Giáo án Ngữ Văn 6 - Năm học 2011 - 2012 - Trường THCS Kim Thư

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết .

 - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên".

 - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

 1. Kiến thức:

- Khái niệm thể loại truyền thuyết.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước

 2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.

- Nhận ra những sự việc chính của truyện.

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.

 3.Thái độ: tự hào về nguồn gốcvà truyền thống đoàn kết dân tộc, liên hệ với lời dặn của Bác về tinh thần đoàn kết.

 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Bác luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.( Liên hệ)

 

doc197 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Năm học 2011 - 2012 - Trường THCS Kim Thư, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bị ở nhà) 
II. Luyện nói trên lớp 
- Nói to, rõ để mọi người đều nghe . 
- Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng , mắt nhìn vào mọi người
- Cách trình bày bài nói phải rõ ràng, mạch lạc 
Tác dụng: Tự nhiên, thoải mái, 
Nội dung: Bài nói sát với yêu cầu của đề bài đã cho 
* Đọc và tham khảo 3 đoạn văn SGK
 4. CỦNG CỐ
 - GV khắc sâu kiến thức về văn tự sự, dàn bài văn tự sự 
 - Lập dàn bài tập nói một câu chuyện kể.
 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tập nói một mình theo dàn bài đẫ lập.
 - Bài tập ở nhà: chuẩn bị cho tiết sau
Ngày soạn:30/09/2014
Tiết 32 
Tiếng Việt:
DANH TỪ
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	 - Nắm được các đặc điểm của danh từ 
 -Nắm được các tiểu loại của danh từ :danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm danh từ
 - Nghĩa khái quát của danh từ. 
 - Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp kết hợp , chức vụ ngữ pháp ).
 - Các loại danh từ
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết danh từ trong văn bản.
 - Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật 
 - Sử dụng danh từ để đặt câu.
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức dùng chính xác danh từ, tình cảm yêu quý Tiếng 
 3. Thái độ: - Nghiên túc trong khi kể, có tinh thần học hỏi các bạn . 
C.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC
 Kĩ năng tự tin, kĩ năng giao tiếp
D. PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC
 - Vấn đáp , thảo luận nhóm
Đ. CHUẨN BỊ: 
 1.Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan 
 2. Học sinh: soạn bài trước ở nhà
 E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp: 
 2.Kiểm tra bài cũ: Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học cho Thầy biết Thế nào là danh từ? cho ví dụ ?
 3.Bài mới: 
Danh từ là một trong những từ loại đóng vai trò quan trọng trong câu. Vậy danh từ là gì? Gồm mấy loại lớn? Chức năng của nó trong câu như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu
 Hoạt động của Gv-Hs
 Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Khởi động:
ở cấp I, các em đã tìm hiểu về danh từ , lên cấp II, các em tiếp tục tìm hiểu các đặc điểm của danh từ và phân lọai danh từ thành từng nhóm . Các em sẽ tìm hiểu điều đó qua bài học hôm nay .
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- HS đọc ví dụ : Dựa vào những kiến thức đã học em hãy xác định danh từ trong cụm danh từ trên . 
- Xung quanh danh từ trong cụm danh từ trên có từ nào đứng trước ? Từ nào đứng sau ? 
Tìm thêm các danh từ trong câu đã dẫn . 
- Cụm danh từ : Ba con trâu ấy. 
+ danh từ : “ Con trâu “ 
+ Từ chỉ số lượng đứng trước : “ Ba “ 
+ Từ “ ấy “ đứng sau danh từ . 
- danh từ : Vua, làng, thúng, gạo, nếp, con, trâu đực => những từ chỉ người , vật 
? Danh từ biểu thị những gì ? 
- Đặt câu với các danh từ em mới tìm được ? 
VD: Làng tôi có rất nhiều cây cổ thụ.
- Vậy danh từ là gì ? danh từ có thể kết hợp với những từ nào ở trước và từ nào sau nó ? 
Hs thảo luận,nêu ý kiến :
- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là gì ?
Hs nêu ý kiến => Gv giảng
- HS đọc mục ghi nhớ . 
Gv sơ kết=> chuyển ý :
HS đọc ví dụ . 
? Nghĩa của các từ in đậm có gì khác với các danh từ đứng sau. ?
- Các từ in đậm: Con, viên, thúng, tạ: Chỉ loại, đơn vị.
- Các từ: Trâu, quan, gạo, thóc: Chỉ người, vật, sự vật.
- Thử thay thế các danh từ in đậm đó bằng những từ khác rồi rút ra kết luận.
? Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi ? 
? Trường hợp nào đơnvị tính đếm, đo lường không thay đổi ? Vì sao ? 
- Thay con bằng chú, thay viên bằng ông-> Không thay đổi.
- Thay thúng bằng rá, thay tạ bằng tấn-> Thay đổi.
? Vì sao có thể nói “ Nhà có ba thúng gạo rất đầy “ nhưng không thể nói “ Nhà có sáu tạ thóc rất nặng “ ?
- DT thúng chỉ số lượng ước phỏng có thể thêm các từ bổ sung về lượng.
- Sáu, tạ là những từ chỉ chính xác nên thêm từ nặng là thừa. 
? Danh từ Tiếng Việt được chia làm mấy loại lớn ? Đó là những loại nào ? 
- Danh từ chỉ đơn vị gồm những nhóm nào ? 
Hs quan sát sơ đồ và tìm ví dụ điền vào từng cột.
 DANH TỪ
 Danh từ chỉ sự vật Danh từ chỉ đơn vị
DT DT DT DT
chung riêng chỉ ĐV tự nhiên chỉ ĐV quy ước (Vd) (Vd) (Vd) 
 chính xác ước chừng
 (Vd) (Vd) 
Gv nhận xét,bổ sung:
HS đọc mục ghi nhớ 
Hoạt động 3: Thực hành.
1.Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật.(đồ vật trong nhà,các bộ phận của cơ thể người,phương tiện giao thông,chỉ nghề nghiệp,quan hệ họ hàng...)
Đạt câu với mỗi danh từ đã tìm
HS thi đua giữa các nhóm ,lên bảng trình bày kết quả.
 a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người.
b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật.
3.HS thi đua giữa các nhóm ,lên bảng trình bày kết quả.
- GV đọc chính tả.
I. Đặc điểm của danh từ 
Ví dụ :sgk
. 
=>Danh từ là những từ chỉ người, chỉ vật 
- Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước: những, ba, bốn, vàivới các từ: ấy, này, nọ ,kiaở phía sau ,một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
- Chức vụ:Làm chủ ngữ.
- Nếu làm vị ngữ thì danh từ đứng sau từ là 
* Ghi nhớ: SGK – T 87
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật .
 Ví dụ : 
- Danh từ tiếng Việt được chia làm hai loại lớn :
 + Danh từ chỉ đơn vị.
 + Danh từ chỉ sự vật.
* Ghi nhớ Sgk tr87
III. Luyện tập : 
Bài 1 :
Một số danh từ chỉ sự vật : Bàn, ghế, nhà, cây, quần, áo, chó, mèo....
Đặt câu : Chú mèo nhà em có bộ lông rất đẹp.
Bài 2 :
a. Chú, bác, dì, cháu, em, viên, ngài...
b. Chiêc, quyển, tờ, tấm..
Bài 3 :
a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác : Hecta, hải lí, tấn, tạ.
b. Chỉ đơn vị quy ước, ước phỏng : Thúng, đấu, vốc, gang, đoạn, sải...
Bài 4 :
 - Yêu cầu viết đúng vần : uông, ương.
4. Củng cố: 
 - Nhắc lại ghi nhớ . SGK 
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu.
- Thống kê các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả.
- Luyện viết chính tả một truyện đã học.
5. Dặn dò: 
- Học bài SGK. Làm BT 4 + 5. Chuẩn bị bài '' Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự'' 
Ngày soạn: 02/10/2014
Tiết 33
Tập làm văn:
NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu được đặc điểm ,ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn tự sự (Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba). 
 - Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự. 
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. 
 - Sự khác nhau của ngôi kể thứ 3 và ngôi kể thứ nhất.
 - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể
 2. Kĩ năng: 
 - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
 -Vận dụng ngôi kể vào đọc -hiểu văn bản tự sự.
 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức sử dụng ngôi kể đúng mục đích.
C.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC
 Kĩ năng tự tin, kĩ năng giao tiếp
D. PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC
 - Vấn đáp , thảo luận nhóm
Đ. CHUẨN BỊ: 
 1.Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan 
 2. Học sinh: soạn bài trước ở nhà
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Khi kể chuyện, người kể đứng ở những ngôi nào? Vì sao? Có khi người kể xưng “tôi”, có khi không? Khi xưng “Tôi” tác giả và người kể có phải là một không? Khi kể chuyện, tác giả nên chọn ngôi kể như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
GV giảng giải cho HS trước hết ngôi kể là gì? (Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Khi người kể xưng tôi thì đó là ngôi thứ nhất. Khi người kể giấu mình gọi sự vật bằng tên của chúng thì đó là ngôi thứ 3) + Vậy trong văn tự sự, có mấy ngôi kể? Đó là ngôi kể gì? Khi ấy, tác giả ở đâu 
Với cách kể như đoạn 1 thì đó là ngôi kể thứ ba
* HS đọc đoạn 2
+ Người kể trong đoạn văn này có phải là Tô Hoài không? Nhân vật kể tự xưng mình là gì?
Gạch dưới các từ xưng hô ấy? 
+ Khi xưng hô như vậy người kể có thể làm những gì? 
+ Nếu chọn ngôi kể thứ 3, người kể có khả năng làm được những gì? Vì sao?
+ Vậy ngôi kể thứ nhất trong văn bản tự sự là gì ? 
Quan sát 2 đoạn văn 1 + 2 
+ Đoạn 2 “Tôi“ có phải là chính tác giả hay không? Vì sao em biết? 
+ Cách chọn ngôi kể này có ưu - nhược điểm gì? Có thể thay đổi ngôi kể được không ? VD: (Thay Dế Mèn bằng Dế Trũi Thay ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 bằng ngôi kể thứ nhất? )
Ngôi kể thứ 3 có ưu - ngược điểm gì? 
+ Vậy bài học hôm nay cần nhớ những gì? 
HS đọc to phần ghi nhớ
* Bài tập: kể lại một câu chuyện bằng ngôi thứ nhất.
- hs kể, nhận xet lẫn nhau
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự 
1. Các ngôi kể thường gặp trong tác phẩm tự sự 
a) Ngôi kể là gì? 
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sự dụng khi kể chuyện 
b) Các ngôi kể :
à Ngôi kể thứ 3 
VD/SGK 
Nhận xét: - Người kể gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng: Vua, thằng bé, hai cha con, chim sẻ nhỏ, em bé, cha, sử giả nhà vua..
- Tác giả giấu mình đi 
à Người kể sử dụng ngôi thứ 3 
Ngôi thứ 3Người kể giấu mình gọi sự vật = tên gọi của chúng
à Ngôi thứ nhất: 
VD: Đoạn văn 2 SGK
- Người kể xưng tôi là nhân vật Dế Mèn 
- Dế mèn tự xưng về mình
Ghi nhớ SGK 
2. Vai trò của ngôi kể 
- Khi kể người kể có thể tự do lựa chọn ngôi kể 
- Ngôi thứ nhất có điểm mạnh tính chủ quan 
- Ngôi thứ ba có điểm mạnh tính khách quan 
 * Ghi nhớ SGK /89
Hoạt động II: Luyện tập
Hs nhận diện ngôi kể được dùng trong một số truyện dân gian đã học.
1)Thay đổi ngôi kể thành ngôi thứ ba và nx về ngôi kể mới.
2)Thay đổi ngôi kể thứ ba sang ngôi thứ nhất.Nhận xét? So sánh hai đoạn văn cũ mới.
3) Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi nào?
Vì sao như vậy?
4+5)HS thảo luận nhóm . 
Đại diện nhóm trình bày.
 GV nhận xét . 
Khi viết thư nên sử dụng ngôi kể thích hợp, thường là ngôi thứ nhất
* Bài tập bổ sung: kể lại một câu chuyện bằng ngôi thứ ba.
- hs kể, nhận xet lẫn nhau
II. Luyện tập 
Bài 1 Thay đổi ngôi 1 bằng ngôi thứ 3 và nhận xét 
Thay tất cả từ “Tôi” Bằng từ “Dế Mèn” à Lời của đoạn văn mang tính khách quan. Đoạn cũ mang nhiều tính chủ quan 
Bài 2 Thay ngôi 3 bằng ngôi 1 à Nhận xét 
Thay tất cả những từ “Thanh” bằng từ “Tôi” => Sắc thái tình cảm của đoạn văn được tô đậm nét hơn
Bài 3 “Truyện Cây bút thần” Được kể theo ngôi thứ 3. Khi chọn ngôi thứ 3 người kể mới được tự do linh hoạt, nói về những gì đã 

File đính kèm:

  • docvan 6 co tich hop.doc