Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 12

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức.

- Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.

- Đặc điểm của thể thơ tám chữ

2. Kĩ năng.

- Nhận biết thơ tám chữ.

- tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.

3. Thái độ.

- Học sinh tích cực học tập, hứng thú làm thơ tám chữ.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Giải thích, bình luận.

III. CHUẨN BỊ:

- GV: giáo án, sách giáo khoa.

- HS: chuẩn bị một số bài thơ tám chữ (nội dung tự chọn).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp

 

doc14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 12	 Ngày soan: 27/10/2013
Tiết 58 Ngày dạy: 6/11/2013
ÁNH TRĂNG
 - Nguyễn Duy -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt nam vào nền văn học dân tộc.
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng.
- Đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ.
- Cảm nhận được giữa quá khứ và hiện tại luôn gắn kết với nhau và biết ơn thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta ngày nay và tự học tập tốt để đền đáp phần nào công sức của những người đi trước.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, phân tích, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, Sách giáo khoa.
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ.
* Điền tiếp vào chỗ trống để có đáp án đúng?
A. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ sáng tác năm..........., viết về người mẹ dân tộc...............
B. Bài thơ thể hiện tình yêu thương........ gắn với tình yêu................................
C. Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những việc làm................,....................... và...................................
D. Bài thơ sử dụng nghệ thuật ..................., ................... và với âm điệu ngọt ngào trìu mến.
- Đáp án:
 A... năm 1971, .... Tà- ôi
B. .. con, ... đất nước
C. giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán... đạp rừng
D. ... điệp ngữ, ẩn dụ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Giúp HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Duy.
GV: Yêu cầu học sinh xem tranh tác giả
- Nhận xét và khái quát vài nét chính.
? Hãy kể tên một vài tác phẩm mà em biết.
- Nhận xét và cung cấp: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông...
? Bài thơ Ánh trăng ra đời trong hoàn cảnh nào.
- Lưu ý cho HS thời gian sáng tác bài thơ sau ba năm chiến tranh kết thúc.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách đọc và phân đoạn.
- Cách đọc: chú ý ngữ điệu thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ.
- GV đọc mẫu một lần và gọi HS đọc lại.
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS.
? Bài thơ được chia làm mấy phần. Nêu nội dung từng phần.
- Nhận xét, kết luận:
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS phân tích bài thơ.
? Có người nói: Bài thơ có dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Em có đồng ý không.
- Từ dáng dấp một câu chuyện, dòng cảm xúc của nhà thơ men theo lối tự sự.
? Vậy, bài thơ được biểu đạt theo phương thức nào và đối tượng chính là ai.
- Phương thức biểu đạt: sự kết hợp của hai yếu tố tự sự và trữ tình. Đối tượng chính là “vầng trăng”.
? Khi hồi tưởng lại quá khứ, nhà thơ điểm lại những mốc thời gian nào? Trong từng mốc thời gian ấy gắn với những hình ảnh nào.
? Vậy trong hồi ức của tác giả, vầng trăng hiện ra như thế nào.
- HS tìm trong khổ thơ thứ 2 và trả lời.
? Điệp từ “với” cùng hình ảnh dòng sông, đồng, bể gợi nhớ điều gì. 
- Bằng thể thơ năm chữ, Nguyễn Duy đưa ta trở lại những năm tháng cuộc đời người lính với vầng trăng. 
? Vậy theo em, con người – vầng trăng lúc này có quan hệ như thế nào ?
- HS chú ý câu: vầng trăng thành tri kỷ
? Em hiểu như thế nào là “tri kỷ”. 
? Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì, qua đó hình ảnh vầng trăng trong quá khứ được cảm nhận như thế nào.
- Gọi HS đọc khổ thơ 3 và nhắc lại nội dung chính.
? Mở đầu khổ thơ, tác giả viết “Từ hồi về thành phố”. Theo em đó là thời gian nào.
? Những hình ảnh: ánh điện, cửa gương nói lên điều gì.
? Cuộc sống thay đổi, hoàn cảnh sống thay đổi, tình cảm của con người có thay đổi không.
? Câu thơ nào chứng tỏ điều đó (HS chú ý 2 câu thơ “vầng trăng đi qua ngõ, như người dưng qua đường).
? Em hiểu “người dưng” nghĩa là gì.
 - Vầng trăng một thời đã gắn bó tri âm, tri kỷ với con người giờ đây lại bị con người coi như xa lạ. Con người đã thay đổi, chỉ có vầng trăng là vẫn vậy.
- Gọi HS đọc khổ thơ 4 và nhắc lại nội dung.
? Ở khổ thơ này có một chi tiết gây bất ngờ cho người đọc, đó là chi tiết nào.
? Khi vầng trăng đột ngột xuất hiện như vậy gợi cho tác giả điều gì (bao nhiêu kỷ niệm của tuổi thơ và thời khoác áo lính hiện về).
? Sau cảm xúc vui sướng ấy tác giả có tâm trạng gì.
? Có ý kiến cho rằng khổ thơ cuối tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng. Em có đồng ý không? Vì sao?
- HS chú ý chi tiết: “trăng cứ tròn vành vạnh”, “ánh trăng im phăng phắc” và tư tưởng của tác giả.
? Theo em, tác giả nhắc nhở ai, nhắc nhở điều gì.
- Nhắc nhở mọi người không nên quên nghĩa tình quá khứ. Giáo dục HS thái độ sống đúng đắn như truyền thống “uống nước nhớ nguồn” bằng những hành động, việc làm cụ thể.
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Qua bài thơ, tác giả đã gợi lại cho người đọc những hình ảnh nào, qua đó muốn nhắc nhở mọi người điều gì.
? Bài thơ sử dụng những chất liệu gì đặc sắc.
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GV? Em hãy nêu ý nghĩa của bài “ Ánh trăng”?
HS: Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Quê ở Thanh Hóa.
- Là nhà thơ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
2.Tác phẩm: viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
II. Đọc và tìm bố cục:
1.Đọc văn bản:
2. Bố cục: gồm 3 phần.
+ Đoạn 1: từ đầu → người dưng qua đường: kể về những gắn bó với trăng.
+ Đoạn 2: tiếp theo → đột ngột vầng trăng tròn: sự xuất hiện của trăng.
+ Đoạn 3: còn lại: cảm xúc và suy tư của tác giả.
III. Tìm hiểu chi tiết bài thơ:
1. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ:
- Hồi nhỏ: sống với đồng, sông, ruộng, bể. 
- Trưởng thành- người lính: ở rừng 
- Ánh trăng: trong sáng, tươi đẹp, là người bạn tri âm tri kỷ, chứa chan nghĩa tình.
→ Nghệ thuật nhân hóa, kết hợp với tự sự cho ta thấy rõ trăng là biểu tượng đẹp đẽ, thơ mộng gắn với quá khứ gian lao nhưng hào hùng, sâu nặng đến mức “ ngỡ ngàng chẳng bao giờ quên- cái vầng trăng tình nghĩa" 
2. Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại:
vầng trăng đi qua ngõ
 như người dưng qua đường
→ Nghệ thuật nhân hóa
→ Cuộc sống ở thành phố, trong cuộc sống có ánh điện, cửa gương nhưng vầng trăng trở nên xa lạ, không thân thiết.
3. Vầng trăng trong suy tưởng:
- Xuất hiện đột ngột → niềm vui sướng với bao kỷ niệm ùa về.
- Ngửa mặt lên nhìn mặt
 Có cái gì rưng rưng.
→ Cảm xúc thiết tha, lòng thành kính của tác giả.
→ Trăng luôn tượng trưng cho quá khứ đẹp, vẹn nguyên, không phai mờ.
- Là nhân chứng và nghiêm khắc nhắc nhở mọi người về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước.
IV. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/157
4. Hướng dẫn tự học: 
- Học bài, đọc thuộc lòng bài thơ.
- Chuần bị bài Tổng kết từ vựng (phần Luyện tập tổng hợp)
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 12	 Ngày soan: 28/10/2013
Tiết 59 Ngày dạy: 7/11/2013
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Luyện tập tổng hợp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức.
- Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phát triển những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp nhất là trong văn chương.
- Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng.
- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng.
- Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
3. Thái độ.
- Biết phát hiện và lựa chọn, phân tích các biện pháp tu từ trong văn bản.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Phân tích, suy nghĩ, động não.
III. CHUẨN BỊ.
- GV: giáo án, đáp án bài tập.
- HS:	xem lại kiến thức đã học và soạn bài theo yêu cầu, phiếu học tập. 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nối một ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp?
A
B
1.So sánh
2.Ẩn dụ
3.Nhân hóa
4.Hoán dụ
a. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
b. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi.
c. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng.
d. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
- Đáp án: 1- c; 2- a; 3- d; 4- b
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hướng dẫn HS so sánh hai dị bản của câu ca dao.
-Yêu cầu học sinh đọc hai dị bản. 
? Theo em, “gật đầu” hay “gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao? 
- Gợi ý HS nắm được nghĩa của hai từ: gật đầu (cúi xuống rồi ngẩng lên ngay để biểu thị chào hỏi hay bày tỏ sự đồng ý), gật gù (gật nhẹ nhiều lầnbiểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng).
* Hướng dẫn HS nhận xét cách hiểu nghĩa của từ ngữ.
- Yêu cầu HS đọc truyện cười SGK/158.
? Em có nhận xét gì về cách hiểu của người vợ trong truyện cười trên.
- HS thảo luận và cử đại diện trả lời.
- Liên hệ thực tế giáo dục HS cách dùng từ cho đúng nghĩa và hiểu nghĩa của từ ngữ đúng với hoàn cảnh giao tiếp.
* Hứơng dẫn HS cách dùng từ theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
- Gọi HS đọc đoạn thơ của Chính Hữu.
? Tron

File đính kèm:

  • docTuan 12.doc