Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I - NTV

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

 - Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài kiểm tra tổng hợp về: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.

 - Mức độ vận dụng kiến thức đó khi làm bài.

2. Kĩ năng.

 - Trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

3. Thái độ

 - Bồi dưỡng học sinh yêu văn học, tích cực học tập bộ môn.

 - Có thái độ học tập đúng đắn và có hướng phấn đấu trong học kì II.

II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên: Chấm, chữa bài.

 2. Học sinh: Ôn tập nội dung kiến thức đã học.

III. Tiến trình tổ chức dạy học.

1. Ổn định tổ chức( 1')

2. Kiểm tra. Kết hợp khi chữa bài

 

doc151 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I - NTV, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lão đánh cá và con cá vàng". 
* Hoạt động 2. Đọc - tìm hiểu chú thích 
- GV hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràng, lời mụ vợ đọc giọng cao, nanh nọc, nhịp nhanh. Giọng ông lão hạ thấp, cam chịu. Giọng cá vàng chậm, nhẹ.
- GV đọc mẫu một đoạn
- HS nhận xét giọng đọc
- GV nhận xét, sửa giọng đọc cho học sinh.
- HS đọc chú thích * SGK- GV giới thiệu thêm về tác giả.
- GV lưu ý học sinh một số chú thích 2, 5, 10,11.
* Hoạt động 3. Tìm hiểu văn bản
- CH: Truyện bắt đầu bằng sự việc gì?
(Ông lão đánh cá được con cá vàng)
- CH: Cách bắt được cá vàng có gì khác thường không? đó là gì?
(Ba lần chăng lưới)
- CH: Con số ba lần có phải là chủ ý của tác giả không?
(Con só 3 là sự lặp lại có chủ ý, thường có trong truyện dân gian)
- CH: Theo em đó là ý gì?
(Báo trước điều kì lạ)
- CH: Vậy điều kì lạ đó là gì?
(Con cá cất tiếng van xin)
- CH: Trước lời van xin của con cá vàng ông lão đã làm gì?
(Thả cá vàng và nhận lời hứa của cá vàng)
- CH: NV ông lão được giới thiệu ntn?
- CH: Trong truyện kể mấy lần ông lão ra biển tìm cá vàng? ( 5 lần)
- GV: Việc lặp lại ông lão ra biển gọi cá vàng là sự lặp lại có chủ ý, thường có trong truyện cổ tích
- CH: Truyện có lặp lại nguyên xi không?
(Lặp lại có thay đổi, tăng tiến)
 - CH: Tác dụng của biện pháp lặp?
(+ Tạo tình huống, gây hồi hộp
+ Mỗi lần lặp lại, chi tiết mới lại xuất hiện
+ Qua mỗi lần lặp lại, tính cách nhân vật và chủ đề của truyện được tô đậm)
- CH: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển lại thay đổi nh thế nào? Vì sao? ( Gợn sóng êm ả, biển đã nổi sóng, nổi sóng dữ dội, nổi sóng mù mịt, nổi sóng ầm ầm)
- CH: Thái độ của biển có sự lặp lại không? (có)
- CH: Đó có phải là sự lặp lại đơn thuần không?
(Lặp lại tăng tiến)
- CH: Theo em, thái độ của biển tượng trưng cho ai?
(Thái độ phản ứng của nhân dân trước thói xấu)
- CH: Qua cách cư sử với chồng, em thấy mụ vợ là người đàn bà như thế nào?
( Tham lam, bội bạc, thô bỉ, tàn nhẫn )
- CH; Thói xấu nào nổi bật hơn cả?
( Tham lam, bội bạc )
- CH; Sự tham lam của mụ vợ được biểu hiện như thế nào? ( Đòi máng mới, nhà đẹp, đòi làm nhất phẩm phu nhân, đòi thành nữ hoàng, đòi thành long vương.)
- CH: Những lần đòi hỏi ấy khác nhau như thế nào?
- CH: Theo em nếu lần đòi hỏi thứ năm được đáp ứng thì mụ đã dừng ở đó chưa? Vì sao?
- CH: Sự bội bạc thể hiện như thế nào?
( Mắng chồng -> Quát to hơn -> Mắng như tát nước vào mặt -> Nổi trận lôi đình, tát -> Nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt -> Bắt cá vàng hầu hạ)
- CH; Truyện kết thúc như thế nào?
( Trở lại cảnh ban đầu )
- HS quan sát tranh
- CH: Em cảm nhận được điều gì qua bức tranh này?
- CH: Theo em, để mụ vợ trở lại cuộc sống như xưa có phải là trừng phạt không? Vì sao?
( Sự trừng phạt đích đáng )
- CH: Truyện lên án điều gì, ca ngợi điều gì?
- CH: Qua truyện, em rút ra bài học gì?
- CH: Truyện có nét đặc sắc nghệ thuật nào?
- HS đọc ghi nhớ SGK - 96.
* Hoạt động 4. Hướng dẫn luyện tập
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
 - Gọi HS nêu ý kiến
 ( Đặt tên: “Mụ vợ ông lão và” là có cơ sở vì: Mụ vợ là nhân vật chính. ý nghĩa chính của truyện là phê phán, nêu bài học cho những kẻ tham lam, bội bạc như nhân vật mụ vợ )
- GV nêu ý nghĩa sâu sắc của tên truyện do A. Pu-skin đặt.
(1')
(12')
(16')
(5')
I. Đọc - hiểu chú thích
1. Đọc 
2. Chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nội dung:
*Ông lão: Ngư dân nghèo, làm ăn lương thiện, nhân hậu.
- Biển: Tượng trưng cho thái độ rành rẽ của nhân dân trước lòng tham giàu sang và quyền lực.
* Mụ vợ: Tham lam vô độ, thực dụng, ích kỉ.
-> Bất nghĩa, bội bạc.
=> Truyện lên án thói tham lam, bội bạc, ca ngợi lòng tốt, lòng biết ơn đối với người nhân hậu.
- Khuyên răn mọi người: Hãy coi chừng lòng tham vì lòng tham có thể biến con người thành bạc ác, nhất định sẽ bị trừng phạt.
2. Nghệ thuật:
- Truyện sử dụng nghệ thuật lặp tăng tiến, sự đối lập giữa các nhân vật, các yếu tố tưởng tượng 
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Bài tập 1 (T. 97)
4. Củng cố( 3 ph)
- Biện pháp nghệ thuật đặc sắc của truyện ? 
- HS đọc phần đọc thêm sgk Tr 97
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
- Học bài
- Đọc diễn cảm truyện, kể tóm tắt.
- Chuẩn bị bài : Thứ tự kể trong văn tự sự
Tiết 36 
Thứ tự kể trong văn tự sự.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
 Giúp HS:
- Thấy trong tự sự có thể kể “xuôi” có thể kể “ngược” tùy theo nhu cầu thể hiện.
- Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “xuôi” và kể “ngược”, biết được muốn kể ngược phải có điều kiện. 
2. Kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng kể chuyện, viết văn tự sự theo trình tự.
3. Thái độ: 
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào kể chuyện.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Giáo án, SGK.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1') 
2. Kiểm tra (5')
* CH: Có mấy ngôi kể trong văn tự sự ? Hãy nêu vai trò của các ngôi kể ?
* ĐA: HS trả lời mục ghi nhớ SGK - 89.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động1. Giới thiệu bài 
- Để làm tốt bài văn kể chuyện, người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể và sử dụng tốt lời kể mà còn phải chọn thứ tự kể cho phù hợp. Vậy thứ tự kể là gì, chúng ta đi tìm hiểu trong nội dung bài hôm nay.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự:
- CH: Hãy tóm tắt sự việc chính trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng? 
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận: 
(- Giới thiệu hoàn cảnh gia đình ông lão đánh cá
- Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng
- Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần.)
- CH: Các sự việc ấy được trình bày theo thứ tự nào ?
( Thứ tự kể từ thấp -> cao, là sự gia tăng lòng tham của mụ vợ -> bị trả giá)
- CH: Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
- CH: Nếu không kể theo thứ tự ấy thì ý nghĩa của truyện có được nổi bật không?
( Không nổi bật )
- CH: Kể chuyện như văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng là kể theo trình tự thời gian, vậy em hiểu thế nào là kể theo trình tự thời gian ?
( kể các sự việc liên tiếp nhau, việc gì sảy ra trước kể trước, việc gì sảy ra sau kể sau )
- CH: Vậy em thấy kể theo trình tự thời gian có ưu điểm, nhược điểm gì ?
GV: Các sự việc trong truyện được trình bày theo trình tự thời gian ( thứ tự tự nhiên). Đó là đặc điểm của truyện cổ dân gian, chỉ có một cốt truyện. Cách kể theo trình tự thời gian rất hợp vì nó làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi,nhưng cũng dễ đơn điệu, nhàm tẻ.)
- HS đọc đoạn văn
- CH: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy ?
- CH: Các sự việc trong đoạn văn này có được trình bày theo trình tự thời gian như văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng không ?
- CH: Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn diễn ra như thế nào?
( Ngỗ mồ côi cha mẹ -> hư hỏng -> chêu chọc, lừa mọi người -> mất lòng tin -> bị chó dại cắn thật thì không ai đến cứu -> phải băng bó tiêm thuốc trừ dại )
- CH: Bài văn đã kể theo thứ tự nào?
- CH: Kể theo thứ tự này nhằm nhấn mạnh điều gì?
( Gây ấn tượng cho người đọc về một bài học nhớ đời: Nói dối hại thân.)
- CH: Cách kể này gọi là kể "ngược", em hiểu thế nào là kể ngược ?
- CH: Theo em phải có điều kiện nào mới có thể thực hiện được cách kể"ngược" ?
GV: Muốn kể ngược phải có trí liên tưởng, tưởng tượng các sự việc đã từng sảy ra để bổ sung vào câu chuyện kể. 
 - CH: Cách kể ngược có ưu, nhược điểm gì ?
 ( Nhược điểm: làm người đọc khó theo rõi, có thể trùng lặp.)
- CH: Qua tìm hiểu các văn bản trên, em có nhận xét gì về thứ tự kể trong văn tự sự ?
 - HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3. Bài tập củng cố kiến thức:
GV đọc yêu cầu bài tập
* Hoạt động nhóm.
- GV chia lớp làm 2 dãy- Mỗi dãy suy nghĩ làm một ý.
- GV gọi đại diện HS lên bảng làm bài tập
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, kết luận
 a- A
 b- D 
(1')
(25')
(8')
5'
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
1. Tóm tắt sự việc trong truyện: "Ông lão đánh cá và con cá vàng"
- Trình bày theo trình tự thời gian, mức độ tăng dần.
-> tố cáo và phê phán lòng tham của mụ vợ
- Kể theo trình tự thời gian: các sự việc liên tiếp nhau, việc gì sảy ra trước kể trước, việc gì sảy ra sau kể sau.
-> làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi, tăng cường kịch tính của truyện.
2. Đọan văn: SGK Tr 97
- Thứ tự kể: từ hậu quả xấu rồi ngược lên nguyên nhân
- Kể "ngược" : Kể kết quả hoặc sự việc hiện tại trước, sau đó mới kể bổ sung hoặc kể các sự việc đã sảy ra trước đó. 
-> Nổi bật ý nghĩa của một bài học
-> làm cho sự việc phong phú, trình bày sự việc được khách quan. 
* Ghi nhớ: SGK - 98.
II. Bài tập:
 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
a. Truyện " Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" được kể theo trình tự:
A. Thời gian tuần tự, tự nhiên.
B. Thời gian đảo ngược.
C. Thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
D. Thời gian đan xen giữa hiện tại và tương lai.
b. Dòng nào không nói lên đặc điểm việc kể chuyện theo thứ tự tự nhiên ?
A. Kể theo trình tự thời gian tự nhiên.
B. Việc gì sảy ra trước kể trước.
C. Việc gì sảy ra sau kể sau.
D. Sự việc nào nhớ thì kể trước, không nhớ thì kể sau.
4. Củng cố( 3 ph)
- Trong văn tự sự có thể kể theo những thứ tự nào?
- Sự khác biệt giữa kể xuôi và kể ngược?
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK
- Vận dụng kiến thức kể theo thứ tự ngược làm bài tập 1 SGK Tr 98-99
- Vận dụng kiến thức kể theo trình tự thời gian làm bài tập 2 SGK Tr 99 
Tiết 37 + 38
Viết bài tập làm văn số 2 - văn kể chuyện.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
 - Vận dụng kiến thức đã học để kể một câu chuyện theo thứ tự.
 - Thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
2. Kĩ năng: 
 - Kĩ năng kể rõ ràng, mạch lạc và hấp dẫn.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức độc lập suy nghĩ trong khi làm bài.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Đề, đáp án, biểu điểm. 
 2. Học sinh: Vở viết bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1') 
2. Kiểm tra ( 84')
I. Đề bài: Hãy kể diễn cảm chuyện cổ tích Trung Quốc "Cây bút thần." 
II. Dàn bài: 
Mở bài: 
Giới thiệu chung về nhân vật M L - tài giỏi . 
Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện: 
M L say mê học vẽ

File đính kèm:

  • docVAN 6 Ki I-NTV.doc