới có thể giải quyết vấn đề 1 cách toàn diện.
2. Vấn đề trong bài “Chiếu dời đô”.
- Cần phải dời đô đến Đại La
- Luận điểm “Các triều đại … kinh đô” không đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
1. Đề bài
 Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập.
- Hệ thống (1) ® giải quyết được vấn đề.
- Hệ thống 2 ® ko đạt được các điều kiện đó vì luận điểm chưa chính xác, chưa phù hợp -> ko làm rõ vấn đề.
* Ghi nhớ (sgk)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Mục tiêu: Biết cách nhận diện và sắp xếp luận điểm.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện, thực hành
- Thời gian: 10p
- Gv hướng dẫn hs thực hiện các bài tập 
- Cho học sinh thảo luận nhóm sau đó đại diện trình bày.
II. Luyện tập
Bài 1
- Hai luận điểm đã cho đều chưa phù hợp
- Lđ: Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất
 nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ.
Bài 2 
 Chọn luận điểm, sắp xếp:
 3 - 1 - 6 - 2 - 4 - 7 
- Lđ (chốt): Bởi vậy, giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển chính trị, tiến bộ của XH sau này, là chìa khoá của tương lai.
4. Củng cố: Khắc sâu kiến thức về văn nghị luận. Mối quan hệ giữa các luận điểm, luận điểm với vấn đề cần giải quyết?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập văn nghị luận. Tập viết đoạn văn nghị luận trình bày một luận điểm
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTIET 100.doc
Giáo án liên quan